Home / Diễn Đàn / Phát biểu của ông Võ Văn Ái trình bày bản Báo cáo phản biện trước Ủy ban Công ước Chống phân biệt chủng tộc tại LHQ ở Genève

Phát biểu của ông Võ Văn Ái trình bày bản Báo cáo phản biện trước Ủy ban Công ước Chống phân biệt chủng tộc tại LHQ ở Genève

Download PDF

 

Thưa ông Chủ tịch,

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, thành viên Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, lo lắng trước tình trạng vi phạm nghiêm trọng các quyền đối với dân tộc thiểu số và tôn giáo tại Việt Nam.

Tham gia ký kết Công ước Quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc từ 30 năm trước, Việt Nam chỉ đến phúc trình định kỳ bốn lần gọp chung một lần trong năm nay. Trong khi nạn phân biệt chủng tộc bùng nổ với những thách thức kinh tế, xã hội và chính trị, thế mà Việt Nam chỉ cho Ủy ban cơ hội khuyến cáo mỗi thập niên một lần.

Bản phúc trình của Việt Nam là một danh sách dài thòng các văn kiện được thông qua nhằm bảo đảm quyền dân tộc thiểu số. Hố chia cách giữa văn bản thông qua và những điều được áp dụng gây sự lo ngại : Số lượng luật pháp trên giấy tờ rất nhiều, nhưng không được thực thi. Chính sách của Đảng Cộng sản đã điều-kiện-hóa luật pháp khiến cho quyền các dân tộc thiểu số bị tiêu hủy.

Ví dụ, kế hoạch 5 năm được Đảng thông qua ở Gia Lai và trong các vùng khác có dân tộc thiểu số cư ngụ, dự kiến rằng — tôi xin trích — “xóa bỏ các tà đạo, xử lý kịp thời kiên quyết đối với các hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”. Cuộc tranh đấu dưới danh xưng chống phân biệt chủng tộc, trong thực tế, chỉ đem lại sự thanh toán đa văn hóa, tôn giáo và chính trị của nhân dân.

Việt Nam phải cải cách luật pháp để thực sự chống nạn phân biệt chủng tộc quy chiếu theo Công ước quốc tế về loại trừ các phân biệt chủng tộc ; như chuyên gia LHQ về Nhân quyền và Đói nghèo cùng cực đã khuyến cáo sau chuyến đi thăm Việt Nam : “Tham gia ký kết các công ước quốc tế chưa đủ : các tiêu chuẩn quốc tế cần phải được đưa vào luật pháp quốc gia”.

Việt Nam tuyên bố cấm phân biệt chủng tộc. Trái lại, bản Báo cáo của chúng tôi cho thấy các quyền kinh tế và chính trị của các dân tộc thiểu số và tôn giáo bị xâm phạm, như trưng dụng đất đai của tổ tiên, cưỡng bức di dân, đàn áp tôn giáo, bắt bớ tùy tiện, cưỡng bức mất tích…

Những định kiến qua từ ngữ “mọi” đối với các dân tộc thiểu số đã ăn sâu vào chính sách của chính quyền. Những chương trình giảm nghèo thường bao gồm cả những chiến dịch thanh toán văn hóa, tập tục truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo và những tập tục của các dân tộc thiểu số khiến cho họ thoái hóa so với người Kinh.

Nạn phân biệt cũng có gốc rễ trong chính trị. Tại nước Việt Nam độc đảng, không có báo chí tư nhân, không có công đoàn tự do, không có xã hội dân sự và không có nền tư pháp độc lập. Khi không có những biện pháp phòng vệ này, các dân tộc thiểu số không thể nào bảo vệ các quyền, mà còn đẩy họ vào hoàn cảnh tuyệt vọng, cho đến khi nào Đảng Cộng sản chịu chấp nhận một chính quyền hoàn hảo thực sự không kỳ thị.

Với công cuộc đổi mới kinh tế qua sự kiểm soát của chế độ độc Đảng, làm cho khoảng cách giữa người giàu với các dân tộc thiểu số và người Kinh ngày càng đào sâu một cách báo động. Năm 1990 dân tộc thiểu số có 18% người nghèo, ngày nay tăng thành 56%, tức 9 lần hơn người Kinh. Sự bất bình đẳng gay gắt này đến từ cơ chế Hộ khẩu, là nền tảng của mọi sự kỳ thị đối với các dân tộc thiểu số và tôn giáo, cần phải hủy bỏ tức khắc.
Thưa Ông Chủ tịch,

Kỳ thị tôn giáo là một chính sách có chủ tâm, dàn dựng từ cấp cao trong Đảng và Nhà nước. Những người Thiên chúa giáo Hmong và Thượng, những thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa Hảo, và Cao Đài, cũng như Phật giáo Khmer Krom là đối tượng cầm tù, tra tấn, quản chế tại gia, công an theo dõi, hăm dọa và sách nhiễu trong đời sống hằng ngày. Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thích Quảng Độ vẫn bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện sau gần ba mươi năm tù đày, lưu xứ chỉ vì ngài ôn hòa đòi hỏi tự do tôn giáo.

Việt Nam cần chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo, và trả tự do cho các tù nhân thuộc các dân tộc thiểu số và tôn giáo vì họ hành xử ôn hòa quyền được bảo đảm tại Điều 5 của Công ước Quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.

Cuối cùng, Việt Nam phải công nhận việc những nạn nhân bị phân biệt chủng tộc và tôn giáo gửi kháng thư đến Ủy ban Công ước Chống phân biệt chủng tộc của LHQ, quy định theo Điều 14 của Công ước, để các nạn nhân này có nơi cầu cứu hòng chống lại sự vi phạm các quyền của họ.

Xin cám ơn Ông Chủ tịch.

Võ Văn Ái

—————————————-
Xem Thông cáo báo chí của UBBVQLNVN (26/02/2012): Ủy ban Công ước Chống Phân biệt chủng tộc của LHQ khuyến nghị Việt Nam chấm dứt đàn áp các dân tộc thiểu số và tôn giáo – Ông Võ Văn Ái trình bày bản Báo cáo phản biện bản Phúc trình của Phái đoàn Hà Nội

Check Also

Bốn Phương Lên Tiếng:Sự Đào Tạo Một Sư Quốc Doanh

  Năm 2016 là kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *