Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin UBBVQLNVN / Trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève, ông Võ Văn Ái tố cáo Nghị định 72 về Internet, ngược đãi các tù nhân Điếu Cày, Nguyễn Hữu Cầu, Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung, và đàn áp các tôn giáo tại Việt Nam

Trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève, ông Võ Văn Ái tố cáo Nghị định 72 về Internet, ngược đãi các tù nhân Điếu Cày, Nguyễn Hữu Cầu, Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung, và đàn áp các tôn giáo tại Việt Nam

Download PDF

GENÈVE, 17.9.2013 (UBBVQLNVN) – Khóa họp lần thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền LHQ đang diễn ra tại Điện Quốc Liên ở Genève từ ngày 9 đến ngày 27.9 để xử lý các vi phạm nhân quyền trên thế giới. Vấn đề vi phạm nhân quyền trong thế giới hết sức trầm trọng và phổ biến. Khiến cho quyền phát biểu bị rút ngắn tối đa. Mỗi quốc gia thành viên LHQ chỉ được quyền phát biểu trong 3 phút, các tổ chức Phi Chính phủ chỉ được 2 phút.

Chiều ngày thứ ba 17.9, tại hội trường LHQ, ông Võ Văn Ái nhân danh hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt NamHành động Chung Cho Nhân quyền lên tiếng tố cáo những cuộc bắt bớ tùy tiện 49 bloggers thông qua Nghị định 72 vừa ban hành, sự ngược đãi với tù nhân đặc biệt đối với ông Nguyễn Hữu Cầu, hai nữ tín đồ Hòa Hảo Đỗ Thị Minh HạnhMai Thị Dung, và đàn áp các tôn giáo tại Việt Nam hay quản chế tùy tiện Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Ông Ái phát biểu như sau :

Ông Võ Văn Ái tố cáo Hà Nội tại Hội đồng Nhân quyền LHQ Genève  
Ông Võ Văn Ái tố cáo Hà Nội tại Hội đồng Nhân quyền LHQ Genève
 

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt NamHành động Chung Cho Nhân quyền vô cùng quan ngại cho sự gia tăng đàn áp chống lại tự do ngôn luận tại Việt Nam, vi phạm điều 19 của Công ước LHQ về Các quyền dân sự và chính trị. Năm nay, có ít nhất 49 người bị bắt và kết án tù căn cứ theo các điều luật “an ninh quốc gia” hoặc “lợi dụng tự do dân chủ”, là những điều trái chống với Công ước.

“Nghị định mới 72 về Internet cấm đoán mọi hành xử vốn chỉ là sự thực hiện chính đáng quyền tự do ngôn luận. Nghị định còn cấm đoán đề cập tới thời sự trên trang nhà và blogs tư nhân cũng như trên mạng xã hội.

“Mặt khác, điều kiện giam giữ trong các trại tù tồi tệ dưới mức tối thiểu được LHQ quy định. Các tù nhân chính trị bị phân biệt đối xử trầm trọng. Trong nhiều trường hợp chăm sóc y tế bị từ chối, kể cả những người mắc bệnh nặng như ông Nguyễn Hữu Cầu bị mù mắt, hai nữ tín đồ Hòa Hảo Đỗ Thị Minh HạnhMai Thị Dung. Tệ hơn, phần ăn của tù nhân chính trị thiếu thốn, nếu không được gia đình tài trợ thì họ chẳng sao sống nổi. Tháng 6 vừa qua, blogger Điếu Cày tuyệt thực 35 ngày để phản đối điều kiện giam giữ và áp bức, các tù nhân chính trị tại hai trại A20 ở Phú Yên và Z30A ở Xuân Lộc đã đồng loạt nổi loạn phản đối.

“Vi phạm điều 18 của Công ước LHQ về Các quyền dân sự và chính trị, tự do tôn giáo tại Việt Nam cũng không ngừng bị nhạo báng. Các tín đồ Phật giáo, Công giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành tiếp tục bị sách nhiễu, hành hung, bắt bớ, giam cầm tùy tiện. Từ năm 2003, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị quản chế tại ngôi chùa-tù Thanh Minh Thiền Viện không có lý do. Việt Nam luôn chối cãi việc quản chế này, nhưng hai vị Đại sứ Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi, cũng như các nhà ngoại giao thuộc Đại sứ quán Anh, Đức, Pháp… đến thăm ngài đã chứng kiến và xác nhận việc quản chế ấy.

“Chúng tôi yêu cầu Hội đồng Nhân quyền LHQ áp lực để Việt Nam công bố thời điểm viếng thăm Việt Nam của Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo mà Hà Nội đã chấp nhận ; thúc đẩy Việt Nam mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận, và Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Bảo vệ người bảo vệ nhân quyền ; đặc biệt bãi bỏ các điều luật 79, 80, 87, 88258 trong bộ Luật Hình sự”.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, với sự bảo trợ của 4 tổ chức Human Rights Watch, IFEX (Bảo vệ và Thăng tiến Tự do Ngôn luận), Article 19 (Bảo vệ Tự do Ngôn luận), và PEN International (Văn Bút Quốc tế), đã tổ chức vào chiều ngày thứ tư 11.9.2013, tại Phòng hội XXII của LHQ một cuộc Hội thảo về “Ngôn luận hợp pháp trên Internet bị quy tội : Nhân chứng từ Việt Nam, Thái Lan, và Cam Bốt” (Criminalisation of Legitimate Expression on the Internet : Testimonies from Viet Nam, Thailand and Cambodia).

Các nhân chứng từ Việt Nam có hai ông Võ Văn ÁiNguyễn Bắc Truyển, bà Sukanya Joop Prueksakasemsuk đến từ Thái Lan và cô Ramana Sorn đến từ Cam Bốt. Xin xem bài tường thuật trong Thông cáo Báo chí phát hành từ Genève hôm 13.9.2013.

Check Also

VCHR và FIDH vạch trần những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam trước cuộc xem xét Báo cáo định kỳ của Việt Nam về Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị

PARIS, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (VCHR) – Trong Báo cáo chung gửi Ủy …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *