Home / Diễn Đàn / Góp ý kiến / PTTPGQT : Sư Ông Thích Nhất Hạnh tán dương Giáo hội Phật giáo Nhà nước là sự tiếp nối, là đại diện xứng đáng cho truyền thống Phật giáo Việt Nam

PTTPGQT : Sư Ông Thích Nhất Hạnh tán dương Giáo hội Phật giáo Nhà nước là sự tiếp nối, là đại diện xứng đáng cho truyền thống Phật giáo Việt Nam

Download PDF

 


PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
BP 63 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France)
Tel.: Paris (1) 45 98 30 85<br />
Fax : Paris (1) 45 98 32 61<br />
E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com”><b>PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ</b><br />
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo<br />
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất<br />
E-mail : <a href=ubcv.ibib@buddhist.com

 

Mặc cho sự thật đã được nói lên trên trường quốc tế và tại nội địa Việt Nam 30 năm qua, qua phúc trình tại LHQ của hai Báo cáo viên Ðặc nhiệm LHQ về vấn đề bắt bớ trái phép, và đàn áp tôn giáo sau khi đi điều tra Việt Nam vào năm 1994 và 1998 ; rồi qua các Chính giới Âu Mỹ, Á. Úc, và các Quốc hội Hoa Kỳ và Châu Âu cũng như các Tổ chức Nhân quyền quốc tế không ngừng tố cáo. Tại nội địa, thì tiếng nói có uy quyền nhất về “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” tức Giáo hội Nhà nước, đó là ông Ðỗ Trung Hiếu, bí danh Mười Anh, được Bộ Chính trị Ðảng và Bộ Nội vụ giao phó vai trò Bà Mụ đỡ đẻ ra cái tổ chức Phật giáo năm 1981, mà sau này vì sám hối các lỗi lầm đối với Phật giáo, ông tiết lộ trong tập tài liệu “Thống nhất Phật giáo” viết năm 1994 rằng : “Nội dung đề án là biến hoàn toàn Phật giáo Việt Nam thành một hội đoàn quần chúng. Còn thấp hơn hội đoàn, vì chỉ có Tăng, Ni, không có Phật tử ; chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới, tên gọi là Hội Phật giáo Việt Nam (…) Nội dung hoạt động là lo việc cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội (…) Lấy chùa làm cơ sở chứ không phải lấy quần chúng Phật tử làm đơn vị của tổ chức Giáo hội”.

(…) “Thực sự đại biểu là giữa Phật giáo của ta và Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam đều là đại biểu dự Ðại hội, trong đó đại biểu của ta đa số. Chín tổ chức và hệ phái Phật giáo, Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một, còn lại tám với những danh nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều hoặc là ta hoặc là chịu sự lãnh đạo của Ðảng”.

(…) “Cuộc thống nhất Phật giáo lần này BÊN NGOÀI DO CÁC HÒA THƯỢNG GÁNH VÁC, NHƯNG BÊN TRONG BÀN TAY ÐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM XUYÊN SUỐT QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT ÐỂ NẮM VÀ BIẾN TƯỚNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRỞ THÀNH MỘT TỔ CHỨC BÙ NHÌN CỦA ÐẢNG”.

Thế nhưng, vì xa cách quê hương quá lâu ? vì vô tình ? vô cảm ? hoặc vì lý do chính trị cho bản thân ? Sư Ông Thích Nhất Hạnh, Giáo chủ Làng Mai, đã đánh mất Giáo hội mẫu thân của mình, là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, để tuyên dương và ca tụng Giáo hội làm công cụ chính trị cho Ðảng Cộng sản Việt Nam là Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong lời phát biểu tại buổi thăm viếng Chư Tôn Giáo phẩm Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Văn phòng II và Chư tôn Giáo phẩm Ban Phật giáo Quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 24.1.2005, lời tán thán vô song ấy đã được cất lên. Chúng tôi xin ghi lại nguyên văn lời Sư Ông Nhất Hạnh phát biểu ở đoạn ghi âm vào thời khắc 17:18/26:20 17:28/26:20 (phút:giây) trích từ Trang nhà Làng Mai :

“Kính thưa liệt vị hòa thượng, tôn đức,

“Phái đoàn chúng tôi gồm có khoảng 190 người xuất gia và tại gia, chúng tôi đại diện cho khoảng 30 quốc gia, nhưng mà tất cả chúng tôi đều hướng về Việt Nam, như là quê hương tâm linh của mình và được trông thấy quý vị hòa thượng, quý vị tôn đức và được tiếp xúc với quý vị hòa thượng và quý vị tôn đức cũng như là được tiếp xúc với lịch đại tổ sư của nền Phật giáo Việt Nam. Và cái hạnh phúc của chúng tôi là được đảnh lễ chư vị tôn đức, chư vị hòa thượng, tại vì chúng tôi biết rằng quý vị tôn đức, quý vị hòa thượng là sự tiếp nối, là đại diện xứng đáng cho truyền thống Phật giáo Việt Nam. Trong bao nhiêu năm qua, quý vị hòa thượng, quý vị tôn đức đã làm hết sức mình để bảo tồn để phát huy cái nền đạo đức dân tộc, và điều này chúng tôi biết là một công tác cơ bản để giữ cho xã hội Việt Nam, đất nước Việt Nam được vững mạnh, và chúng tôi trong giờ phút này ý thức được tất cả công đức lớn lao đó của tất cả chư vị tôn đức và hòa thượng” (PTTPGQT nhấn mạnh).

Lời phát biểu xẩy ra tại Trung tâm Quảng Ðức là trụ sở hoạt động của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh trước năm 1975. Vì vậy vị Giáo chủ Làng Mai mở rộng “tương tức” để nhắc tới người quá vãng. Nhắc tới Cố Hòa thượng nhưng kỳ thực là nhắc tới kỳ tích của Sư Ông đã được theo chân Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh hoạt động trong quá khứ. Ai không muốn được theo chân những bậc Cao tăng kỳ vĩ lớp đầu được đào luyện và xuất thân từ Trường Cao đẳng Phật học thuộc Hội An Nam Phật học ở Huế cuối thập niên 30 sang đầu thập niên 40 ?

Bắt sang làm họ là chuyện thường tình. Thế nhưng im lặng trước cái chết bi thảm của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh ngay trên đất Saigon mà Sư Ông đang đứng nói huyên thuyên, là một cái tội vô ân bội nghĩa với người tiền bối.

Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh đã bị Công an cộng sản Việt Nam tra tấn đến chết tại Trại X4 đường Nguyễn Trãi vào cuối năm 1978. Ðức Cố Ðệ Tam Tăng thống Thích Ðôn Hậu đã đặt vấn đề với Quốc hội yêu cầu làm sáng tỏ cái chết của Cố Hòa thượng. Trong các văn kiện năm 1993 gửi Nhà nước Việt Nam, Ðức Ðệ Tứ Tăng thống Thích Huyền Quang cũng yêu cầu minh bạch hóa cái chết oan ức trong tù của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh. Trong những văn kiện của Viện Hóa Ðạo gửi Nhà nước mấy năm qua, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, cũng yêu cầu làm sáng tỏ cái chết của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh.

Thế mà nay vào nơi trú xứ cũ của Cố Hòa thượng ở Saigon, là Trung tâm Quảng Dức, Sư Ông Thích Nhất Hạnh tuyệt đối giữ im lặng về cái chết bức tử và oan khuất dưới bàn tay tra tấn của Công an kia, tuy Sư Ông tiết lộ là “trong phòng tôi ở bên đạo tràng Mai Thôn, tôi còn cất một sâu chuỗi của HT Thiện Minh”. Lại còn điềm nhiên nói thêm “Tôi nghĩ rằng tình huynh đệ là quý nhất trong tất cả mọi cái. Có tình huynh đệ tức là chúng ta có tất cả, nếu không có tình huynh đệ thì không có cái gì thực sự có giá trị”.

Than ôi ! Dù không có tình huynh đệ (vì đã lãng quên một cái chết bất tử), thì Sư Ông cũng đã có tất cả mọi thứ rồi. Duy “giá trị” của mọi thứ đó mới là vấn đề.

> TCBC ngà 18.2.2005 – Hòa thượng Thích Quảng Ðộ tuyên bố : “Sự thật về việc Thiền sư Nhất Hạnh định đến thăm tôi”



Unicode


VNI


VPS


VIQR

Check Also

Cảm Nghĩ Về Lời Đề Nghị của HT Thích Quảng Độ

Những dư âm ngọt ngào của Tết Ất Dậu đã đi qua, mỗi người trong …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *