Lời giới thieu : Trong thông cáo báo chí ngày 24.7.2004, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đã thông tin sự kiện trọng đại xẩy ra tại LHQ ở Nữu Ước về việc Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ (Ecosoc) bác bỏ sự áp đặt của Hà Nội nhằm biến diễn đàn LHQ thành cơ quan thông tin một chiều và phản nhân quyền. Cuộc thắng lợi của tư trào dân chủ tại LHQ đã được công luận thế giới tán thưởng và hoan nghênh. Các hãng thông tấn, báo chí và truyền thông quốc tế đồng loạt loan tin rông rãi mấy ngày qua. Chúng tôi xin đăng tải dưới đây hai tài liệu điển hình : Phóng viên Ỷ Lan phỏng vấn ông Marco Perduca, người Ðại diện thường trực Ðảng Cấp tiến Liên quốc tại LHQ ở New York. Cuộc phỏng vấn đã được Ðài Á châu Tự do phát về Việt Nam trong chương trình 6 giờ 30 sáng (giờ Việt Nam) ngày thứ hai 26.7.2004, và một bản tin của AFP đánh đi từ Hà Nội ngày 25.7.2004 :
Phóng viên Ỷ Lan trình bày và phỏng vấn :
Trong cuộc họp khoáng đại tại trụ sở Nữu Ước, vào chiều thứ sáu 23 tháng 7, Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ (Ecosoc) đã bác bỏ lời đề nghị của nhà cầm quyền Hà Nội đình chỉ quy chế tham vấn tại LHQ của tổ chức Phi chính phủ có tên Ðảng Cấp tiến Liên quốc (Transnational Radical Party) trong thời hạn 3 năm, là thời hạn chế tài tối đa. Ðiều này có nghĩa là Ðảng Cấp tiến Liên quốc mất quyền phát biểu và tham dự các khóa họp của Ủy ban Nhân quyền LHQ tại Genève và Nữu Ước.
Lý do nại ra, là Ðảng Cấp tiến Liên quốc đã để cho ông Kok Ksor, Chủ tịch Sáng hội Người Thượng, tham dự phát biểu tại Ủy ban Nhân quyền LHQ ở Genève về tình trạng đàn áp ở Tây nguyên. Ðại sứ Lê Lương Minh, Trưởng phái đoàn Hà Nội tại LHQ tố cáo ông Kok Ksor là “phần tử khủng bố có những hành động ly khai” nhằm thành lập “Nhà nước Ðềga”. Sự giận dữ và chống đối Ðảng Cấp tiến Liên quốc và phong trào ông Kok Ksor thấy rõ qua các kênh truyền hình, truyền thanh và báo chí của Hà Nội, ngay sau cuộc nổi dậy của hàng ngàn người Thượng Tây nguyên hồi đầu tháng 4 vừa qua.
Nhất là tại LHQ ở Nữu ước, tại đây Phái đoàn Hà Nội mở cuộc vận động hành lang ráo riết và khẩn trương nhằm truất quyền hoạt động của Ðảng Cấp tiến Liên quốc, làm tiền đề cho việc hạn chế, nếu không nói là bóp chết, các tiếng nói phê phán những vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của các quốc gia độc tài không ưa thích những tổ chức Phi chính phủ tố cáo về nhân quyền, như Trung quốc, Cuba, Nga, Iran, Sudan, Pakistan, Côte d’Ivoire, Zimbabwe, v.v… Hà Nội đã thành công, hôm 21 tháng 5 vừa qua, trong cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban Phi chính phủ LHQ (gồm 19 thành viên) đình chỉ quy chế tham vấn của Ðảng Cấp tiến Liên quốc trong vòng 3 năm, với 9 phiếu thuận, 8 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Tuy nhiên, quyết định này chỉ có hiệu lực sau khi được Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ (gồm 54 thành viên) phê chuẩn.
Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ vừa họp khoáng đại trong hai ngày thứ năm và thứ sáu vừa qua để lấy quyết định phê chuẩn hay không cuộc cấm chỉ Ðảng Cấp tiến Liên quốc hoạt động tại LHQ trong vòng 3 năm tới. Lần này Hà Nội đã chuốc lấy thất bại, bởi vì 54 quốc gia thành viên trong Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ đã bác bỏ bằng hai loại phiếu chống và phiếu trắng. Ðể tìm hiểu quyết định của LHQ trong vụ này, chúng tôi làm cuộc phỏng vấn sau đây :
Ỷ Lan : Thưa ông Marco Perduca, là người đại diện thường trực của Ðảng Cấp tiến Liên quốc tại LHQ ở Nữu Ước, xin ông cho thính giả Ðài Á châu Tự do được biết quyết định của Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ về việc Hà Nội yêu cầu cấm Ðảng của ông hoạt động trong vòng 3 năm tới, và không khí cuộc họp vừa qua như thế nào ?
Marco Perduca : Lời đề nghị của Hà Nội đình chỉ Ðảng Cấp tiến Liên quốc hoạt động tại LHQ trong vòng 3 năm đã bị bác bỏ qua cuộc bỏ phiếu, mà thành quả là 22 phiếu chống Hà Nội, 20 phiếu thuận, 11 phiếu trắng và 1 thành viên vắng mặt. Thành quả này chấm dứt 2 năm tranh cãi, kể từ khi Việt Nam đâm đơn kiện Ðảng Cấp tiến Liên quốc, tố cáo chúng tôi hậu thuẫn những hành động khủng bố trên Tây nguyên, nhưng thực tế là, Ðảng Cấp tiến Liên quốc tận tâm hỗ trợ những nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi vừa trải qua một cuộc thảo luận dài, tuy gay go nhưng lý thú. Thay mặt 25 nước Liên Âu, Ðại sứ Hòa Lan tham gia tích cực trong cuộc thảo luận. Ðặc biệt ông chống lại lời đề nghị của Phái đoàn Hà Nội yêu cầu Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ phê chuẩn việc đình chỉ tức khắc quy chế tham vấn của Ðảng chúng tôi, mà không cần phải thông qua một cuộc bỏ phiếu.
Ðại sứ Sierra Leone phát biểu rằng : “Hồi con trẻ tôi mơ ước đến Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho công lý và tự do. Nhưng buồn thay hôm nay, tôi lại thấy Việt Nam tạo tác ra những bất công và tìm cách bóp họng những ai phát biểu để bênh vực cho những kẻ bị đàn áp. Tôi thất vọng quá”. Ông kêu gọi các thành viên trong Hội đồng, đặc biệt các quốc gia Châu Phi, đừng hậu thuẫn Hà Nội.
Ðến lượt ông Ðại sứ Việt Nam lên tiếng. Ông lập lại các luận điệu nói đi nói lại suốt hai năm rưởi qua, rồi ông trịch thượng trách cứ Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ trong việc điều hành cuộc thảo luận, và than phiền rằng 2 bức thư mà Việt Nam gửi đến toàn thể các thành viên trong Hội đồng không được phân phát hôm nay. Nhưng ông Chủ tịch Hội đồng đã giải thích cho Ðại sứ Lê Lương Minh hiểu rằng, các lời than phiền của Việt Nam không có cơ sở.
Sau đó, sự lên tiếng của Ðại sứ Ý đại lợi làm thay đổi không khí cuộc thảo luận. Bởi vì trước đó, cuộc thảo luận chỉ tập trung vào các quy chế thủ tục cũng như các quy tắc điều hành cuộc tham gia của những tổ chức Phi chính phủ. Trái lại, Ðại sứ Ý thì chủ yếu nhấn mạnh đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, hơn là nói đến trường hợp của Ðảng Cấp tiến Liên quốc. Ông chân nhận rằng Ðảng Cấp tiến Liên quốc chỉ đơn giản là một tổ chức từng lên tiếng phê bình chính quyền Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng, trước diễn đàn LHQ, mọi chính phủ đều phải biết lắng nghe các lời phê phán, chính quyền Việt Nam không thể đòi hỏi một ngoại lệ.
Ỷ Lan : Cuộc thảo luận nghe thật sinh động. Nhưng ông định nghĩa thế nào về sự phân hóa trong cuộc bỏ phiếu (22 chống, 20 thuận, 11 phiếu trắng) ? Nguyên nhân phân hóa đến từ sự cách ly giữa các nước Giàu – Nghèo, hay từ cách suy nghĩ giữa hai nền văn hóa Ðông Tây ?
Marco Perduca : Không hẳn như thế. Nếu tôi phải phân định một lằn ranh, thì lằn ranh này rất mờ ảo. Nó cũng không là nguyên cớ các nước dân chủ chống các nước phi dân chủ. Vì tiếc thay, như trường hợp Ấn Ðộ bỏ phiếu chống Ðảng chúng tôi, bắt phải đình chỉ hoạt động tại LHQ trong vòng 3 năm. Còn Nhật Bản và Nam Hàn thì bỏ phiếu trắng. Thật quá hiển nhiên, khi ba quốc gia dân chủ ở châu Á không ủng hộ chúng tôi – đâu đó đang hiện hữu một nan đề. Tôi thì nghĩ rằng, sự phân hóa đến từ những quốc gia không sợ đối đầu với những quốc gia khác trên những vấn đề cơ bản. Lời tuyên bố của Hoa Kỳ rất mạnh mẽ và có sức thuyết phục, không riêng trên phạm vi tổng quát chống lại sự tự do thái quá của các tổ chức Phi chính phủ, mà cũng còn chống cả chính sách vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Ðó là những dấu hiệu rất khích lệ.
Ỷ Lan : Hiển nhiên ông cho đây là thắng lợi của Ðảng Cấp tiến Liên quốc. Nhưng ông có nghĩ rằng đây cũng là dấu hiệu của một cuộc hậu thuẫn quốc tế ? Trong cuộc vận động phản công Hà Nội, ông có cảm được sự hỗ trợ này không ?
Marco Perduca : Rất nhiều, đặc biệt ở Âu châu. 25 quốc gia trong Liên Âu đã hợp đoàn trong một tiếng nói. Vì họ rất am hiểu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, nên họ đã đứng bên cạnh Ðảng Cấp tiến Liên quốc, cũng như luôn luôn đứng bên cạnh các Tổ chức nhân quyền Phi chính phủ trong việc tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng trước Ủy ban Nhân quyền LHQ ở Genève, và tìm cách lưu tâm thế giới về thảm trạng này. Chúng tôi biết rất rõ rằng, thông qua Sứ quán của Hội đồng Âu châu tại Hà Nội, nhiều nhà ngoại giao không ngừng hoạt động cho nhân quyền. Họ quá biết rõ về thảm trạng ấy và họ không ngừng ủng hộ chúng tôi. Cho nên tôi nghĩ rằng, quyết định vừa qua tại LHQ ở Nữu Ước mở ra một kỷ nguyên mới trong cuộc đối thoại có điều kiện với Việt Nam.
Ỷ Lan : Hà Nội đã khẩn trương và ráo riết vận động trong 2 năm rưởi qua để cấm Ðảng các ông hoạt động cho nhân quyền tại LHQ. Theo ông, vì sao Hà Nội lại hành động như thế ?
Marco Perduca : Ðây là một sự việc dài lâu giữa Ðảng chúng tôi trong cuộc đối đầu với Việt Nam. Khởi sự từ năm 1965… Nhưng nếu nhìn từ thời điểm chúng tôi có quy chế tham vấn tại LHQ, vào năm 1995, thì cuộc tranh chấp bắt đầu năm 2001, khi vị Tổng thư ký Ðảng chúng tôi, là Olivier Dupuis, cũng là Dân biểu Liên Âu, bị bắt và bị trục xuất khỏi Việt Nam, chỉ vì ông muốn đến tiếp kiến Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Gần đây, chúng tôi đã nêu lên sự kiện này tại LHQ, để phản bác luận cứ của Phái đoàn Hà Nội rêu rao là Việt Nam không có tranh chấp gì với Ðảng Cấp tiến Liên quốc, mà chỉ chống đối chúng tôi kể từ khi chúng tôi hậu thuẫn ông Kok Ksor, Chủ tịch Sáng hội Người Thượng. Tôi nghĩ rằng, tất cả các hoạt động dài lâu ấy làm cho Việt Nam khăng khăng, hung hãn một cách trịch thượng trong việc tìm cách loại trừ chúng tôi ra khỏi diễn đàn LHQ.
Ỷ Lan : Xin cám ơn ông Marco Perduca.
Chúng tôi cũng xin ông Võ Văn Ái một lời bình luận về cuộc biểu quyết của Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ hôm thứ sáu vừa qua. Ông là Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam kiêm Phó chủ tịch Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền. Ðặc biệt ông tham dự chặt chẽ các diễn biến vừa qua tại LHQ. Ông Ái tuyên bố như sau :
Võ Văn Ái : Ðây là lần thứ hai trong vòng một tuần lễ, công luận quốc tế cảnh cáo Nhà cầm quyền Việt Nam chớ tưởng rằng họ có thể thoát ly các trừng phạt, nếu không chịu chấm dứt tức khắc các vi phạm nhân quyền và bóp nghẹt những lời phê phán xây dựng. Hôm thứ hai, 19.7, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền 1587 nhằm chận đứng các nguồn viện trợ tài chánh trên các địa hạt không liên quan đến nhân đạo, như một biện pháp chế tài, khi các vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tiếp diễn tại Việt Nam. Và hôm nay đây, Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ lại bác bỏ âm mưu của Hà Nội nhằm khóa miệng các tiếng nói cho nhân quyền của các tổ chức Phi chính phủ tại diễn đàn LHQ. Tôi kêu gọi Nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt ngay các vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo, thể hiện cụ thể qua việc trả tự do tức khắc cho nhà ly khai Nguyễn Ðan Quế mà Hà Nội dự tính đưa ra xét xử vào ngày 29.7 sắp tới, cũng như trả tự do tức khắc cho Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, hai nhà lãnh đạo cao cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hiện bị giam giữ khắc khe và không lý do tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Ðịnh, và tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon, kể từ biến cố đàn áp quy mô tháng 10 năm ngoái. Hai nhà lãnh đạo nổi danh này đã trải qua trên 20 năm tù tội chỉ vì nói lên ngưỡng vọng ôn hòa của nhị vị đối với nhân quyền và dân chủ”.
Ỷ Lan, Phóng viên Ðài Á châu Tự do tại Paris
Bản tin AFP đánh đi từ Hà Nội ngày 25.7.2004 :
Vietnam-UN-rights – Rights group welcomes Vietnam’s failure to have NGO suspended from UN – AFP World News – Sunday 25 July 2004
HANOI, July 25 (AFP) – The Vietnam Committee on Human Rights has welcomed a vote by the UN Economic and Social Council to reject Vietnam’s bid to suspend the consultative status of an Italian non-governmental organization.
The 54-member council voted 22-20 on Friday in New York against the suspension of the Rome-based Transnational Radical Party (TRP), a former Italian political party that is now an umbrella organization for rights groups.
If it had been adopted, the TRP, which is headed by Emma Bonino, a former European commissioner and a current member of the European Parliament, would have been barred from the world body for a period of three years.
“This is the second time within one week that the international community has sent a strong signal to Vietnam that it cannot continue to abuse human rights and stifle its critics with impunity,” Vo Van Ai, president of the Paris-based Vietnam Committee on Human Rights said in a statement received Sunday.
On July 19, the US House of Representatives passed a bill restricting American aid to Vietnam unless it frees political and religious prisoners, and improves its overall “extremely poor” rights record.
The legislation still needs Senate approval.
Vietnam initiated the drive to suspend the TRP in April 2002, filing a complaint against it for accrediting Kok Ksor, president of the US-based Montagnard Foundation, to speak at the UN Human Rights Commission in Geneva.
The Vietnamese government accused Kok Ksor of being engaged in “terrorist and separatist activities” following his reports on the repression of ethnic minorities, who are known as Montagnards, in the Central Highlands.
Since then, Vietnam has waged an intensive vilification campaign in the state-controlled media and in international forums against Kok Ksor and the TRP, which has frequently called for the release of political and religious dissidents in the communist nation.
On May 21, with the support of countries such as China, Cuba, Russia, Iran, Sudan, Pakistan, the Ivory Coast and Zimbabwe, Vietnams initiative to have the TRP suspended was adopted with a one-vote majority by the 19-member UN NGO Committee, a subsidiary body of the UN Economic and Social Council.
Their decision, however, needed to be ratified by the full council to take effect.
Around 2,000 non-governmental organizations have consultative status with the UN Economic and Social Council, a position that enables them to lobby members about their various causes and concerns.
(Ỷ Lan tường trình từ Âu Châu)