Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tự xử lý & Xuất cảnh các Đấu sĩ nhân quyền, là chính sách đàn áp nhân quyền mới của Hà Nội — Những phản ứng đầu tiên của các yếu nhân, báo chí trước tin Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện và lên đường về nguyên quán miền Bắc

Tự xử lý & Xuất cảnh các Đấu sĩ nhân quyền, là chính sách đàn áp nhân quyền mới của Hà Nội — Những phản ứng đầu tiên của các yếu nhân, báo chí trước tin Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện và lên đường về nguyên quán miền Bắc

Download PDF

 

PARIS, ngày 13 tháng 10 năm 2018 (PTTPGQT) — Tự Xử lý & Xuất cảnh các Đấu sĩ nhân quyền, là chính sách đàn áp nhân quyền mới của Hà Nội : Việc trục xuất Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ra khỏi ngôi chùa của Giáo hội Phật giáo Nhà nước – Thanh Minh Thiền Viện – rồi ngài tự mua vé xe lửa lên tàu về quê quán Thái Bình miền Bắc, báo động chính sách đàn áp nhân quyền mới của nhà cầm quyền Hà Nội.

Nhà nước không cần nhúng tay thực hiện, gọi là chính sách Tự Xử lý. Còn đối với các nhà hoạt động bị cầm tù, thì biện pháp Xuất cảnh sang các nước Âu Mỹ là chiến thuật bịt câm các tiếng nói hay đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ trên lãnh thổ quê hương — triệt tiêu tự do ngôn luận và tự do biểu đạt từ gốc rễ.

Các nhà hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo hay nhân quyền tự mình quản chế mình, tự mình lưu đày mình về quê quán, chẳng cần bàn tay thô bạo hay sự « giúp đỡ » của Công an. Trong công cuộc hội nhập vào Cộng đồng thế giới, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã thấm đòn việc bắt bớ, giam cầm, quản thúc các nhà hoạt động cho nhân quyền sẽ dấy lên sự phản đối của công luận quốc tế, gây thiệt hại cho uy tín làm ăn, xin viện trợ của Đảng và Nhà nước.

Thoạt đầu sau năm 1975 đến nửa đầu thập niên 90, chính sách đàn áp Nhân quyền thực hiện qua thảm sát, bắt giam, cầm tù, lưu đày về quê quán. Nửa sau thập niên 90 cho đến nhiều chục năm sau, là áp dụng Nghị định 31/CP rồi Pháp lệnh 44 (2002) thay thế Nghị định 31/CP do áp lực đấu tranh của các tổ chức Phi chính phủ và Cộng đồng quốc tế nên Hà Nợi phải huỷ bỏ. Nghị định 31/CP do ông Võ Văn Kiệt ký, hay Pháp lệnh 44 sau đó, cho phép công an địa phương quyền bắt và quản chế 2 năm bất cứ ai bị nghi ngờ chống Đảng không cần thông qua sự xét xử của toà án. Chính sách này biến nhà ở, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất thành nhà tù, như trường hợp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện.

Cuộc tranh đấu và vận động quốc tế của Ủy ban Bào vệ Quyền Làm người Việt NamPhòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đưa đến những kiến nghị với hằng trăm chữ ký của các nhân vật quốc tế, trong có nhiều Giải Nobel Hoà bình, đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống mấy năm qua. Cuối cùng, vào tháng tư năm 2018, Uỷ hội Nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Hoa Kỳ vinh danh và bảo trợ cho Người Tù vì Lương Thức Thích Quảng Độ. Liền đó, Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới (USCIRF) cũng lên tiếng vinh danh và bảo trợ Người Tù vì Lương Thức Thích Quảng Độ. Sự kiện hy hữu này báo động sẽ có những nỗ lực lớn mang tính quốc tế cho việc vận động trả tự do cho Đức Tăng Thống GHPGVNTN. Điều đã gây lo sợ bị mất mặt ngoại giao của Nhà cầm quyền Hà Nội trên trường quốc tế.

Vì vậy, manh tâm « dứt điểm » trường hợp Thích Quảng Độ chuẩn bị suốt 2 năm qua bằng công kiên theo danh từ cộng sản « ba mặt giáp công » : Một, bỏ thuốc gây bệnh trong thức ăn do nhà chùa cung cấp ; Hai, tại Thanh Minh Thiền viện áp lực tinh thần cho Đức Tăng Thống phải ra đi ; và Ba, nội bộ đánh ra, bên ngoài đánh vào với những tập đoàn Dư Luận viên, tăng có tục có, nhằm ngăn chận và thủ tiêu cơ quan thông tin và phát ngôn của GHPGVNTN, là Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, để Nhà cầm quyền Hà Nội dễ bề thực hiện manh tâm dứt điểm GHPGVNTN trong nước mà chẳng còn ai gia công lên tiếng cứu nguy Phật giáo.

Kết quả từ chính sách nhân quyền mới này của Đảng và Nhà nước là : Ngày 5 tháng 10 vừa qua, Người tù vì Lương thức Thích Quảng Độ lâu đời nhất tại Việt Nam (6 năm tù, 10 năm quản chế tại quê quán, 20 năm quản chế tại chùa) t xử lý bằng cách tự bỏ tiền túi mua vé tàu về lại quê quán, để nơi đó, tự mình quản thúc mình với hậu cần của công an và nhà nước, chưa biết đến ngày nào mới tự mình giải thoát mình ?!

Cũng ngày 5 tháng 10, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cho phát hành Thông cáo báo chí nêu rõ việc bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện và lên đường ra Bắc. Phát động âm thầm, thì Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế mở chiến dịch thông tin và vận động kèm theo những tin tức chính xác gửi hoả tốc đến LHQ, Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF), Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, v.v…

Báo chí, truyền thông, yếu nhân quốc tế cũng như báo chí người Việt đã loan tải và phản ứng. Chúng tôi xin đăng tải các phản ứng ban đầu ấy, gồm có Thông cáo báo chí của Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Đài RFA chương trình Anh và Việt ngữ, Người Việt, Việt Báo, Cali Today, AsiaNews.it và bài « Nhìn Chuyến Hành Trình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ qua Dịch Số » của Huệ Lộc, chia sẻ cùng bạn đọc. Có thể còn nhiều nữa, nhưng từ Paris, chúng tôi chưa đủ phương tiện quán xuyến rộng khắp. Xin đa tạ bạn đọc và đồng bào Phật tử khắp nơi có những tư liệu khác hoặc mới gửi về cho chúng tôi để lập hồ sơ chứng liệu.

Sau đây là các phản ứng ban đầu chúng tôi có được :

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal bày tỏ sự quan tâm về Tăng Thống Thích Quảng Độ, kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác định nơi ở và tình trạng của Ngài

 

HOA THỊNH ĐỐN (Ngày 12 tháng 10, 2018) – Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal ngày hôm nay đã gửi một lá thư kêu gọi Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến thăm Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, để xác định tình trạng sức khỏe và hiện tình của Ngài.

Vị Tăng Thống 91 tuổi, đã 16 lần được đề cử Giải Nobel Hòa Bình và thường xuyên lên tiếng tranh đấu vì Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam, đã bị mất liên lạc từ khi Ngài bị mời phải rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện tại Sài Gòn gần 1 tháng trước đây.

Trong một lá thư gửi Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, Dân Biểu Lowenthal đã giải thích như sau, “Tăng Thống Thích Quảng Độ đã rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện…và Ngài chỉ mang theo được ba bộ y áo. Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10, Tăng Thống Thích Quảng Độ đã như là người “vô gia” và đã phải tá túc tại nhiều tự viện khác nhau khắp Sài Gòn. Ngày 5 tháng 10, Tăng Thống Thích Quảng Độ đã ngồi tàu hỏa về lại quê cũ của Ngài ở tỉnh Thái Bình, miền Bắc Việt Nam. Hiện tình sức khỏe của Ngài vẫn còn chưa được rõ và các đường dây liên lạc với Ngài đã bị mất đi. Tôi vô cùng quan tâm đến tình trạng hiện nay của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.”

Trong bốn thập niên qua, Tăng Thống Thích Quảng Độ đã nhiều lần bị bắt giam bởi chính quyền Việt Nam and Ngài tiếp tục bị nhiều sự theo dõi từ chính quyền cũng như bị giới hạn rất nhiều về di chuyển.

Là một vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Tăng Thống Thích Quảng Độ đã phải chịu sự đàn áp từ chính quyền Cộng sản Việt Nam vì phản đối sự thành hình của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” do chính quyền thành lập và kiểm soát.

Năm 2015, Dân Biểu Lowenthal đã gặp gỡ Tăng Thống Thích Quảng Độ trong chuyến đi chính thức đến Việt Nam của phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ và vào tháng Tư, 2018 vừa qua, Dân Biểu Lowenthal đã chính thức nhận “đỡ đầu” tranh đấu cho vị tù nhân lương tâm Tăng Thống Thích Quảng Độ qua chương trình Defending Freedom Project của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos.

Trong đoạn kết của lá thư, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal đã yêu cầu Đại Sứ Kritenbrink, “…cùng với phái đoàn Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đến thăm Tăng Thống Thích Quảng Độ ở địa điểm quê cũ hiện nay của Ngài trong thời gian sớm nhất có thể để xác định hiện trạng sức khỏe của Ngài. Tôi cũng mong muốn Đại Sứ Quán Hoa Kỳ thiết lập một đường dây liên lạc với Đức Tăng Thống trước những biến cố vừa xảy ra gần đây.”

Lá thư đã được gửi ra vào ngày hôm nay. Đính kèm là bản sao với nguyên văn lá thứ.

Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal đại diện cho các thành phố và khu vực bao gồm có Westminster, Garden Grove, Midway City, Anaheim, Buena Park, Stanton, Cypress, Long Beach, Lakewood, Signal Hill, Avalon, Los Alamitos, và Rossmoor thuộc Địa hạt 47, California. Muốn biết thêm chi tiết, vui lòng vào trang FacebookTwitter, hoặc website.

Lý Vĩnh Phong
Chánh Văn Phòng Quận Cam
Dân Biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal, CA-47
12865 Main Street, Suite 200, Garden Grove, CA 92840
Office: (714) 243-4088| Fax: (562) 437-6434

 

Leader of banned Vietnam Buddhist Sect
Expelled from Thanh Minh Zen Monastery

Radio Free Asia – 8 October 2018

A high-profile human rights activist and supreme patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) has been expelled from the Thanh Minh Zen monastery in Ho Chi Minh City, where he had been under house arrest since 2003, supporters said.

Thich Quang Do had been under extreme state surveillance while interned at the monastery for practicing his religion and being an advocate of religious freedom and democracy.

In a statement, the International Buddhist Information Bureau (IBIB) said that the 91-year-old patriarch had been asked on September 15th to leave the monastery by its superior monk Thích Thanh Minh as his presence had become a distraction to the daily operations of the monastery.

The Vietnamese government, which does not recognize the church, had been trying to move Thich Quang Do out of the monastery for the past two years, and he vowed to stay unless asked to leave by the superior monk himself.

Once the monk made the request, the patriarch left immediately, moving from one pagoda to another within the city with no long term living arrangements. He then boarded a train for his native Thai Binh province in the north.

Speaking to RFA’s Vietnamese service, IBIB director Vo Van Ai explained the various difficulties that the intrusive police presence caused the monastery during the patriarch’s house arrest.

“People don’t want to visit the monastery because they are afraid of being monitored by the police. They even took pictures of everyone visiting the monastery,” he said.

Vo said that life inside the monastery had been “just like a prison” for the elderly patriarch.

“There is a police checkpoint right at the front of the monastery so they can watch him closely. Even when they let him out to visit the hospital, police would follow him,” Vo said.

The IBIB is concerned that in the remote northern province, Thich Quang Do will have limited access to communications, health care and visits from UBCV followers.

Vo quoted Thich Quang Do as saying he intended to carry on with his religious practice in his hometown.

“The church is still the same. It is only when I die that I can’t work for the church. I can’t leave the church,” Vo quoted the patriarch as saying in an Oct. 5 telephone call.

Reported and translated by RFA’s Vietnamese Service. Written in English by Eugene Whong.

https://www.rfa.org/english/news/vietnam/buddhist-expelled-10082018145608.html

 

Hoà Thượng Thích Quảng Độ
bị đuổi khỏi Thanh Minh Thiền Viện

RFA – 2018-10-07

 

Hoà Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn hôm 3/9/2018 - Photo by Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế
Hoà Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn hôm 3/9/2018 – Photo by Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế

 

Dưới áp lực chính trị, Hoà Thượng Thích Quảng Độ, đức Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (PGVNTN) đã bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15/9 vừa qua, nơi ngài đã tá túc hàng chục năm qua sau khi ra tù vào năm 1998, theo thông tin từ Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế của Giáo hội PGVNTN.

Ông Võ Văn Ái, người phát ngôn của Giáo hội hôm 7/10 cho Đài Á Châu Tự Do biết, kể từ khi bị đuổi khỏi Thanh Minh Thiền Viện, đức Tăng Thống đã phải rày đây mai đó và cuối cùng vào ngày 5/10, ngài đã quyết định rời Sài Gòn về quê quán của mình ở Thái Bình. Ông Ái cho biết: “Vào ngày 15/9 vừa qua như chúng tôi viết trong thông cáo báo chí là Hoà thượng Thanh Minh mời ngài ra khỏi Thanh Minh thiền viện nhưng vì lịch sự mà chúng tôi nói vậy nhưng kỳ thực đó là đuổi ra khỏi Thanh Minh thiền viện và ngài không có một nơi nào để có thể tá túc được do áp lực chính trị. Do vậy ngài đã phải rày đây mai đó và tới ngày 5/10 ngài quyết định lấy tàu suốt về quê tổ của mình là ở Thái Bình

Theo ông Võ Văn Ái, việc Hoà thượng Thích Quảng Độ ở Thanh Minh thiền viện lâu nay đã có những vấn đề vì Hoà Thượng Thích Thanh Minh, trụ trì Thanh Minh thiền viện đã nhiều lần phàn nàn về những áp lực chính trị mà Hoà thượng và chùa của ông phải chịu vì sự có mặt của Hoà thượng Thích Quảng Độ. “Trong hai năm qua, Hoà thượng Thanh Minh đã nhiều lần nói với chúng tôi tức là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hoà thượng nói là kể từ khi Hoà thượng Quảng Độ về tá túc tại Thanh Minh Thiền Viện thì chùa gặp khó khăn. Quần chúng, phật tử không dám tới vì công an canh gác. Người nào tới thì bị chụp hình….”, ông Ái cho biết.

Hoà thượng Thích Quảng Độ, năm nay 91 tuổi, là người đứng đầu Giáo hội PGVNTN, một giáo hội không được nhà nước Việt Nam thừa nhận. Ông đã bị chính quyền Việt Nam bỏ tù nhiều năm, bị lưu giam ở Thái Bình trong giai đoạn 1970 – 1980. Vào năm 1995 ông bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giam và bị phạt tù 5 năm và 5 năm quản chế với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Ông bị bắt giam sau khi phát động các hoạt động nhân đạo cứu trợ cho đồng bào sông Cửu Long bị bão lụt.

Đến năm 1998, dưới áp lực từ Hoa Kỳ, Hoà Thượng được trả tự do và bị yêu cầu phải đi tỵ nạn tại Mỹ nhưng ngài từ chối và nói rằng ngài phải ở lại trong nước với quần chúng phật tử.

Sau đó Hoà thượng Thích Quảng Độ đã tá túc tại Thanh Minh Thiền viện, nhưng thực chất bị giam giữ tại gia. Ông Ái cho biết: “Ngài ở tầng 2 ở thiền viện, chỉ cần bước xuống thang gác là có thể chấp pháp rồi, mà vị trí của một vị tăng là phải chấp pháp cho quần chúng nhưng ngài bị cấm. Có một đồn công an nằm trước thiền viện kiểm soát rất kỹ. Sau này khi ngài bị bệnh nặng thì có cho phép đi khám bệnh ở các bệnh viện ở Sài Gòn và công an theo dõi kỹ. Chỗ đó như nhà tù.”

Hoà thượng Thích Quảng Độ đã từng nhận nhiều giải thưởng nhân quyền quốc tế, và đã từng được đề cử giải Nobel Hoà bình.

Trước khi đi khỏi Sài Gòn, trên chuyến tàu ra Bắc, Hoà thượng Thích Quảng Độ nói chuyện với ông Võ Văn Ái của phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và khẳng định sẽ tiếp tục công việc của mình. Hoà thượng nói: “Tôi về quê thì coi như nhập thất nhưng có chùa nhỏ thì tụng kinh. Nhưng giáo hội trước thế nào sau thế, chết thì thôi, làm sao bỏ được Giáo hội”

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ven-thich-quang-do-evicted-10072018085741.html

 

Hoà Thượng Thích Quảng Độ
bị đuổi khỏi Thanh Minh Thiền Viện

October 7, 2018

Hoà Thượng Thích Quảng Độ
Hoà Thượng Thích Quảng Độ

 

Dưới áp lực chính trị, Hoà Thượng Thích Quảng Độ, đức Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (PGVNTN) đã bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15/9 vừa qua, nơi ngài đã tá túc hàng chục năm qua sau khi ra tù vào năm 1998, theo thông tin từ Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế của Giáo hội PGVNTN.

Ông Võ Văn Ái, người phát ngôn của Giáo hội hôm 7/10 cho Đài Á Châu Tự Do biết, kể từ khi bị đuổi khỏi Thanh Minh Thiền Viện, đức Tăng Thống đã phải rày đây mai đó và cuối cùng vào ngày 5/10, ngài đã quyết định rời Sài Gòn về quê quán của mình ở Thái Bình. Ông Ái cho biết: “Vào ngày 15/9 vừa qua như chúng tôi viết trong thông cáo báo chí là Hoà thượng Thanh Minh mời ngài ra khỏi Thanh Minh thiền viện nhưng vì lịch sự mà chúng tôi nói vậy nhưng kỳ thực đó là đuổi ra khỏi Thanh Minh thiền viện và ngài không có một nơi nào để có thể tá túc được do áp lực chính trị. Do vậy ngài đã phải rày đây mai đó và tới ngày 5/10 ngài quyết định lấy tàu suốt về quê tổ của mình là ở Thái Bình”

Theo ông Võ Văn Ái, việc Hoà thượng Thích Quảng Độ ở Thanh Minh thiền viện lâu nay đã có những vấn đề vì Hoà Thượng Thích Thanh Minh, trụ trì Thanh Minh thiền viện đã nhiều lần phàn nàn về những áp lực chính trị mà Hoà thượng và chùa của ông phải chịu vì sự có mặt của Hoà thượng Thích Quảng Độ. “Trong hai năm qua, Hoà thượng Thanh Minh đã nhiều lần nói với chúng tôi tức là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hoà thượng nói là kể từ khi Hoà thượng Quảng Độ về tá túc tại Thanh Minh Thiền Viện thì chùa gặp khó khăn. Quần chúng, phật tử không dám tới vì công an canh gác. Người nào tới thì bị chụp hình….”, ông Ái cho biết.

Đài Á Châu Tự Do không thể liên lạc được với Thanh Minh Thiền Viện để hỏi về sự việc này.

Hoà thượng Thích Quảng Độ, năm nay 91 tuổi, là người đứng đầu Giáo hội PGVNTN, một giáo hội không được nhà nước Việt Nam thừa nhận. Ông đã bị chính quyền Việt Nam bỏ tù nhiều năm, bị lưu giam ở Thái Bình trong giai đoạn 1970 – 1980. Vào năm 1995 ông bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giam và bị phạt tù 5 năm và 5 năm quản chế với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Ông bị bắt giam sau khi phát động các hoạt động nhân đạo cứu trợ cho đồng bào sông Cửu Long bị bão lụt.

Đến năm 1998, dưới áp lực từ Hoa Kỳ, Hoà Thượng được trả tự do và bị yêu cầu phải đi tỵ nạn tại Mỹ nhưng ngài từ chối và nói rằng ngài phải ở lại trong nước với quần chúng phật tử.

Sau đó Hoà thượng Thích Quảng Độ đã tá túc tại Thanh Minh Thiền viện, nhưng thực chất bị giam giữ tại gia. Ông Ái cho biết: “Ngài ở tầng 2 ở thiền viện, chỉ cần bước xuống thang gác là có thể chấp pháp rồi, mà vị trí của một vị tăng là phải chấp pháp cho quần chúng nhưng ngài bị cấm. Có một đồn công an nằm trước thiền viện kiểm soát rất kỹ. Sau này khi ngài bị bệnh nặng thì có cho phép đi khám bệnh ở các bệnh viện ở Sài Gòn và công an theo dõi kỹ. Chỗ đó như nhà tù.”

Hoà thượng Thích Quảng Độ đã từng nhận nhiều giải thưởng nhân quyền quốc tế, và đã từng được đề cử giải Nobel Hoà bình.

Trước khi đi khỏi Sài Gòn, trên chuyến tàu ra Bắc, Hoà thượng Thích Quảng Độ nói chuyện với ông Võ Văn Ái của phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và khẳng định sẽ tiếp tục công việc của mình. Hoà thượng nói: “Tôi về quê thì coi như nhập thất nhưng có chùa nhỏ thì tụng kinh. Nhưng giáo hội trước thế nào sau thế, chết thì thôi, làm sao bỏ được Giáo hội”.

https://www.baocalitoday.com/chinh-su-viet-nam/hoa-thuong-thich-quang-bi-duoi-khoi-thanh-minh-thien-vien.html

 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
trên đường giải tán?

Người Việt – October 7, 2018

Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn hôm 3 Tháng Chín, 2018. (Hình: IBIB)
Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn hôm 3 Tháng Chín, 2018. (Hình: IBIB)

 

PARIS, Pháp (NV) – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sẽ không có tăng thống sau khi vị giáo chủ đương nhiệm qua đời, theo sự loan báo của ngài được Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế đưa tin.

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế tại Paris (IBIB) đưa tin Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống đời thứ 5 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) đã bị vị trụ trì Thanh Minh Thiền Viện đuổi ra khỏi chùa từ hai tuần qua. Ngài đã phải sống lang thang tạm bợ và ngày 5 Tháng Mười, 2018 thì lên xe lửa về quê nhà tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 90 tuổi, cùng với Hòa Thượng Thích Huyền Quang đệ tứ tăng thống nay đã viên tịch, và nói chung cả GHPGVNTN nổi tiếng thế giới với tấm gương kiên trì, can đảm chống đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN. Ngài đã từng bị chế độ Hà Nội bỏ tù 8 năm và suốt mấy chục năm qua, bị giam lỏng tại Thanh Minh Thiền Viện ở Phú Nhuận, Sài Gòn.

“Nguyên nhân ra đi này, theo tin tức và nhận xét của chúng tôi, đến từ áp lực của Hòa Thượng Thích Thanh Minh, viện chủ Thanh Minh Thiền Viện, tọa lạc tại số 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn, không còn muốn cho Đức Tăng Thống tiếp tục tá túc vì lý do chính trị cũng như kinh tế của Thiền Viện,” ông Võ Văn Ái, trưởng văn phòng IBIB viết trong bản tin.

“Có lẽ không còn chờ đợi thêm, hôm 15 Tháng Chín vừa qua, Hòa Thượng Thanh Minh ‘mời’ Đức Tăng Thống ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện. Ngài chỉ kịp lấy ba bộ y áo tăng bỏ vào va-li nhỏ ra đi. Liền tức khắc, Hòa Thượng Thanh Minh đã cho khóa trái cửa thang gác đưa lên phòng ngài. Tất cả kinh sách, vật dụng của ngài, Đại Ðức Thị Giả không thể vào lấy chuyển đi,” IBIB viết.

Hòa thượng Quảng Độ từng được đề nghị giải Nobel Hòa Bình nhiều lần. Từ khi nhuộm đỏ được miền Nam Việt Nam, chế độ Hà Nội không công nhận GHPGVNTN là một giáo hội độc lập mà chỉ công nhận “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” tức một giáo hội thường bị dư luận gọi là “Phật Giáo quốc doanh” nghe theo lệnh của nhà cầm quyền.

Nhưng từ năm 2013 và một hai năm sau, GHPGVNTN có những rắc rối nội bộ dẫn đến nhiều thay đổi đột ngột nhân sự cấp cao trong hai Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo, dẫn đến một số vị bị đẩy ra ngoài thành lập một hệ phái khác tại cả trong nước và hải ngoại. Trong đó, có nhiều vị rất nổi tiếng về đấu tranh cho tự do tôn giáo nói chung và cho GHPGVNTN nói riêng.

 

Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn năm 2007. (Hình: Getty Images)
Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn năm 2007. (Hình: Getty Images)

 

Mới đây nhất, trong bức thư gửi từ trong nước đề ngày 3 Tháng Mười, 2018 được IBIB đăng tải, Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra hai quyết định gồm “Bãi nhiệm chức vụ tổng thư ký cùng các chức vụ khác trong Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Đạo của đạo hữu Nguyên Chánh Lê Công Cầu, kể từ ngày ký bức Tâm Thư này. Mọi quyết định, giáo chỉ liên quan đến chức vụ của đạo hữu Cầu trước đây đều hủy bỏ, vô hiệu hoá.”

