Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / “Không gian tự do bị khép kín” : Phúc trình mới của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tố giác những quyền tự do cơ bản bị truy diệt tại Việt Nam

“Không gian tự do bị khép kín” : Phúc trình mới của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tố giác những quyền tự do cơ bản bị truy diệt tại Việt Nam

Download PDF

 

Bấm vào đây để hạ tải Phúc trình Shrinking Spaces (PDF)

PARIS, 28-2-2018 (UBBVQLNVN) – Bản Phúc trình mới của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có tên “Không gian tự do bị khép kín : Định giá Nhân quyền tại Việt Nam giữa chu kỳ thứ 2 của cuộc kiểm điểm LHQ Thường kỳ Toàn Thế giới (UPR)” là tài liệu do Ủy ban thu tập về những cuộc đàn áp thô bạo nhất trong mấy năm qua đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, các bloggers và các tín đồ tôn giáo tại Việt Nam. Qua 36 trang tài liệu, Phúc trình cho thấy sự gia tăng bắt bớ, giam giữ và kết án tuỳ tiện, công an bạo hành người biểu tình ôn hoà, cư xử côn đồ nơi tạm giam, gia tăng án tử hình, và tăng cường nền “pháp trị” – thông qua nền pháp lý hạn chế không gian hoạt động của các xã hội dân sự và tội-phạm-hoá các hành xử nhân quyền cơ bản.

Mỗi 4 năm, các quốc gia thành viên LHQ phải đến phúc trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ về tình trạng nhân quyền nước mình quy chiếu theo các Cộng ước Nhân quyền quốc tế mà mỗi quốc gia thành viên cam kết thực hiện khi tham gia ký kết, gọi là cuộc Kiểm điểm LHQ Thường kỳ Toàn Thế giới (UPR). Sau phần phúc trình quốc gia, các quốc gia thành viên thuộc các nước khác chất vấn và đưa lời khuyến cáo yêu sách Việt Nam phải thay đổi chính sách nhân quyền phù hợp theo tiêu chuẩn LHQ. Hai năm sau cuộc Kiểm điểm UPR, Việt Nam phải làm phúc trình gửi lên Hội đồng Nhân quyền LHQ báo cáo đã thực hiện đến đâu, như thế nào, các khuyến cáo đưa ra trong kỳ Kiểm điểm UPR.

Bản Phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hôm nay y cứ vào tổng số 227 khuyến cáo mà Việt Nam nhận được tại cuộc Kiểm điểm UPR năm 2014 của các quốc gia trong thế giới yêu sách thực hiện việc bảo đảm nhân quyền tại nước mình. Đồng thời cũng y cứ vào Phúc trình Nửa định kỳ mà Việt Nam gửi tới Hội đồng Nhân quyền LHQ hồi tháng 2 năm 2017, theo đó, Việt Nam xác nhận “129 trên số 182 khuyến cáo đã thực hiện thành công” (1).

Bản Phúc trình hôm nay của Ủy ban được phát hành bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp và Việt vào lúc các cuộc bắt bớ và kết án nặng nề những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam gia tăng khủng khiếp. Chỉ riêng từ ngày 23 tháng giêng năm 2018 trở đi đã có ít nhất 16 nhà hoạt động xã hội dân sự bị kết án tổng cộng 95 năm tù rưởi thông qua các phiên xử mang chủ yếu chính trị. Ngày 1 và 6 tháng 2 năm 2018, Bác sĩ Y khoa Hồ Văn Hải, 54 tuổi, bị kết án 4 năm tù giam vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước” và nhà hoạt động Công đoàn Hoàng Đức Bình (34 tuổi) bị kết án 14 năm tù giam, cả hai người đều tố cáo công ty Formosa gây ra thảm nạn sinh thái trên biển. 10 tín đồ Phật giáo Hoà Giảo cũng nhận những án tù từ 2 đến 12 năm tù giam (trường hợp ông Vương Văn Thả) trong hai tháng giêng và hai năm nay. Nhiều tù nhân khác cũng bị giam giữ trong những điều kiện bất nhân – như blogger Mẹ Nấm, sức khoẻ suy kiệt, bị chuyển sang một trại giam cách xa 1000 cây số với quê quán hồi tháng 2 vừa qua nhưng chẳng thông báo cho gia đình.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nhận xét rằng “Tình trạng Nhân quyền vốn đã quá tồi tệ nay càng tồi tệ hơn sau cuộc Kiểm điểm LHQ Thường kỳ Toàn Thế giới (UPR). Chính quyền không ngừng tuyên bố tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế, nhưng trong thực tế, Việt Nam truy diệt  thô bạo và có hệ thống các quyền cơ bản con người và khép kín các không gian hoạt động của xã hội dân sự”.

Phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam định giá nhân quyền được mong mỏi thực hiện tại Việt Nam nhìn theo viễn tượng của cuộc Kiểm điểm UPR vào tháng giêng năm tới, 2019. Theo cuộc Kiểm điểm UPR vừa qua năm 2014, Việt Nam nhận được 227 khuyến cáo thực hiện nhân quyền trong hoàn cảnh tồi tệ, Việt Nam báo cáo đến LHQ rằng họ đã thực hiện 129 khuyến cáo “một cách thành công”. Sự thật không như thế, như cuộc phân tích của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cho thấy, Việt Nam làm ngược lại mọi điều họ công bố với hàng tá lạm dụng nhân quyền leo thang, khiến các xã hội dân sự phải đối diện với bao đe doạ chưa từng thấy trước đây.

Phúc trình “Không gian tự do bị khép kín” minh chứng sự kiện đàn áp không là thành quả của những lạm dụng và bạo hành thực hiện ở cấp địa phương, mà đến từ một chính sách có cân nhắc và được cấp cao Đảng Cộng sản và Nhà nước quyết định. Theo “Quy định 102” ban hành tháng 11 năm 2017, thì những đảng viên nào nhắc nhở việc phân chia quyền lực, dân chủ đa nguyên, hay xã hội dân sự độc lập, sẽ bị khai trừ tức khắc. Trong số 66 luật mới và 3 Nghị định mà Việt Nam thông qua trong 2 năm 2014-2016, hầu như đa số hạn chế việc thực hiện nhân quyền, kể cả những luật trọng yếu như Bộ Luật Hình sự sửa đổi, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Luật Báo chí sửa đổi, Luật Tiếp cận Thông tin, với hàng loạt nghị định hành chính về biểu tình, tôn giáo, hay thuộc các lĩnh vực khác.

Về Bộ Luật Hình sự sửa đổi, trái với những lời hứa hẹn trịnh trọng với cộng đồng thế giới khuyến cáo tại cuộc Kiểm điểm UPR, Việt Nam không hề thay đổi định nghĩa mơ hồ trong chương “an ninh quốc gia”, ví dụ như các điều luật 79, 88, hay 258 thường được sử dụng để bắt giam giới bất đồng chính kiến hay tôn giáo. Trái lại còn có thêm một điều luật mới trong chương “an ninh quốc gia” (Điều 133 về “khủng bố chống Nhà nước” sẽ lãnh án tử hình. Điều thay đổi duy nhất trong Bộ Luật Hình sự sửa đổi là xê dịch số điều gây cảm tưởng như có đổi mới, nhưng tội trạng thì y nguyên – Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã thực hiện bản Phụ lục cho thấy các điều luật cũ đổi sang số mới nhưng chẳng thay đổi nội dung trong chương “An ninh quốc gia” theo khuyến cáo tại kỳ Kiểm điểm UPR năm 2014, và có hiệu lực kể từ  ngày 1 tháng giêng 2018.

Trong thực tế, khái niệm “xâm phạm an ninh quốc gia” là cột sống của chính sách và thực tiễn nhằm truy diệt giới bất đồng chính kiến chính trị hay tôn giáo. Những trường hợp nổi bật như nhà bất đồng chính kiến Phật giáo Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Ngà, Nguyễn Văn Đài, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Hổ Văn Hải, v.v… Phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đặc biệt quan tâm việc sử dụng bạo hành, do nhà cầm quyền thuê bọn côn đồ hành hung, tạo nên không khí sợ hãi cốt gây nản chí các nhà hoạt động tham gia công cuộc chung hoặc bảo vệ quyền của họ hay quyền người khác.

Bản Phúc trình của Uỷ ban dành hẳn một chương về sự kiện nhà cầm quyền tấn công tự do Internet mà bàn tay quân đội và công an là mũi nhọn trấn áp. Cơ cấu chỉ đạo là Cục An Ninh Mạng bí số A68 của Bộ Công an, hay  Lực lượng 47 thuộc Bộ Quốc phòng với số lượng 10 nghìn Dư Luận viên tác chiến trên không gian mạng. Nhiều Trang nhà bị tin tặc hay DDoS (2) tấn công trong tháng 11 năm 2017. Tháng 5 năm 2017, Trung Tướng Nguyễn Danh Cộng, Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Công an cho biết Bộ “đã thành công khoá chặt hàng nghìn trang nhà và blogs đăng tải những nội dung sai trái, phản động” (3). Việt Nam đã bắt chước khuôn mẫu của Trung quốc thực hiện từ những năm 2004. Trung quốc gọi là “người bình luận trên mạng” nhưng nhân dân Trung quốc ghét bọn viết thuê chửi mướn này, nên gọi chúng là “Đảng viên 50 xu”. Vì thuở ấy Bắc Kinh trả 5 hào cho một lời bình luận của Dư luận viên chống giới bất đồng chính kiến. Ngày nay, công tác chống phá các mạng truyền thông xã hội còn tân tiến hơn với việc sử dụng “bots” (kỹ thuật lan truyền siêu tốc độ tìm kiếm dữ liệu đánh phá, gửi tin tặc hàng nghìn / triệu lần phá câm máy vi tính, hay tung bài viết mạo tin (Fake news) theo luận điệu của nhà nước độc tài). Bản báo cáo năm 2017 của tổ chức Freedom House “Tự do trên Net” cho biết Việt Nam là một trong 30 quốc gia trên thế giới trả tiền lương cho Dư Luận viên bình luận chính trị và sử dụng “bots” tấn công các nhà hoạt động và đi trước trong lịch đánh phá dân chủ. Báo cáo viết “những tác dụng kỹ thuật lan truyền siêu tốc độ chống giới hoạt động dân chủ và xã hội dân sự mang sức tàn phá kinh khiếp (4).”

Bộ Công an đã chuẩn bị Dự thảo Luật An Ninh Mạng trình Quốc hội thảo luận, mang nhiều giới hạn nghiêm trọng cho Tự do Internet tại Việt Nam. Dự thảo đã tham khảo Bộ Công an để có nhiều quyền lực rộng rãi về việc quản lý an ninh mạng, kiểm soát “nội dung cấm đoán” và “các hoạt động chống đối chính quyền” cũng như giám sát các hoạt động an ninh mạng của các dịch vụ cung cấp viễn thông và Intenet, như Facebook, Google, Skype hay Viber phải tích trữ các dữ liệu tại Việt Nam. Những ai tung “tin bịa đặt hay thông tin phỉ báng” trên mạng xã hội sẽ bị phạt tiền lên tới 50 triệu đồng VN (tiền lương trung bình một năm tại Việt Nam) theo các điều luật mới. Nhà cầm quyền cũng đã gây áp lực Google (Youtube) và Facebook ngăn chặn các “nội dung độc hại”. Khoảng 4500 videos Youtube bị cho là “vu cáo và phỉ báng lãnh đạo Việt Nam” gần đây đã bị rút xuống.

 

——————-
(1) « Phát triển mới trong Luật pháp Quốc gia về Nhân quyền và Cập nhật các thực hiện cho chu kỳ kiểm điểm lần 2 UPR được Việt Nam chấp nhận », 29 tháng 3 năm 2017, A/HCR/27/38.

(2) DDoS – Chữ viết tắt của “a Distributed denial-of-service” (Dịch vụ phân phối tin phủ quyết) tấn công liên  tục trên trực tuyến, được biết dưới danh từ botnet, sử dụng ồ ạt tin mạo bắn vào các trang nhà hay trang mạng làm tê liệt máy  vi tính người sử dụng

(3) “Bộ Công an phá huỷ 123 băng cướp tội phạm nguy hiểm trong tháng 5”, VTC News, 18.5 2017

(4) Michael J. Abramowitz, Chủ tịch tổ chức Freedom House. Xem 2017 Báo cáo về “Freedom on the Net”

 

 

This post is also available in: English French

Check Also

Các nhà bảo vệ môi trường và nhân quyền ở Việt Nam đón Ngày Quốc tế Nhân quyền trong tù ngục

PARIS, ngày 10 tháng 12 năm 2023 (VCHR) – Ủy Ban Bảo vệ Quyền làm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *