OSLO, 22-6-2016 (UBBVQLNVN) – Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 tại thủ đô Oslo, Na Uy, quy tụ 1300 người tham dự đến từ 80 quốc gia trong thế giới, kể cả 20 Bộ trưởng, 200 Dân biểu Quốc hội, học giả, luật sư và thành viên thuộc các xã hội dân sự.
Đại diện Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights, VCHR), bà Ỷ Lan Penelope Faulkner lên tiếng chống lại việc sử dụng hình phạt bất nhân, tàn bạo, hạ giá nhân phẩm qua án tử hình, và kêu gọi Việt Nam thực hiện tức khắc lệnh tạm ngưng như bước đầu tiến đến hủy bỏ Án Tử hình. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, thành viên FIDH, là một trong những tổ chức đỡ đầu cho Hội nghị.
Bản Phúc trình “Án Tử hình tại Việt Nam” của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam công bố tại Hội Nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 ở thủ đô Oslo, Na Uy |
Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình họp mỗi 3 năm một lần. Trọng tâm năm nay nhắm vào Án tử hình và nạn khủng bố, thiểu số và sức khỏe tâm thần. Tại khóa họp đặc biệt về “Tiến bộ và sự thất bại tại Á châu”, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, nhấn mạnh đến trường hợp Việt Nam, là một trong khoảng 25 quốc gia còn thi hành án tử hình. Bà nói “Sử dụng án tử hình tại Việt Nam đã đặc biệt gây ra nhiễu loạn vì thiếu quá trình luật pháp. Tại một nước độc đảng như Việt Nam, ngành tư pháp không độc lập nên các án tòa thường xử bất công. Một số án tử hình vừa qua căn cứ trên lời thú tội vì bị tra tấn”.
Bà Ỷ Lan Faulkner cho công bố tại Hội nghị bản phúc trình mới của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam “Án tử hình tại Việt Nam” – The Death Penalty in Vietnam – cho thấy một cái nhìn tổng quan về chính sách, hành xử án tử hình, những điều kiện vô nhân đạo qua hàng loạt cách chết, và những trường hợp kết tội sai lầm. Tính đến năm 2010, các án tử hình bị xử bắn. Từ đó Quốc hội thông qua việc sử dụng chích thuốc độc như một tiến trình “nhân đạo hơn”. Sau cuộc cấm chỉ xuất cảng thuốc độc của Liên Âu, Việt Nam cho phép sử dụng “thuốc độc bản địa” chưa được thử nghiệm, để giảm thiểu số tù nhân bị án. Tù nhân đầu tiên bị xử theo thể thức mới năm 2013 là Nguyễn Anh Tuấn, 27 tuổi, phải mất 2 giờ đồng hồ mới chết.
Tháng 11 năm 2015, Việt Nam cho biết đã bỏ án tử hình cho 7 loại tội trong cuộc sửa đổi bộ Luật Hình sự, làm giảm con số án tử hình tử 22 xuống 15. Tuy nhiên, bản phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phát giác 18 tội vẫn còn bị xử án tử hình tại Việt Nam hôm nay; một tội mới được thêm vào, còn những tội khác, chẳng hạn như xúc phạm ma túy, chỉ đơn giản được thay đổi vị trí trong bộ luật. Bản phúc trình nêu rõ danh sách 18 tội phạm này. Bộ Luật Hình sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm nay 2016.
Mặc bao áp lực quốc tế, Việt Nam vẫn không bãi bỏ án tử hình cho những tội phạm mơ hồ dưới đề mục “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự sửa đổi. Trái lại, còn thêm tội mới gọi là “những hành vi khủng bố nhằm chống đối chính quyền nhân dân” (Điều 113). Thực vậy, Chương XIII của bộ luật về “Những tội xâm phạm An ninh Quốc gia” bao gồm 6 tội bị tuyên án tử hình, hơn tất cả mọi hạng mục tội phạm khác.
Bà Ỷ Lan Faulkner nói : “Dưới những điều luật nguy hại về “an ninh quốc gia”, hoàn toàn trái chống với các điều luật nhân quyền quốc tế, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đều có thể bị kết án tử hình mà lý do chỉ vì phê phán Đảng Cộng sản hay ôn hòa đề xuất những quan điểm chính trị khác”.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đưa ra những trường hợp như Phan Văn Thu, bị kết án chung thân năm 2013 bằng Điều 79 của bộ Luật Hình sự (tức Điều 109 trong bộ Luật sửa đổi) về “những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, mà thực tế ông chỉ kêu gọi bảo vệ môi sinh.