Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tại Hội nghị Diễn Đàn Quốc tế Tự do Tôn giáo Đài Loan, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam trình bày hiện trạng tồi tệ về Tự do tôn giáo ở Việt Nam

Tại Hội nghị Diễn Đàn Quốc tế Tự do Tôn giáo Đài Loan, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam trình bày hiện trạng tồi tệ về Tự do tôn giáo ở Việt Nam

Download PDF

PARIS, ngày 8 tháng 6 năm 2919 (VCHR) – Diễn Đàn Quốc tế Tự do Tôn giáo Đài Loan vừa mở Hội nghị từ ngày 29 tháng 5 đến mồng 1 tháng 6 vừa qua tại thị trấn Hsinchu, vùng phụ cận Đài Bắc.

Bà Thái Anh Văn, Tổng Thống Đài Loan chụp hình chung tại Hội nghị Diễn Đàn Quốc tế Tự do Tôn giáo Đài Loan
Bà Thái Anh Văn, Tổng Thống Đài Loan chụp hình chung tại Hội nghị Diễn Đàn Quốc tế Tự do Tôn giáo Đài Loan

Diễn Đàn quy tụ các vị lãnh đạo chính trị, chuyên gia tôn giáo cấp cao, đại biểu Quốc hội, cũng như một số xã hội dân sự đến từ 26 quốc gia. Chủ đề Hội nghị nhằm giải quyết thách thức đàn áp tôn giáo trong thế giới, đặc biệt tại Châu Á. Tổng thống Đài Loan, Bà Thái Anh Văn và Phó Tổng Thống hiện diện và phát biểu tại Hội nghị như một hậu thuẫn trọng yếu cho nhiệm vụ mới này. Đài Loan cũng đã công cử ông Pusin Tali vào chức vụ Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo của Chính phủ. Đây là lần đầu tiên một chính phủ tại Châu Á có chức vụ này.

Ông Võ Trần Nhật, Tổng Thư ký Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), được mời tham dự thuyết trình trước Hội nghị về hiện tình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Trong toàn cảnh tôn giáo bị kỳ thị và đàn áp, bất kể tôn giáo nào, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, v.v…, ông Nhật lưu ý Hội nghị đến trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), một giáo hội truyền thừa lịch sử, mà hàng giáo phẩm và thành viên Giáo hội bị đàn áp, khủng bố, sách nhiễu không ngừng suốt 44 năm qua. Vị lãnh đạo tối cao Giáo hội là Đức Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, sau 36 năm bị tù tội, lưu đày về quê quán, quản thúc tại chùa, vẫn còn bị bao vây, cấm cản quan  hệ với những người cộng sự thân tín của ngài, chỉ vì ngài lên tiếng đòi hỏi cho tự do tôn giáo, nhân quyền và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN.

Ông Võ Trần Nhật cũng lên tiếng đòi hỏi trả tự do cho các tù nhân vì lương thức và tù nhân chính trị, đặc biệt ông Phan Văn Thu (71 tuổi) hiện bị giam giữ tại trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai và Đoàn Đình Nam (67 tuổi) hiện bị giam giữ tại trại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Sức khoẻ cả hai vị bị suy kiệt trầm trọng vì điều kiện giam giữ cũng như y tế tồi tệ.

Ngày 4 tháng 2 năm 2013, ông Phan Văn Thu bị kết án tù chung thân vì “tội” “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” trong một phiên toà chung với 21 người đồng sự của ông. Tổng cộng họ nhận 295 năm tù giam và 105 năm quản chế sau đó. Ông Đoàn Đình Nam bị kết án 16 năm tù giam. Nhóm người này tạo dựng tại tỉnh Phú yên một công trường du lịch sinh thái theo mô thức một câu sấm truyền thế kỷ XVI. Họ hoạt động dưới danh xưng Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn” nhằm thúc đẩy ôn hoà đời sống bảo vệ sinh thái, tổ chức thuyết trình hay viết bài giải thích. Nhưng báo chí nhà nước lại đả kích họ “động viên quần chúng chống Đảng và Nhà nước” bằng cách “chọn phương pháp bất bạo động”.

Ông Võ Trần Nhật, Tổng thư ký VCHR, tham luận tại Hội nghị
Ông Võ Trần Nhật, Tổng thư ký VCHR, tham luận tại Hội nghị

Ông Võ Trần Nhật tố cáo chính sách tôn giáo của Việt Nam “xem tôn giáo như công cụ”. Ông đưa ví dụ Đại lễ Phật Đản LHQ tháng 5 vừa qua tại Việt Nam là minh hoạ hoàn hảo chính sách tôn giáo hai mặt của Nhà nước cộng sản. Một mặt nhằm tuyên truyền cho tổ chức Phật giáo Nhà nước, một mặt đàn áp, giải thể Giáo hội Phật giáo dân tộc là GHPGVNTN. Điều khôi hài là Đại lễ được tổ chức tại một ngôi chùa lớn vừa xây xong ở vùng Ba Sao khét tiếng. Một ngôi chùa được ca tụng lớn nhất thế giới, nhưng cũng là nơi có Trại tù kinh khiếp giam giữ đông đảo tù nhân vì lương thức và tù nhân chính trị mấy mươi năm qua. Đây cũng là nơi Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ từng bị giam giữ thập niên 90, ông Nhật nhận xét.

Năm nay, Đại lễ Phật Đản cũng là thời điểm gây tranh cãi, phẫn nộ trong quần chúng Phật tử Việt Nam trong cũng như ngoài nước, do.sự kiện Nhà sư Đại biểu Quốc hội Thích Thanh Quyết, người quan trọng thứ hai của Hội Phật giáo Nhà Nước – Hội Tăng già Phật giáo – làm lễ ra mắt bức tranh sơn mài khổ lớn “Đạo pháp và Dân tộc” tại Hà Nội, vẽ ông Hồ Chí Minh ngồi ngang hàng với Đức Phật. Sư Thanh Quyết giải thích và ca tụng “Bác Hồ và Phật tổ là hai vị cứu tinh Nhân loại” gây xáo động và phản ứng  từ giới trí thức tới bình dân và thông qua đông đảo Mạng xã hội trong nước tỏ lời chống đối cũng như thông qua nhiều Đài quốc tế.

Luật Tôn giáo Tín ngưỡng mới năm 2016 có hiệu lực từ ngày mồng 1 tháng giêng năm 2018 là một công cụ khác bảo vệ sự đàn áp tôn giáo. Luật chỉ công nhận chính thức các giáo hội và nhóm tôn giáo nào đăng ký và chấp  nhận chính trị hoá tôn giáo của nhà cầm quyền. Các tôn giáo không đăng ký, như trường hợp GHPGVNTN, bị rơi vào hoàn cảnh phi pháp lý, thường trực bị sách nhiễu, áp bức. Ông Võ Trần Nhật nhận định rằng “đăng ký” đúng ra chỉ là vấn đề tùy hỉ và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không thể bị lệ thuộc vào các quy định chính trị của Nhà nước. Như VCHR báo động trước đây, từ khi Luật mới Tôn giáo Tín ngưỡng có hiệu lực, các cuộc đàn áp gia tăng theo các sinh hoạt tôn giáo vốn được chấp nhận trước kia thì nay bị cấm đoán.

Két thúc Diễn Đàn Quốc tế Tự do Tôn giáo Đài Loan, Hội nghị đã ra lời Tuyên bố chung tố cáo Trung Cộng đàn áp dân Ouighours và việc buôn bán nội tạng (#NoMore Organ Harvesting Declaration), đồng thời thiết lập cơ chế cứu trợ nạn nhân bị đàn áp vì lý do tôn giáo. Diễn Đàn Quốc tế Tự do Tôn giáo Đài Loan quyết đoán rằng tự do tôn giáo phải là sự quan tâm chính yếu của cộng đồng thế giới. Trước hôm Diễn Đàn khai mạc, Đại Hội đồng LHQ đã thông qua việc lấy ngày 22 tháng 8 làm “Ngày Quốc tế Tưởng nhớ Nạn nhân bị Đàn áp Tôn giáo hay Tín ngưỡng”.

This post is also available in: English French

Check Also

Các nhà bảo vệ môi trường và nhân quyền ở Việt Nam đón Ngày Quốc tế Nhân quyền trong tù ngục

PARIS, ngày 10 tháng 12 năm 2023 (VCHR) – Ủy Ban Bảo vệ Quyền làm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *