Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin PTTPGQT / Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, gửi Thư cảm tạ đồng bào các giới có lời phân ưu Đức đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang viên tịch (Danh sách bổ sung) – Báo chí, truyền thông quốc tế nói về sự viên tịch của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, gửi Thư cảm tạ đồng bào các giới có lời phân ưu Đức đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang viên tịch (Danh sách bổ sung) – Báo chí, truyền thông quốc tế nói về sự viên tịch của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang

Download PDF

PARIS, ngày 8.8.2008 (PTTPGQT) – Tin Đức Tăng thống Thích Huyền Quang viên tịch cùng Tang lễ của Ngài do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) và Môn đồ Hiếu quyến tổ chức tại Tu viện Nguyên Thiều gây xúc động thế giới và được các hãng thông tấn, báo chí và đài quốc tế loan tải, bình luận thành sự kiện lớn của Phật giáo Việt Nam.

Nếu Đại lễ Phật Đản LHQ 2008 do nhà cầm quyền Cộng sản đăng cai tổ chức tại Hà Nội tháng 5 vừa qua không hề được truyền thông, báo chí quốc tế nhắc tới một dòng, thì ngược lại tháng bảy vừa qua, cái chết của bậc Cao tăng đang thánh hóa cái sống của GHPGVNTN giữa trái tim nhân loại qua hàng trăm bài viết, bài bình luận, bài đọc trên đài phát thanh khắp năm châu.

Vì số lượng bài quá nhiều, chúng tôi xin tạm trích bốn bài viết tiêu biểu : bài xã luận trên nhật báo Phố Wall của Hoa Kỳ (The Wall Street Journal) có ấn bản 2 triệu số mỗi ngày ; bài đăng trên Thời báo Los Angeles (Los Angeles Times) cũng có ấn bản 2 triệu số mỗi ngày, bản tin Pháp tấn xã AFP và Anh tấn xã Reuters là những bản tin cung cấp cho hàng trăm nghìn nhật báo trên khắp năm châu, và bài xã luận trên đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA được xem như quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ. Các bài này do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản tiếng Anh :

The Wall Street Journal
Đời và Thời đại Thích Huyền Quang

Võ Văn Ái – 14.7.2008

Đức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thích Huyền Quang, 87 tuổi, viên tịch tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, Việt Nam, ngày 5.7. Một trong những vị lãnh đạo tinh thần được kính ngưỡng nhất và kính yêu nhất, Ngài là người đề xướng tự do tôn giáo và nhân quyền trong một đất nước mà hai nhu cầu này chưa hề được đáp ứng. Cuộc đời và cái chết của Ngài biểu trưng cho sự phá sản tinh thần của chế độ Cộng sản Việt Nam.

Vì không ngừng gọi kêu chống đối bạo quyền dưới mọi hình thức, nên nhà tù, lưu đày trên chính quê hương mình hay những cuộc quản chế qua bao chế độ chính trị đã chiếm hết quá nửa đời Ngài. Cùng chung cảnh ngộ với Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo thứ hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Ngài bị lưu đày về nơi quê quán năm 1982 và bị giam cầm tại vùng xa hẻo lánh suốt 26 năm chỉ vì Ngài không chấp nhận cho Đảng Cộng sản kiểm soát Phật giáo.

Sau bao năm tù đày và cách ly Ngài lúc sinh tiền, thì nay chính quyền Hà Nội lại muốn dùng cái chết của Ngài gây lợi thế chính trị khi họ giành giật việc tổ chức lễ tang cho Giáo hội Phật giáo Nhà nước. Trong lúc đó thì các cơ quan truyền thông, báo chí do Nhà nước chỉ đạo mở chiến dịch cay độc vu cáo người có thể sẽ kế vị Ngài, là Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nhà nước vu cáo Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng với « một số phần tử quá khích đội lốt tu hành » với « âm mưu đen tối » và « mưu tính lợi dụng » biến tang lễ thành cuộc « chống đối chính quyền ». Nhưng Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã tố cáo mạnh mẽ manh tâm can thiệp của chính quyền, và cuối cùng Hòa thượng đã dẫn đạo tang lễ Đức cố Tăng thống hôm thứ sáu 11.7 dưới sự bảo trợ của giáo hội bị cấm đoán là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng bảy này, Việt Nam đang ngày càng phải tìm cách sắm vai trên sân khấu toàn cầu. Trong thực tại, ngôn ngữ truyền thông hung hãn của nhà nước trái chống dữ dội với các lời tuyên bố thực dụng của giới lãnh đạo Việt Nam đang tán dương phẩm chất của chủ nghĩa tư bản và những cải cách theo nền kinh tế thị trường tự do. Ba mươi năm sau cuộc chiến tranh Việt Nam, vẫn chưa có các đảng đối lập, vẫn chưa có tự do báo chí, vẫn chưa có công đoàn độc lập, và các xã hội dân sự vẫn chưa được hình thành tại Việt Nam. Tất cả các tôn giáo độc lập đều bị cấm đoán, nhân quyền và dân chủ còn là điều cấm kỵ.

Trước sự trống vắng chính trị này, các phong trào tôn giáo tại Việt Nam – đặc biệt là Phật giáo với truyền thống dấn thân hoạt động xã hội với số lượng hai phần ba Phật giáo đồ trong dân số 84 triệu người – đang đóng vai trò chìa khóa nói lên những yêu sách của nhân dân và thúc đẩy cho tự do cá thể và các quyền tự do cơ bản. Tôn giáo đang đại biểu cho tiếng nói chân thật của xã hội dân sự tại Việt Nam. Đây là điểm then chốt của cuộc tranh chấp trong thực tế giữa chính quyền với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là giáo hội bị cấm đoán. Đức Tăng thống Thích Huyền Quang đã yêu sách, cũng như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đang yêu sách, không những cho tự do tôn giáo mà còn là sự tôn trọng những nhân quyền cơ bản và tự do, dân chủ cho toàn khối dân Việt.

Bất chấp sự đe dọa của chính quyền, kể cả nguy cơ bị bắt bớ, ít nhất đã có mười nghìn Tăng, Ni, Phật tử tham dự lễ tang Đức Tăng thống Thích Huyền Quang tại Bình Định nói lên lòng kính yêu với vị lãnh đạo tối cao. Tác bạch trước kim quan Đức Tăng thống tại Tu viện Nguyên Thiều hôm thứ sáu, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trang trọng phát nguyện rằng :

« Giờ đây, Ngài đã ra đi vĩnh viễn, cuộc vận động phục hoạt Giáo hội chưa được trọn vẹn. Chúng con, toàn thể Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước, nguyện sẽ tiếp tục đi theo con đường Ngài đã vạch, mặc dù còn rất nhiều chông gai chờ đón phía trước. Chúng con quyết tâm điều hành Phật sự Giáo hội theo phương hướng của Hội đồng Lưỡng Viện đã hoạch định cho đến khi Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được tự do hoạt động thực sự như thời kỳ trước năm 1975, để hoàn thành chí nguyện của Ngài ! ».

Ông Võ Văn Ái là Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
AFP - Agence France Presse - http://www.afp.com

Thích Huyền Quang, Nhà lãnh đạo ly khai của Phật giáo Việt Nam

Bản tin Pháp tấn xã AFP đánh đi từ Hà Nội ngày 5.7.2008

Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, nhà lãnh đạo ôn hòa của giới bất đồng chính kiến Phật giáo dưới chính thể Cộng sản Việt Nam thời hậu chiến, vừa viên tịch ở tuổi 87 hôm thứ bảy, sau nhiều thập niên bị lưu đày theo tin của những người hậu thuẫn Ngài cho biết.

Ngài là Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) là giáo hội bị cấm đoán từ thập niên 1980 sau khi chống lại sự kiểm soát của Giáo hội Phật giáo Nhà nước.

Ngài từng hoạt động mạnh mẽ trong phong trào hòa bình tại miền Nam Việt Nam trước khi Saigon thất thủ – và năm 1982 bị tống xuất về miền Trung, xa khỏi ngôi chùa trụ xứ của Ngài ở thành phố Hồ Chí Minh tức Saigon cũ.

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, có trụ sở ở Paris, cho biết Ngài viên tịch vì các chứng bệnh ở tim, phổi và thận, và gọi Ngài là « người quyết tâm chống đối bạo quyền dưới mọi hình thức ».

Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, thế danh Lê Đình Nhàn, sinh ngày 19.9.1920 tại Bình Định, xuất gia năm 12 tuổi. Năm 1945, Ngài tham gia kháng chiến chống chế độ Pháp thuộc nhưng lại bị các nhà cách mạng Việt Minh bắt năm 1951 vì không chịu để cho Cộng sản kiểm soát Phật giáo và bị cấm cố cho đến năm 1954, theo tin của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế.

Vào thập niên 1960, Ngài chống đối chính quyền miền Nam đối xử tồi tệ với Phật giáo. Chính quyền này do ông Ngô Đình Diệm theo đạo Công giáo làm Tổng thống và được Hoa Kỳ ủng hộ. Ngài bị tù nhiều tháng vào năm 1963. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời cuối năm 1963 và Ngài giữ chức Tổng Thư ký.

Sau chiến tranh, chính quyền mới của cộng sản đàn áp GHPGVNTN và các tôn giáo khác, cùng thời kỳ chính quyền này thống nhất đất nước.

Tháng 3 năm 1977, Ngài kê rõ 85 trường hợp Nhà nước đàn áp GHPGVNTN trong một bức thư gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chiếu theo bản tiểu sử do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cung cấp. Ngài bị bắt vài tháng sau đó tại chùa Ấn Quang ở thành phố Hồ Chí Minh và bị biệt giam.

Tháng 12 năm 1978, Ngài bị kết án 2 năm tù treo vì tội « phá hoại khối đoàn kết dân tộc, tuyên truyền chống phá Cách mạng và lợi dụng tôn giáo làm mất an ninh trật tự ». Vì GHPGVNTN từ khước gia nhập Giáo hội Phật giáo Nhà nước, Ngài bị bắt lại vào năm 1982 và lưu đày về miền Trung, nơi Ngài bị quản chế cho đến cuối đời.

Mặc dù những khó khăn như thế, Ngài được trao quyền lãnh đạo tối cao GHPGVNTN vào năm 1992. Năm sau, Ngài ra bản Tuyên cáo đề nghị một tiến trình Dân chủ và Nhân quyền, không những kêu gọi cho tự do tôn giáo mà còn kêu gọi bầu cử tự do và thiết lập một thể chế đa đảng.

Năm 1998, nhiều Giải Nobel Hòa bình kể cả Đức Dalai Lama kêu gọi trả tự do cho Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Bị lâm trọng bệnh, đầu năm 2003 Ngài được đưa ra một bệnh viện ở Hà Nội giải phẫu khối u dưới mắt, nhiều nhà ngoại giao Liên hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đến viếng thăm Ngài. Vào tháng tư năm ấy, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Ngài, « lần đầu tiên một tù nhân chính trị được một Thủ tướng chính quyền Cộng sản tiếp kiến » theo Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris nhận xét.

Thế nhưng vào tháng 10 năm 2003, Ngài bị quản chế trở lại tại Tu viện Nguyên Thiều, nơi sinh quán Bình Định của Ngài và cách ly với hàng giáo phẩm GHPGVNTN.

« Sự kiện này làm cho tôi từ ngờ vực đi đến thất vọng », Ngài viết như vậy trong thư gửi chính quyền Việt Nam để tố cáo « một chính sách bất bình đẳng tôn giáo bất di bất dịch của Đảng và Nhà Nước đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ».

Cuối năm ngoái, Ngài khước từ lời mời đến Hà Nội tham dự Đại hội toàn quốc của Giáo hội Phật giáo Nhà nước và tham dự Đại lễ Phật Đản LHQ do Nhà nước Việt Nam đăng cai tổ chưc tháng 5 vừa qua.

Los Angeles Times

Tăng thống Thích Huyền Quang, 87 tuổi,
lãnh đạo Giáo hội Phật giáo bị cấm đoán

theo tin Mỹ liên xã AP – 6.7.2008

Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Tăng thống giáo hội bị cấm đoán, là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), bị quản chế trên hai thập niên qua, vừa viên tịch hôm thứ bảy sau nhiều tháng lâm trọng bệnh. Năm nay Ngài 87 tuổi.

Nhà lãnh đạo GHPGVNTN qua đời vì nhiều bộ phận trong cơ thể phát bệnh, sau một ngày xuất viện đưa về Tu viện Nguyên Thiều theo lời yêu cầu của Ngài, bà Penelope Faulkner thuộc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris, phát ngôn cho giới bất đồng chính kiến của Giáo hội.

Là người đề xướng kiên cường cho tự do tôn giáo và nhân quyền, Ngài bị quản chế lâu năm tại Tu viện Nguyên Thiều ở phía nam tỉnh Bình Định.

« Đức Tăng thống Thích Huyền Quang là người mở đường [cho nhân quyền và dân chủ], đây là lý do vì sao nhà cầm quyền Việt Nam cách ly Ngài, gạt ngài khỏi các cuộc hoạt động. Nhưng Ngài vẫn bền bỉ đấu tranh cho đến giây phút cuối cùng », bà Faulkner nói.

Người lãnh đạo số hai của Giáo hội, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã bức phá sự quản chế tại Thiền viện ở Saigon ra chăm sóc Ngài cạnh giường bệnh, bà Faulkner thông báo. Bà cũng cho biết là Hòa thượng Thích Quảng Độ tổ chức lễ cầu siêu sau khi Ngài viên tịch và điều hành việc tang lễ vào cuối tuần này.

Truyền thông, báo chí của Nhà nước trong những ngày qua vu cáo Hòa thuợng Thích Quảng Độ, người được đề cử Giải Nobel Hòa bình năm nay, cùng hàng giáo phẩm của Giáo hội bị cấm đoán, muốn lợi dụng tang lễ Đức Tăng thống « cho những âm mưu chính trị riêng tư ».

GHPGVNTN bị cấm đoán từ năm 1981 khi khước từ gia nhập Giáo hội Phật giáo Nhà nước. Nhưng nhiều năm sau đó Ngài được suy tôn Tăng thống.

Chính quyền Cộng sản Việt Nam chỉ cho phép một nhúm tổ chức tôn giáo được sinh hoạt tín ngưỡng và đặt ngoài vòng pháp luật các tôn giáo khác.

Dù nhiều năm tranh chấp với chính quyền, nhưng đã có dấu hiệu tan băng qua cuộc giao tiếp năm 2003, khi cuộc hội kiến vô tiền khoáng hậu với Thủ tướng Phan Văn Khải xẩy ra ở Hà Nội. Nhưng sáu tháng sau đó, chính quyền lại mở cuộc đàn áp ngay sau khi GHPGVNTN họp đại hội để bình chọn nhân sự lãnh đạo Giáo hội. Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ bị bắt và chính quyền tố cáo hai ngài lưu trữ tài liệu bí mật quốc gia.

Từ đó, hai nhà lãnh đạo bị cách ly tại hai tu viện của hai ngài, những người hậu thuẫn Giáo hội cho biết như thế.

Thế danh Ngài là Lê Đình Nhàn sinh năm 1920, xuất gia đầu Phật năm 12 tuổi.

Voice of America
400
Xã luận phát trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA phản ảnh lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ  :

Chính trị và cái Chết tại Việt Nam

phát thanh ngày 14.7.2008

Mặc dù quan hệ được gia tăng tại Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ vẫn đặt trọng tâm trên lĩnh vực nhân quyền tại đất nước này, nên thúc đẩy vai trò phát biểu công khai ngày càng minh định và cùng lúc ghi nhận những nỗ lực của chính quyền Việt Nam nhằm phát triển các quyền tự do cá thể. Đã có những bước tiến. Ví dụ như gần đây, Việt Nam xét lại bộ luật hình sự cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và gia tăng tự do báo chí qua việc cho phép mở các văn phòng truyền thông báo chí quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc gặp gỡ vừa qua tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng thống George Bush đã chúc mừng công trình này cùa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, sự gia tăng nhân quyền của Việt Nam chưa đầy đủ. Việc này lại được nhìn thấy qua sự hiện diện trầm trọng của công an tại tang lễ của nhà lãnh đạo tôn giáo trọng yếu, cho thấy chính quyền lo sợ biến cố này có thể phát động thành cuộc phản kháng để hậu thuẫn một người mà khi sống bị quản chế vì dám thuyết giảng và thực hành chính kiến cùng tín ngưỡng tâm linh.

Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), viên tịch hôm 5.7 tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định. Nhà hoạt động ôn hòa chống chính quyền thực dân Pháp và cuộc tranh chấp Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ngài tiếp tục con đường này cho nhân quyền và tự do tôn giáo sau khi chiến tranh chấm dứt. Chính quyền Việt Nam cấm GHPGVNTN hoạt động vì Giáo hội này không chịu gia nhập Giáo hội Phật giáo Nhà nước. Do hoạt động cho mục tiêu này Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang bị lưu đày, quản chế hay tù tội suốt ba thập niên.

GHPGVNTN dự tính tổ chức tang lễ bình thường cho ngài, để tôn vinh bậc Cao tăng lãnh đạo qua bao thập niên. Đông đảo chư Tăng – thuộc GHPGVNTN mà cũng có sự hiện diện của chư Tăng thuộc Giáo hội Nhà nước – sẽ tham dự. Theo tin ban đầu cho biết thì chính quyền muốn cấm GHPGVNTN tổ chức và giành quyền lễ tang cho nhà nước. Nhưng qua các tuyên bố trên truyền thông báo chí do nhà nước kiểm soát lại cho thấy rằng GHPGVNTN sẽ cử hành tang lễ, nhưng với lời cảnh cáo rằng chính quyền tôn trọng ý nguyện tổ chức lễ tang của Phật giáo đồ thuộc Giáo hội của ngài Thích Huyền Quang, nhưng không được biến tang lễ thành một biến cố chính trị.

Mọi can thiệp vào cuộc tang lễ sẽ là dấu hiệu cho thấy Việt Nam thối bước, thay vì tiến lên trên lĩnh vực thiết yếu cho nhân quyền.

Reuter
Anh tấn xã Reuters, 6.7.2008 :
Vị Tăng thống bất đồng chính kiến của Phật giáo Việt Nam viên tịch

Hà Nội, 6.7.2008 (Reuters) – Vị Tăng thống của Phật giáo Việt Nam từng đấu tranh ôn hòa chống các chính quyền trước đây và nay chống Đảng Cộng sản vì đảng muốn kiểm soát tôn giáo, vừa viên tịch hôm thứ bảy nơi tu viện của ngài vào tuổi 87, theo tin loan của tổ chức.

Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Tăng thống của giáo hội bị cấm là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), viên tịch tại Tu viện Nguyên Thiều ở phía nam Trung phần tỉnh Bình Định, là nơi ngài bị quản chế nhiều năm dài.

Từ cuối tháng 5, ngài được đưa vào phòng cấp cứu chữa trị các chứng bệnh tim, phổi và thận, rồi hôm thứ bảy đưa ngài trở về Tu viện, theo thông cáo báo chí của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris cho biết.

Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, cũng bị quản chế tại một Thiền viện ở thành phố Hồ Chí Minh, tức Saigon cũ, đã có mặt bên giường bệnh, theo tin Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế.

Tang lễ sẽ được cử hành tại Tu viện Nguyên Thiều vào ngày thứ sáu tới.

“Vì quyết tâm không thỏa hiệp, Ngài đã phải trả giá đắt, là quá nửa đời người chịu cảnh tù tội, lưu đày, quản chế qua nhiều chế độ”, bản thông cáo báo chí cho biết.

Đức Tăng thống sinh ngày 19.9.1920 tại Bình Định, thế danh Lê Đình Nhàn. Suốt đời ngài đã chống lại chính quyền thuộc địa Pháp, chính quyền miền Nam được Hoa Kỳ hậu thuẫn thập niên 1960, cũng như chính quyền Cộng sản thống nhất đất nước vào năm 1975, một chính quyền giám sát mọi tôn giáo.

Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang bị bắt tại Saigon năm 1982 vỉ chống đối nhà nước thiết lập một Giáo hội Nhà nước và cấm đoán GHPGVNTN hoạt động.

Theo bản thông cáo báo chí, Phật giáo thống nhất từ dưới thời Đinh vào năm 986. Phật giáo chống mọi sự giám sát tôn giáo của nhà nước. Thông cáo cũng cho biết trước khi Việt Nam bị chia cắt theo Hiệp định Genève năm 1954, các hệ phái Phật giáo ba miền Bắc, Trung, Nam, đã thống nhất tổ chức vào năm 1951.

Sau khi bị bắt năm 1982, Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang bị đưa về phía nam Trung phần ở tỉnh Quảng Ngãi và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ về sinh quán tỉnh Thái Bình.

Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang nắm quyền lãnh đạo Giáo hội năm 1992 theo Di chúc của Đức Tăng thống Thích Đôn Hậu, nguyên Viện chủ chùa Linh Mụ, thành phố Huế.

Người phát ngôn của GHPGVNTN nói rằng “dù những sách nhiễu, kiểm soát và đe dọa liên tục” Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang không ngừng kêu gọi cho nhân quyền và cải cách chính trị. Ngài đã kêu gọi bỏ Điều 4 trên Hiến pháp về sự quản lý (độc tôn) của Đảng Cộng sản.

Danh sách Cảm tạ thư Phân ưu bổ sung :

Trong bản Thông cáo báo chí phát hành hôm 6.8 vừa qua chúng tôi đã đăng Thư Cảm Tạ của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi đến quý vị Nhân sĩ, Lãnh đạo Tôn giáo, Đại diện các Đoàn thể, Đảng phái và Đồng bào các giới có Thư Phân ưu Giáo hội sau khi Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang viên tịch. Nhưng chúng tôi vừa phát hiện trong khi đánh máy lại danh sách chư vị có lời phân ưu gửi về địa chỉ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, chúng tôi đã để sót một danh sách nhận được đợt đầu. Mặc dù tất cả các bản danh sách nhận được từ ngày 5.7, chúng tôi đã chuyển trình tức khắc lên Hòa thượng Thích Quảng Độ trong thời gian ngài ở Tu viện Nguyên Thiều lo việc Tang lễ.

Chúng tôi xin chư liệt Vị niệm tình tha thứ cho sự thiếu sót khó tha này. Bản danh sách đăng lại lần thứ hai hôm nay bổ túc sự thiếu sót ấy. Tuy nhiên, chúng tôi không dám nói chúng tôi hết lỗi lầm. Vì vậy, mong mỏi được quý liệt Vị khoan hồng cho biết những thiếu sót khác, đương nhiên ngoài ý muốn của chúng tôi, để chúng tôi hoàn tất hồ sơ lưu trữ của Giáo hội. Kính thâm tạ.

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN HÓA ÐẠO

Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. Sài Gòn


Phật lịch 2551
Số : 15/VHĐ/TB/VT
THƯ CẢM TẠ
Kính gửi quý vị Nhân sĩ, Lãnh đạo Tôn giáo, Đại diện các Đoàn thể, Đảng phái và Đồng bào các giới có Thư Phân ưu sau khi Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang viên tịch

Kính thưa liệt quý Vị,

Thời gian qua, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có chuyển về Viện chúng tôi những Thư Phân ưu mà quý vị Nhân sĩ, Lãnh đạo Tôn giáo, Đại diện các Đoàn thể và Đồng bào các giới ngỏ lời chia buồn Giáo hội chúng tôi sau khi Đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang viên tịch.

Chúng tôi chân thành tri ân liệt quý Vị quan tâm nhớ tưởng. Chúng tôi hiểu rằng ngoài sự chia buồn trước mất mát lớn của Giáo hội chúng tôi, liệt quý Vị còn muốn chia sẻ mối quan tâm đối với ước vọng của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang trước hiện tình đất nước, con người Việt và đời sống tâm linh của dân tộc đang bị uy hiếp. Một ước vọng đã biến thành hành động qua suốt cuộc đời Ngài, rõ nhất là 33 năm qua, mà giờ đây Giáo hội chúng tôi có bổn phận kế thừa thực hiện để báo đền công đức của Ngài.

Nhân danh Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo và Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi xin gửi lời cảm tạ đến quý liệt vị đã có lời phân ưu. Lẽ ra thư cảm tạ phải gửi sớm hơn. Nhưng vì tôi vừa về lại Saigon sau mấy tuần lễ lo tang lễ cùng Phật sự của Giáo hội. Kính mong quý vị thông cảm.

Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 6.8.2008
TM. Hội đồng Lưỡing Viện GHPGVNTN
Viện trưởng Viện Hóa Đạo,
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Thành kính cám ơn chư liệt Vị có Thư Phân ưu (danh sách đánh theo thứ tự thời gian nhận được) :

Mairead Maguire, Nobel Peace Laureate – Nina Shea, Director Center for Religious Freedom & US Commission on International Religious Freedom- Phramaha Sawai Chotiko – David Griffiths, Christian Solidarity Worldwide – Bảo Thắng – Mục sư Nguyễn Công Chính, Hiệp Hội Thông Công Tin Lành các Dân tộc Việt Nam – Nhà văn Hoàng Tiến – Hiền Tài Nguyễn Thanh Liêm, Ban Bảo vệ Tín ngưỡng Đạo Cao Đài – Thay mặt Việt Hưng Hợp Đoàn, Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, Luật Sư Lê Trọng Quát – Hong Hai – Trần Minh Tâm – Trần Kim Vy / Đẹp Magazine – T/M Chi hội Phật tử Việt Nam Tị nạn tại Frankfurt và Vùng Phụ cận, Thiện Cao Huỳnh Cát Đằng – Cộng Đồng Việt Nam Hoa Kỳ : Nguyễn Bác Ái, CT/HĐCHTƯ/CĐVNHK, Nguyễn Văn Tần, CT/HĐĐBTƯ/CĐVNHK, BS Trương Ngọc Tích, CT/HĐGS/CĐVNHK – Mai Thái Lĩnh, Thay mặt Nhóm Thân hữu Đà Lạt – Cô Thanh Hà, đại diện Gia đình Cụ Hoàng Minh Chính và các con cháu – Trần Việt Hải, Doãn Quốc Sỹ, Trần Thanh Hiệp, Lê Hữu Mục, Nguyễn Thanh Liêm, Lưu Trung Khảo, Nguyễn Xuân Vinh, Tạ Xuân Thạc, Nguyễn Cao Can, Trần Hiến cùng tất cả hội viên và thân hữu Văn Đàn Đồng Tâm và Nhóm Liên Kết – Nguyên Trung – Nguyễn Đức, Thay mặt Chi Hội Phật tử Dallas – Fort Worth và vùng phụ cận – Ông Thái Hóa Tố và thành viên Ban Chấp hành Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Dallas, Texas – Ông Nguyễn Xuân Hùng và thành viên Ban Chấp hành Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Fort Worth, Texas – Ông Thái Hóa Lộc và thành viên Hiệp hội Truyền thông & Báo chí tại Dallas/Fort Worth, Texas – Trần Nam & Toàn Đảng viên Đảng Dân chủ Nhân dân – Đảng Dân Chủ VN Thế Kỷ XXI, Tổng Thư ký Trần Khuê – Thay mặt toàn thể Ban biên tập Tập san Tự Do Dân Chủ, Nhà Văn Hoàng Tiến, Chủ nhiệm Tập San – Đảng Thăng Tiến Việt Nam – Đảng Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng) – Ngọc Yến – Ts. Nguyễn Bá Long, Diễn Đàn Quốc tế của các Phong trào Dân chủ Việt Nam – Gia Đình Cán bộ Xây dựng Nông thôn, Bắc California, Hoa Kỳ – Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy Hải ngoại : Cư sĩ Nguyễn Văn Cội, Cư sĩ Lê Văn Bá, Cư sĩ Bùi Văn Nhân, Cư sĩ Nguyễn Tấn Đức, Cư sĩ Nguyễn Ngọc Sanh, Cư sĩ Mai Thúc Luân, Cư sĩ Nguyễn Châu, Bác sĩ Giang Diễm Thùy, Cư sĩ Hồ Văn Trọng, Cư sĩ Nguyễn Thị Kim, Cư sĩ Nguyễn Trần Minh Chiêu, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Giang, Cư sĩ Lê Đăng Bình, Cư sĩ Mai Văn Khoanh, Cư sĩ Tô Thành Hưởng, Cư sĩ Lê Ngọc Đặng, Cư sĩ Đào Văn La, Cư sĩ Trương Văn Đức, Cư sĩ Phan Văn Be – Phạm Văn Thanh, Đại Diện Tổ Chức VietnAmerica, Đại Diện Phong Trào Việt Nam Tự Do – Trương Nhân – Lê Công Dân – Toàn thể hội viên TMC (Hội Quán Âm Nhạc) – Nguyễn Quốc Khải, Chủ nhiệm / Chủ bút Vietnam Review, Chủ Tịch Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt-Nam (CPVW-USA) – Phật tử Lê Kim Toàn và Gia đình – Bảo Quốc Kiếm, Phạm hoài Việt, Nguyễn bá Long, Không Hoài, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Trần Nam Bình, Phạm Hoài Nam, Ngô Phủ, Mặc Hậu, Cao Hữu Thiện, Không Thanh, Không Thần, Không Hoài, Thiện Thanh, Việt Hải Trần, Phạm Thế Phương – ToaDo91767 – FreedomFighter – Lê Hiển Quốc, Đại Diện Hội Ðồng Quốc Dân Việt Nam – TM Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ-VACUSA, Mạc Hồng Quang, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung ương – Hương Trần – Thùy Trang – Lê Doãn Kim – Dze Tieu – Sarah Anne-Nguyen – Ngô Phủ – Nguyễn Tạ Quang – Thanh Tin – Ls. Hoàng Duy Hùng, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Phụ Cận – Tập thể Thanh Niên Cờ Vàng – Nguyễn Đạt Thịnh – Ngô Trọng Anh – Ban Điều hành lâm thời Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam : Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích – Nam Sơn Simon Nguyễn, Diển đàn Paltalk : TiếngNói TựDo Của NgườiDân ViệtNam, Canada – Quyen (PD Thanh Nghi) – Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền tại Việt Nam : Linh mục Têphanô Chân Tín, Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi – Trần Việt Nam, Dương Tiêu, Vung Gươm Trí Tuệ – Trúc Thanh, Liên Khuôn Phật Học Orange – Ban Điều hành Nước Việt : Tôn Thất Sơn, Trần Nam Bình – Các thành viên trong Ban Tổ Chức Lễ Vinh Danh nhị vị đại lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ ngày 18-5-2008 tại thành phố Houston, Texas : Các thành viên thuộc Uỷ Ban Bảo Vệ Chánh Pháp tại Hoa Kỳ, Nguyên Minh Trương Như Phùng, Nguyên Tú Lê Thị Nam, Chân Minh Trần Hiến, Nguyễn Văn Bé & Viên Hạnh, Bùi Lang & Bùi Thị Lê, Thiện Tòng Ðào Hữu Hạnh, Minh Hạnh Võ Văn Hiếu, Minh Hải Ngô Văn Thu, Tánh Hương Tôn Nữ Hoàng Hoa, Tuệ Tâm Nguyễn Khắc Anh Tâm, Giác Tấn Trương Minh Danh, Quảng Tâm Ðặng Tâm Hạnh, Hạnh Chân Ðỗ Chánh, Tâm Ðại Bi Bích Thuận, Diệu Quý Võ Kim Ngân, Minh Lạc Nguyễn Thọ, Hải Băng và gia đình, Văn Ðình & Mai Hoa, Nguyên Chánh Phạm Tấn Thất, Huệ Thông Trương Sỹ Lương, Phạm Thế Phương Take2Tango.com, Không Minh Trần Minh Tâm, An Như Trần Kim Vy – Phạm Ngọc Lân, Quản Mỹ Lan và gia đình – Mai Văn Toản – Lê Văn Thắng, Tây Úc – Thay Mặt Trung Ương Việt Nam Quốc Dân Đảng, Hoàng Tích Thông, Chủ Tịch Hội Đồng Pháp Quy, Lê Thành Nhân, Tổng Bí Thư, Hồ Văn Ánh, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát – Cộng đồng Việt Nam Thống hợp Gerogia : Chủ tịch Hội đồng Đại biểu, Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch Ban Chấp hành, Ngô Thanh Lâm – Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, Chủ Tịch Nguyễn Trung Châu – Hội Đồng Điều Hành Hải Ngọai Hội Ái Hữu Cựu TNCT & Tôn Danh Giáo VN, Chủ Tịch Phạm Trần Anh – Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH/VNHN, Hội Trưởng Nguyễn Tấn Đức – Liên Hội Người Việt Canada : BS Trần Đình Thắng, Ô. Ngô Văn Út & Tiến Sĩ Lê Duy Cấn – Hội Đồng Đại Biểu CĐVN tại Philadelphia, Nguyễn Đình Tòan, Chủ Tịch – Hội Đồng Điều Hành Hải Ngọai VNQDĐ : Nhà Thơ Vĩnh Liêm – Hội Ái Hữu và Đồng Hương Quảng Ngãi, Ô. Bà Hồ Anh Triết – Hội Cựu Học Sinh Chu Văn An, Hội Trưởng Cựu Thẩm Phán Lê Duy San – Chùa Long Vân, Orlando, Florida, Hội Trưởng Phạm Ngọc Cửu – Hội Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức, Sacramento, Đại Minh Mẫn thay mặt BCH – Hội Cư Sĩ Phật Tử Bắc Cali, Nguyễn Cao Can đại diện – Hội Quân-Cán-Chính Vùng Vịnh Oakland, Bùi Phước Ty đại diện – Hội Người Việt Thiện Nguyện, Bùi Minh Ngà, Hội Trưởng – Nhóm Yểm Trợ Dân Chủ Cho Việt Nam, Đại diện, Nguyễn Hồng Lĩnh – Hội Phật Học Oregon, Đại diện Nguyễn Nhớ, Tâm Thiệt và Nguyên Ngộ Nguyễn Văn Lãng -Tiến Sĩ Nguyễn Văn Canh – Lý Đại Nguyên – Cựu Đại Tá Hòang Đạo Thế Kiệt – Cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu – Cựu Đại Tá Nguyễn Huy Hùng – Cựu Đại Tá Trần Dõan Thường,pháp danh Nguyên Thiện – Đạo hữu Nguyễn Phương Mỹ, pháp danh Tâm Lễ – Ô. Bà Lê Phục Thủy – Ô. Bà Đỗ Như Điện – Ô. Bà Nguyễn Kim Phùng – Ô Bà Hùynh Công Ánh (Cựu CT/BCH Tổng Hội Cựu TNCT/VN, Cựu Phong Trào Trưởng Hưng Ca) – Ô. Nguyễn Anh Tuấn – GS Nguyễn Thùy (Pháp Quốc) – GS Nguyễn Sĩ Hưng – BS Nguyễn Tuấn Anh – GS Lê Đình Cai – Tiến Sĩ Phạm Tòan – Ô. Bà BS Phạm Đức Vượng – Ô. Bà Dược Sĩ Nguyễn Văn Thịnh – Nhà thơ Cung Trầm Tưởng – Nhà văn Duy Lam – Nhà thơ Diên Nghị – Nhà văn Nguyễn Chí Thiệp – Nhà văn Diệu Tần – Nhà văn Uyên Thao – Nhà thơ Dương Huệ Anh – Nhà văn Lê Nhật Thăng – Ô. Bà Song Nhị, Chủ Nhiệm/Chủ Bút Tạp chí Nguồn – Nhà văn Việt Dương – Nhà văn Nhật Thịnh và Khuê Dung (Báo Đất Đứng Sacramento, CA) – Nhà văn Trọng Đạt – Ô. Bà Phan Huy Thanh – Chủ Nhiệm Bán Nguyệt Báo Việt Báo (Houston) – Luật Sư Nguyễn Tường Bá – Ô. Bà Phạm Hữu Sơn – GS Lê Quốc Tấn và Bà Ngọc Dzõan, Cựu Chủ tịch CĐVN Tỵ Nạn tại San Francisco – Gia Đình Ô. Đỗ Hữu Long – Gia Đình Ô. Phạm Quang Hải – Ô. Bà Trần Việt Long – Ô. Lê Hữu Cước – Ô. Nguyễn Ngọc Sơn – Cựu Chủ Tịch Sáng Lập Hội Cựu TNCT Misouri – Ô. Bà Đào Văn Bình – Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ, Trung Úy QLVNCH Đào Minh Quân – Trần Kim Ẻm, Trưởng ban, Ủy ban Yểm trợ Công cuộc Đấu tranh Tự do Dân chủ tại Việt Nam, Tiểu bang Queensland, Úc – Hoàng Cơ Long, Thay mặt Ban Chỉ đạo Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng – Thanh Nguyen – Nguyễn Thành Long, Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo – Sơn Tùng, Văn Bút Việt Nam Hải ngoại – Linh mục Đỗ Lực – Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon – Dân biểu Bernie Ripoll, Úc châu – Thượng tọa Thích Viên Minh – N. Nguyen – Comité Suisse – Viet Nam : Chủ tịch, Thierry Oppikofer, Phó chủ tịch, Thụy Cơ Long – Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, Đại Diện Phong trào Quốc dân Đòi trả tên Saigon – Mathew Trần, Homebound Newsletter Netywork 1&2 // HNN – Hội Đồng Hoàng tộc Việt Nam : Hoàng Thân Kiến Hòa Nguyễn Phúc Bửu Chánh, Công Nương Phan Liên Phan Tộc, Hòa Thượng Thich Giác Minh, Hiền Tài Nguyễn Thanh Liêm, Linh mục Phạm Quang Thúy, Mục sư David Linh Hoàng, Nữ Hầu tước Nguyễn Phúc Đồng Thanh Ingalls, Hầu tước Dr. Nguyễn Phúc Đỗ Kim, Hầu tước Dr. Nguyễn Phúc Đại Phước MD, Hầu tước Dr. Võ Thanh Liêm, Nữ Hầu tước Dr. Trần Thị Mỹ Vân, Hầu tước Nguyễn Phúc Thanh Hiên, Hầu tước Nguyễn Phúc Minh Kiên, Hầu tước Nguyễn Phúc Can Linh, Hầu tước Professor Nguyễn Phúc Anh Tôn, Hầu tước Dr. Phạm Thế Nhân, Bá tước Hàn Lâm Nguyen Phu Thu, Hầu tước Professor Nguyen Phuc Minh Quang, Hầu tước Major General Dr. Nguyen Phuc Dong Vinh, Nữ Hầu tước Nguyen Phuc Dong An – Cộng đồng Việt Nam Tiểu bang Florida – Cộng đồng Việt Nam Pensacola – Cộng đồng Việt Nam Tampa Bay – Cộng đồng Việt Nam Nam Florida – Hội Người Việt Jacksonville và Phụ cận – Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa – Sinh viên Nguyễn Tiến Nam – Nhóm Thân hữu Tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ – Đỗ Hồng Quân, Đại diện Khối 1906 Yểm trợ Phong trào Dân chủ tại Việt Nam, Úc châu – Bảo Khanh, Đại diện Vietnam Sydney Radio và Khối 1706 Yểm trợ Phong trào Dân chủ tại Việt Nam, Úc châu – Ô. Lê Tấn Tài, Chánh trị sự Tộc Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh Houston và Vùng Phụ cận, Hoa Kỳ.

Trong khi đánh máy lại những Thư Phân ưu nhận được, nếu có sai và thiếu xin quý liệt Vị hoan hỉ thể tình, và xin cho biết để chúng tôi bổ sung Danh sách đầy đủ làm tài liệu cho Giáo hội. Thư từ xin gửi về Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế hầu tránh tình trạng thư gửi về trong nước bị kiểm duyệt hoặc thất lạc. Địa chỉ :

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế – B.P. 63 – 94472 Boissy Saint Léger cedex, France – E.mail : ubcv.ibib@buddhist.com

Check Also

Bài 1: Cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế trả lời chung về âm mưu phá hoại cuộc đấu tranh cho Nhân quyền và Tự do Tôn giáo của hai Dư Luận viên Thục Vũ — Ý Dân

  PARIS, ngày 9 tháng Giêng năm 2019 (PTTPGQT & VCHR) — Thời gian qua, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *