PARIS, ngày 17.3.2011 (FIDH và QUÊ MẸ) – Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam ra bản Thông cáo chung tố cáo Hà Nội đã không chịu hợp tác với các Chuyên gia LHQ trong vấn đề điều tra tình hình các sắc tộc và tôn giáo. Bà Gay McDougall, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm vấn đề sắc tộc đến điều tra Việt Nam tháng 7.2010. Bà vừa công bố bản Phúc trình chuyến đi điều tra này trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève hôm 15.3 vừa qua. Qua bản phúc trình bà than phiền “nhiều trở ngại ngăn cản các cơ hội gặp gỡ trực tiếp khi thiếu mặt các viên chức chính quyền” (1).
Hôm 15.3.2011 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève qua cuộc đối thoại tương tác với các nhà Chuyên gia độc lập của LHQ, phái đoàn Việt Nam tuyên bố rằng chính quyền đã làm mọi sự để “bảo đảm cho các dân tộc ít người được vui thú hưởng các quyền con người”, như đã hứa hẹn trong kỳ Kiểm điểm Thường kỳ toàn diện (2). Tuy nhiên trong thực tế, chỉ là những ấn tượng rỗng tuếch và khoa trương vô căn cứ mà Việt Nam đem sử dụng trên trường quốc tế. Những lời tuyên bố thiếu thành thật và ngọt ngào mà Việt Nam đưa ra hôm 15.3 nhằm tránh giải thích vì sao Việt Nam bác bỏ hơn 40 khuyến nghị tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (năm 2009), kể cả những khuyến nghị về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp (3).
Việt Nam hay khoe khoang là đã “thăng tiến luật lệ và chính sách” trong các thập niên vừa qua, và “đặt ké hoạch cụ thể cho các chương trình quốc gia, đặc biệt thoa dịu sự nghèo đói, phát triển y tế cơ bản, giáo dục, vân vân…”. Khác với những điều khoe khoang này, một số không ít sắc luật, nghị định được thông qua nhằm giúp chính quyền hạn chế các quyền và các tự do cơ bản (4). Ngay cả một số điều luật, theo nguyên tắc nhằm bảo vệ cho nhân quyền, thì lại không được tôn trọng hay áp dụng bừa bãi trong thực tế. Cho nên, Chuyên gia độc lập của LHQ đã kết luận trong bản Phúc trình rằng mặc dù đã có “những điều luật chính thức và có giá trị hiến định, nhưng vẫn còn những điều luật đối với các dân tộc ít người gây bất lợi nghiêm trọng trong mọi khía cạnh của đời sống thường nhật” (5).
Đại diện Việt Nam nói với Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng các chính sách và luật lệ Việt Nam “bảo đảm tự do tôn giáo và tín ngưỡng”. Tuy nhiên mọi cộng đồng tôn giáo đều phải chịu sự kiểm soát và sự thừa nhận của nhà nước, các tôn giáo “không được thừa nhận” bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, bị chính quyền giải thể. Trường hợp Tăng thống Thích Quảng Độ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người bảo vệ cho nhân quyền, vẫn tiếp tục bị quản chế tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon mà chẳng biết tội gì.
Bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền nói : “Sự phi lý như thế giữa luật lệ và thực hành chẳng còn là điều mới lạ tại Việt Nam. Trong thực tế, nhà cầm quyền Việt Nam đã thất bại trong việc cho phép các Chuyên gia độc lập của LHQ tự do tiếp xúc với các dân tộc ít người hay các nhân vật tôn giáo là dấu hiệu quá đủ cho thấy khiếm khuyết tuyệt đối trong việc thăng tiến nhân quyền, và cộng đồng thế giới cần yêu sách Việt Nam phải giải thích về những lời hứa hẹn suông không hề được thực hiện”.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thì nói : “Gẩn ba thập niên trước đây, năm 1982, Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD)”, thế mà các cộng đồng dân tộc ít người và các cộng đồng tôn giáo vẫn tiếp tục chờ đợi sự áp dụng công ước, và hoàn toàn không được pháp luật bảo hộ. Trong thực tế, Việt Nam tham gia ký kết các công ước nhân quyền LHQ chỉ cốt che chắn sự phê bình của công luận quốc tế. Sau tấm mặt nạ ấy, chính quyền vẫn trơ tráo và tiếp tục bác bỏ các quyền và tự do cơ bản của người công dân”.
Liên lạc :
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam : Penelope Faulkner + 33 1 45 98 30 85
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) : Karine Appy + 33 1 43 55 14 12 / + 33 1 43 55 25 18
——————————————–
(1) xem tài liệu A/HRC/16/45/Add. 2, para. 5.
(2) xem Thông cáo báo chí LHQ Genève, “Council holds interactive dialogue with independent expert on minority issues and general debate on human rights bodies and mechanisms,” 15 March 2011.
(3) xem A/HRC/12/11.
(4) xem ở Chương 2 bản Phúc trình From Visions to Facts: Human Rights in Vietnam under its Chairmanship of ASEAN, FIDH and VCHR, September 2010. Vào xem ở Trang nhà Quê Mẹ
(5) xem A/HRC/16/45/Add. 2, para. 76.