Và trong quyết định thứ hai “Tháng Năm năm ngoái, 2017, tôi viết hai bản Di chúc và Di huấn căn dặn những Phật sự Giáo hội một khi tôi ra đi về cõi Phật. Trong di chúc có khoản tôi dự tính trao cho Hòa Thượng Thích Tâm Liên chức vụ Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống để điều hành Phật sự cũng như nhất tâm với chư tôn đức Hội Ðồng Lưỡng Viện bảo vệ pháp lý lịch sử của GHPGVNTN. Chờ ngày thuận duyên có thể tự do tổ chức Đại Hội Khoáng Ðại lần thứ 11 để Hội Ðồng Giáo phẩm Trung Ương chọn lựa và suy tôn một vị trưởng lão vào chức vụ Đệ Lục Tăng Thống GHPGVNTN. Tôi đã gửi hai bản Di Chúc và Di Huấn đó sang Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ở Paris để ban hành và công bố ngày nào tôi không còn nữa.”

Bức thư viết tiếp rằng “Nay tôi quyết định bãi truất chức vụ Xử lý Thường Vụ dự tính trao cho Hòa Thượng Thích Tâm Liên như đã viết trong di chúc năm ngoái. Vậy Hòa Thượng Thích Tâm Liên sẽ không còn giữ chức vụ Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống một khi tôi ra đi. Trái lại, chờ ngày đất nước được thực sự tự do sinh hoạt tôn giáo, để Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống có thuận duyên tổ chức Đại Hội khoáng đại GHPGVNTN suy tôn Đức Đệ Lục Tăng Thống, nối tiếp công trình hoằng hóa chúng sinh của Phật Giáo Việt Nam mà lịch đại tổ sư trao truyền hơn hai nghìn năm qua.”

Bao giờ “đất nước được thực sự tự do sinh hoạt tôn giáo” là một điều hoàn toàn không ai xác định được. Nói khác, nếu chẳng may ngài viên tịch, GHPGVNTN từ đó sẽ không có ai là lãnh tụ cao nhất. Có tránh khỏi tan rã hay không? Đây là một dấu hỏi lớn.

Chỉ thấy bức tâm thư của Hòa Thượng Thích Quảng Độ chấm dứt với những lời lẽ rất quyết liệt: “Tâm thư và quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chỉ thị Đạo hữu Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc phổ biến trong thời gian sớm nhất bức tâm thư và quyết định này. Tất cả mọi quyết định, giáo chỉ, văn kiện gì của Giáo hội ban hành trước đây liên quan tới hai vụ việc nói trên hoặc trái với tâm thư và quyết định hôm nay đều hủy bỏ, vô hiệu hoá.”

Khi hòa thượng Quảng Độ về quê nhà ở Thái Bình, ngài khó tránh khỏi bị nhà cầm quyền CSVN cô lập tiếp, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. (TN)

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-thong-nhat-tren-duong-giai-tan/

 

Tin về Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ
bị trục xuất về Bắc

Việt Báo Online – 6/10/2018 – 10:03:00

Trong toa xe hỏa 5/10 /2018 9 giờ sáng trước lúc tầu chuyển bánh đưa Ngài về quê cũ
Trong toa xe hỏa 5/10 /2018 9 giờ sáng trước lúc tầu chuyển bánh đưa Ngài về quê cũ

(Thư Viện Hoa Sen) — Theo tin mới nhất từ Hội Ái Hữu Gia Đình Phật Tử Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại cho biết, Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN đã rời Saigon vào sáng thứ Năm 5 tháng 10, năm 2018 vào lúc 9 giờ bằng tàu hoả về quê cũ ở xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình, miền Bắc, sau khi bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện.

Nguyên nhân ra đi này, đến từ áp lực của Hoà thượng Thích Thanh Minh, Viện chủ Thanh Minh Thiền Viện, toạ lạc tại số 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Saigon, không còn muốn cho Đức Tăng Thống tiếp tục tá túc vì lý do chính trị cũng như kinh tế của Thiền Viện.

Tin tức cũng cho biết, hôm 15 tháng 9 năm 2018 vừa qua, Hoà thượng Thanh Minh đã chính thức « mời » Đức Tăng Thống ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện. Ngài chỉ kịp lấy ba bộ y áo Tăng bỏ vào va-li nhỏ ra đi. Liền tức khắc, Hoà thượng Thanh Minh đã cho khoá trái cửa thang gác đưa lên phòng Ngài. Tất cả kinh sách, vật dụng của Ngài, Đại đức Thị giả không thể vào lấy chuyển đi.

Từ ngày đó đến ngày rời Sài Gòn Đại lão Hòa thượng, năm nay đã 91 tuổi rày đây mai đó tá túc tại các chùa quanh vùng Saigon, chờ Bác sĩ chẩn bệnh cho thuốc trước khi lên đường về quê cũ.

Mời xem tiếp: https://thuvienhoasen.org/a30482/tin-ve-dai-lao-hoa-thuong-thich-quang-do-bi-truc-xuat-ve-bac

91-year-old patriarch of the unified Buddhist Church
expelled from the monastery

AsiaNews.it – 10/10/2018, 09.40 – VIETNAM

 

 

His presence had become “a distraction from everyday activities”. Thich Quang Do was under house arrest since 2003 for his commitment to religious freedom and democracy. The elderly monk has returned to his remote province of origin.

Hanoi (AsiaNews / Agencies) – The authorities of Thanh Minh Zen monastery in Ho Chi Minh City have expelled Thich Quang Do, a well-known human rights activist and supreme patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam (Ubcv). As a result of his commitment to religious freedom and democracy, 91-year-old Thich Quang Do was under house arrest since 2003 and subject to strict regime surveillance.

The International Buddhist Information Bureau (Ibib) states that last September 15 Thích Thanh Minh, abbot of the monastery, removed the patriarch from the structure, since his presence had become “a distraction from daily activities”. The Vietnamese government, which does not recognize and prosecutes the UVC, has attempted in the last two years to transfer the activist monk, who had promised to remain unless requested to leave by the abbot.

Once the order was received, the patriarch left by Thanh Minh Zen, passing from one city pagoda to another, without any agreement for a long-term stay. Later, he boarded a train to his province of origin: Thai Binh, in the north of the country. The Ibib states that the life of Thich Quang Do within the monastery was “just like a prison”. The Buddhist organization expresses concern that in the remote northern province the elderly patriarch will have limited access to communications, health care and visits by UBCV followers.

The unified Buddhist Church of Vietnam, which claims to still collect the majority of the Vietnamese population, was outlawed in 1981, following its refusal to submit to the Communist Party. The government replaced it with the Vietnamese Buddhist Church, without however achieving a cessation of “unified” religious activity. Its greatest exponents, such as Thich Quang Do, were repeatedly arrested and released.

http://www.asianews.it/news-en/91-year-old-patriarch-of-the-unified-Buddhist-Church-expelled-from-the-monastery-45167.html

 

Le 12/10/2018 à 10:23, Tôn Thắng Đạo Tràng <hueloc36@gmail.com> a écrit :

HUỆ LỘC
Nhìn Chuyến Hành Trình
của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ qua Dịch Số.

 

Sáu ngày trước đây tôi bất ngờ nhận được tin Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện và Ngài cũng đã bãi chức ông Lê Công Cầu cũng như rút lại bản di chúc về việc giao quyền xử lý Viện Tăng Thống cho HT Thích Tâm Liên nếu sau này Ngài có vắng mặt. Cũng như những lần trước đây, Ngài đã từng bãi chức một số tăng sĩ đã phạm tội Ba La Di và Tăng Tàn vì những vị này chưa bao giờ tỏ vẻ ăn năn hay sám hối mà vẫn tiếp tục phạm giới sai lầm một cách trầm trọng. Sau đó tôi lại nghe thì có một số áp lực ép buộc Ngài phải rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện về quê cũ huyện Vũ Đoài nơi đất Bắc.

Vì việc ra đi của Đức Tăng Thống có ngày, giờ, năm, tháng, và phương hướng, nên tôi mở Dịch Số ra xem thì thấy có một số điều rất lạ trong chuyến đi về Bắc của Ngài trong giai đoạn này. Tại sao? Vì chuyến hành trình của Ngài chưa chấm dứt nơi đây!

Vì Dịch là một môn học về sự biến dịch của toán số, lý số, và mệnh số, có cơ sở đặt trên âm dương, bát quái, và ngũ hành, do đó trong phạm vi bài viết ngắn, tôi không thể giải thích hết tất cả những chi tiết của Dịch, nhưng qua những tượng số hiện bày thì lại có những hình ảnh của Ngài Quảng Độ và GHPGVNTN trải dài đến tương lai. Những dự đoán này có thể được giải thích như sau, và tôi cũng không ngừng học hỏi những ý kiến chỉ điểm và bổ túc.

Chiêm bốc một hiện tượng về Dịch, thông thuờng gồm có ba phần: Chánh Quái, Hổ Quái, và Biến Quái. Mỗi Quái lại có hai phần là Thượng Quái và Hạ Quái.

Căn cứ vào hình ảnh và ngày giờ Ngài ngồi trên chuyến xe lửa ở nhà ga mà tôi đọc từ bản tin của PTTPGQT

1. Chánh Quái: Ngài rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện sáng ngày 5 tháng 10, 2018 tức ngày 26 tháng 8, 2018 âm lịch:

Mậu tuất là 11:                11

tháng 8:                           08

ngày 5:                             05

Cộng chung:                    24

Thượng Quái:                  24 – (2×8) = 24 – 16= 8. 8 là Quẻ Khôn. Lấy quẻ Khôn là thượng quái.

Hạ Quái:                          Hướng bắc là Khảm là số 2. Lấy quẻ Khảm làm hạ quái.

Thượng hạ nhập chung thành quẻ Địa Thủy Sư. Chánh quái là quẻ Địa Thủy Sư.

2. Hào động: 24 + 2 – (4×6) = 2 (nhị hào động)

3. Hổ Quái:

Quẻ thượng của Hổ Quái thì dùng các hào 5, 4, 3 của Chánh quái tức là quẻ Khôn.

Quẻ hạ của Hổ Quái thì dùng các hào 4, 3, 2 của Chánh quái tức là quẻ Chấn.

Hai quẻ thượng hạ nhập lại thành quẻ Địa Lôi Phục. Hổ Quái là quẻ Địa Lôi Phục.

4.Biến Quái: Dùng nguyên lại Chánh Quái nhưng đổi hào động ngược lại. Ở đây hào thứ hai là hào động, là dương (một gạch) nên đổi lai là âm (hai gạch). Sau khi đổi nhị hào động, Chánh quái biến thành Bát Thuần Khôn. Vậy Biến Quái là quẻ Bát Thuần Khôn.

 

 

1.Chánh quái là Địa Thủy Sư. Chánh quái là nói về chánh nhân (Thể) và việc làm của vị chánh nhân đó (Dụng). Quẻ Địa Thủy Sư có ý nghĩa là quần chúng nhóm họp chung quanh một vị tướng, và vị tướng đó thống lãnh toàn quân, nhưng không có sức mạnh. Bên ngoài hay phía trên là quẻ Khôn. Ngoại Khôn là thuận, là tốt. Nhưng phía dưới là quẻ Khảm hay Nội Khảm. Quẻ Khảm là quẻ xấu, nguy hiểm. Điều này có nghĩa Đại Lão HT Thích Quảng Độ bên ngoài được mọi người kính trọng, tâm ý quần chúng Phật tử hướng về Ngài một cách cung kính vâng lời; nhưng bên trong Giáo Hội (Nội Khảm) thì có rất nhiều những phần tử bất lương, núp bóng từ bi, mà ngầm hãm hại Ngài và đưa Ngài đến chổ nguy hiểm. Đây là một quẻ xấu hay một hiện tượng xấu.

Địa Thủy Sư cũng gọi là quẻ Thượng Lục (quẻ Khôn có 6 gạch đứt đọan) có nghĩa là có đứa tiểu nhân che mắt làm tâm loạn, nên đừng bao giờ dùng kẻ tiểu nhân này. Tuy nhiên xét về Thể và Dụng thì quẻ Khôn trên là Thể, thuộc Thổ; còn quẻ Khảm dưới là Dụng, thuộc Thủy. Vì Thổ khắc Thủy nên được Thể khắc Dụng; Thể là chánh còn Dụng là phụ. Vì Thể khắc Dụng nên hợp đạo lý ngũ hành sinh khắc, do đó quẻ xấu trở thành không quá xấu. Dụng bị khắc bởi Thể nghĩa là kẻ tiểu nhân không hại được chủ nhân. Người chủ nhân hay kịp thời nên ra tay chận trước. Điều đó được biểu tượng cho hành động của Đức Tăng Thống trước khi rời Sài Gòn, Ngài báo cho Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tể về hai quyết định bãi nhiệm và phủ định chức vụ của một số Tăng Ni Phật tử thân cận như trong ngày 3 tháng 10, 2018. (nguồn từ PTTPGQT)

2. Hổ Quái: Hổ quái là trung gian của Sự (Dụng) và Thể. Ở đây Hổ Quái là quẻ Địa Lôi Phục còn gọi là quẻ Phục. Phục có nghĩa là trở lại hay hoàn phản. Quẻ Phục nói lên đạo lý tiểu nhân cực thịnh đến lúc phải tiêu mất; đạo lý quân tử đang bị giãm cực nhỏ thì bắt đầu tăng trưởng lên, cho nên gọi là Phục. Hiện tượng Đức Tăng Thống rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện chính là một hiện tượng cuối cùng chấm dứt thời kỳ tiêu cực của Giáo Hội và của chính bản thân Ngài, để bắt đầu cho một giai đoạn tăng trưởng mới của Giáo Hội. Điều này được thấy rõ ràng trong phần Hổ quái, thượng quái là quẻ Khôn thuộc thổ, hạ quái là quẻ Chấn thuộc mộc. Thổ sanh mộc là chỉ cho thời quân tử hành động rất có thuận lợi.

Quẻ Điạ Lôi Phục liên hệ đến sự bình an của Ngài Quảng Độ. Theo tượng số suy diễn thì đây là lúc mà công đức tu hành tích luỹ của Ngài bắt đầu tăng hiện. GHPGVNTN bắt đầu chuyển biến dần dần đến một giai đoạn đặc biệt thu hút và lôi kéo được nhiều nhóm Phật Giáo, Tăng Đoàn hải ngoại để lập ra một đường lối Phật Giáo thuần tuý nguyên sơ. Nếu xét về Phật Giáo Việt Nam từ năm 1960 (lúc Phật Giáo có dấu hiệu giao động trầm trọng) cọng thêm 60 năm tức năm 2020. Tức là một đại vận cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nói chung. 2020 mới đúng là năm thật sự thay đổi cho số phận tôn giáo Phật Giáo ở Việt Nam.

3. Biến Quái: Biến quái là sự chung cuộc của sự việc. Biến quái của Đức Tăng Thống là quẻ Bát Thuần Khôn. Bát Thuần Khôn là quẻ chí âm. Khôn tượng về đất như Bồ Tát Địa Tạng là lòng đất. Lòng mẹ như đất vì tình yêu bao la rộng lớn không bờ bến, như nước đại dương không tăng không giảm, không bao giờ cạn. Bát Thuần Khôn có đặc tính hoàn toàn nhu thuận nghĩa là chí nhu. Ba nét trên là Khôn thuộc thổ là khôn thượng hay ngoại khôn. Ba nét dưới là Khôn hạ hay nội khôn. Hai quẻ trên dưới đều là thổ. Trên dưới nơi đâu cũng là đất, vì thế quẻ Khôn có bốn đức: Nguyên, Hạnh, Lợi, Trinh.

Nguyên: có nghĩa đầu tiên và lớn. Nguyên ứng nơi Ngài Quảng Độ là sự giác ngộ về Tâm Từ. Từ bi có trí tuệ, không phải là loại từ bi một chiều.

Hạnh: Có nghĩa là thông thái và tiện lợi. Hạnh ứng nơi Ngài Quảng Độ là Trí giác ngộ về Vô Thường.

Lợi: Có nghĩa là thoả thích và tiện lợi: Lợi ứng nơi Ngài Quảng Độ là sự giác ngộ về tánh Vô Sở Hữu.

Trinh: Chính và bền chặc cho đến cùng. Trinh ứng nơi Ngài Quảng Độ là giác ngộ Tín và Nguyện. Tín và Nguyện tự nó bền chắc mà không cần cố gắng dụng sức, gọi là Vô Công Dụng Đạo.

Biến quái Bát Thuần Khôn ứng nơi Ngài Quảng Độ nói lên một trí tuệ giác ngộ nghiệm chứng được thế thái nhân tình và cuộc đời vô thường huyễn giả, xưa nay bao nhiêu các bậc tài trí anh hùng, công hầu khanh tướng từ nghèo như gã ăn mày tận đáy cho đến bậc đế vương sang giàu tột bậc cũng vì chưa hiểu đặng nghĩa vô thường mà chịu nhiều khổ đau tang thương biến đổi. Vì lòng tham danh lợi mà họ đã xem thường đạo nghĩa huynh đệ thầy trò, nham hiểm, phản trắc mang tội bất nhân bất nghĩa cho đến vô luợng kiếp trong ba nẻo thấp luân hồi. Theo thông thường, sự giác ngộ của các bậc La Hán hay Bồ Tát có hai lối. Lối giác ngộ thứ nhất do thực hành sâu xa pháp tu Chỉ Quán mà giác ngộ, như các pháp tu Ngũ Đình Tâm Quán… Lối giác ngộ thứ hai do khổ đau mà chứng nghiệm tánh Không như trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, hai mươi lăm thánh quả từ hai mươi lăm căn, trần, thức mà viên chứng Bồ Đề. Ngài Quảng Độ chứng ngộ trong lối thứ hai. Chính vì nhìn thấy hình ảnh oái oăm thế thái nhân tình này, mà Đức Tăng Thống không còn trông chờ hy vọng vào ai được nữa. Ngài chính thức quyết định con đường tự độ nghĩa là chuyển sang một pháp tu khác để mau thành Phật. Chỉ có thành Phật mới có đủ phương tiện nhiệm mầu cứu thoát chúng sanh. Cho nên Ngài mới nói :”Chết thì thôi , chứ Giáo Hội Làm sao bỏ được.” là đồng với câu nói: “Sanh tử vô thường, tận độ chúng sanh.” Ngài đã tuỳ duyên ra đi mà không còn chút vui hay buồn như hình ảnh Ngài ngồi trên chuyến xe lửa ra Bắc. Đó là ý nghĩa Bát Thuần Khôn – Cực thuận, thuần âm. Thuần âm cũng có nghĩa là trở lại (vật cùng tất biến; vật biến tắc thông). Theo tượng số thì Ngài Quảng Độ sẽ trở lại. Và có thể khi Ngài trở lại, GHPGVNTN sẽ kết hợp với Phật Giáo Thế Giới Hải Ngoại nào đó để chấn chỉnh giới luật và thanh lọc tu sĩ như thời vị sơ tổ dòng phái mũ vàng Galupa đã làm trong thế kỷ thứ 14 ở Tây Tạng. Vì Biến quái là quẻ chung kết cũng là quẻ Bát Thuần Khôn, mọi sự vận hành xưa không còn tiếp tục như trước mà chuyển qua thời kỳ Thái Dương. Điều đó nói lên Giáo Hội sẽ không tìm ra và bầu ra một vị Tăng Thống Thứ Sáu sau Ngài Quảng Độ, mà có thể Giáo Hội có sự hình thành một cơ cấu mới (re-form) để thích hợp với Phật Tử Hải Ngoại và toàn cầu. Hiện tại vì hoàn cảnh đất nước bị Tàu xâm chiếm, có rất nhiều người ở Việt Nam đút lót tiền bạc, giả làm sư quốc doanh chạy trốn sang ngoại quốc tạo ra cảnh tu hành giả dối, người tu thật và người tu giả đều có chùa và mặc áo vàng như nhau, gây cảnh vàng thau lẫn lộn. Còn ở hải ngoại hầu như các tu sĩ đều chạy theo danh lợi. Họ ham muốn chùa lớn, tiền nhiều, xem việc cầu an, cầu siêu cho chúng sanh là phương tiện sinh sống và làm giàu; sự tu hành của người xuất gia không còn mang truyền thống giải thoát khổ đau và giải thoát tri kiến, đắc quả Niết Bàn, cứu độ chúng sanh như lời Phật dạy nữa. Tuy nhiên Phật tử thời nay rất sáng suốt, họ sẽ phân biệt được tu sĩ nào đáng cúng dường; tu sĩ nào không đáng được cúng dường, vì thế chắc chắn sẽ có những vị thế ngoại cao tăng, thường là các Bồ Tát hoá thân, vì sự trả ơn Phật và sự trả ơn Chúng sanh, họ sẽ đứng lên bảo vệ giới luật và kêu gọi sự thanh lọc trong hàng ngũ tăng ni. Họ sẽ là những chân tu, không gia cư, không chùa chiền, không tài sản, không banking, đắc Vô sở hữu và Vô úy thí, có đầy đủ Tứ Vô Lượng Tâm, và có sự trong sạch đối với Dâm, Sát, Đạo, Vọng, họ chính là những bậc Bát Địa trở lên. Những vị đó xứng đáng lãnh đạo Tăng Già thế giới. Khi các tu sĩ tu giả bị khám phá và không ai đến cúng dường nữa thì tự nhiên họ sẽ hoàn tục để đi làm việc lao động kiếm tiền như bao nhiêu người khác. Sự di dân qua lãnh vực tôn giáo không phải là chuyện nhỏ, do đó trước sau gì chánh quyền các nước cũng nhận ra điều đó. Lúc bấy giờ những danh sách các sư giả nhập cảnh qua diện tôn giáo sẽ bị bắt buộc hồi hương như danh sách 330,000 sinh viên Tàu ở Mỹ bị hồi hương trong năm 2018 là điều tất yếu sẽ xảy ra. Đó cũng là một sự ảnh hưởng của quẻ Bát Thuần Khôn cho tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong tương lai.

Riêng tôi, tôi cũng cầu mong Ngài đuợc Phật Lực gia trì. Mọi sự bình an. Những ai có dịp sống chung hay sống gần Ngài Quảng Độ lúc này, nếu có thể giúp đỡ Ngài được phần nào hay phần nấy, chắc chắn người đó có công đức lớn sau này. Sau đây là một câu chuyện trong Đại Tạng Kinh, do Ngài A Nan kể lại về một người do cứu một vị chân tu mà kiếp nào cũng không bị chết yểu, và cuối cùng gặp Phật, chứng quả A La Hán.

Ngài A Nan tường thuật:

“Chính tôi được nghe một lần Đức Phật ở nước La Duyên, tịnh xá Trúc lâm. Có một gia đình giàu có, người chồng làm đến chức Phụ tướng cao sang. Người vợ sanh ra một đứa con trai kháu khỉnh, trong nhà xuất hiện những điềm may mắn lạ thuờng. Hai vợ chồng mới cho mời các thầy tướng số đến xem tướng cho con mình. Có một tướng sư rất giỏi đến xem tướng xong rồi đặt tên cho đứa bé trai này tên là Hằng Như Đạt (tức là một người muốn gì thì được nấy). Đứa trẻ lớn lên học hành thông sáng, nhưng có một điều là Hằng Như Đạt thường thích học đạo và ham nghe các vị Sa Môn giảng thuyết kinh Phật. Hằng Như Đạt nghe được thấm nhuần, thấy mọi việc trên đời không có gì vững chắc, như bọt nổi, như mây trôi, tan tụ vô thường. Như Đạt quyết tâm xuất gia tu cầu giải thoát, nghĩ xong Như Đạt mới về nhà trình bày với cha mẹ mình như sau:

– Thưa cha mẹ, được làm người là khó, được gặp Phật tại thế lại càng khó hơn. Hiện nay có một Đức Phật ra đời, mục đích cứu người ta ra khỏi vòng trầm luân khổ ải. Vậy xin cha mẹ cho phép con xuất gia tu đạo, được phúc vô lượng vô biên.

Cả hai cha mẹ của Hằng Như Đạt mới nói:

– Con ơi! Việc tu đạo cũng tốt, nhưng cực khổ lắm, đoạ đày thân thể nơi chốn chùa chiền, muối dưa hiu quạnh. Cha làm quan Phụ tướng, có quyền cao chức trọng, của cải đầy kho, không ai sánh kịp. Cha mẹ chỉ sinh ra có một mình con để nối nghiệp nhà. Nay con muốn đi xuất gia thì của cải tài sản này để lại cho ai đây? Rồi mai kia cha mẹ già nua bịnh hoạn, còn biết nương nhờ vào ai sớm hôm chăm sóc?

Hằng Như Đạt biết ý cha mẹ ngăn cấm nên từ tạ lui ra. Từ đó ngày đêm buồn rầu, rồi tự nghĩ:

– Thôi thì thà mình tự sát để thác sanh vào gia đình thường dân thì mới mong có cơ hội xuất gia.

Nghĩ xong Hằng Như Đạt một mình ra đi lên đỉnh núi cao rồi buông mình rơi xuống. Tưởng làm như thế là chết, nhưng thân thể không bị thương tích gì cả. Hằng Như Đạt sau đó lại nhảy xuống giòng sông lớn nhưng lại không chìm. Cuối cùng cậu ta uống độc dược, nhưng thuốc độc cũng không hại được. Quá chán nản, Hằng Như Đạt mới tìm cách trộm lấy y phục của hoàng hậu và cung nữ của vua A Xà Thế trong khi họ đang bơi lội trong hồ tắm ở hoàng cung. Quan Môn Giám bắt được mới mang Hằng Như Đạt giao cho vua A Xà Thế. Bấy giờ vua A Xà Thế rất giận sai người mang Hằng Như Đạt ra pháp trường xử chết.

Thoạt đầu vua sai người giương cung bắn, nhưng mỗi khi bắn thì mũi tên quay đầu trở lại nhà vua, làm vua A Xà Thế phải né tránh. Cứ bắn như thế ba lần, thì ba mũi tên đều quay lại nhà vua hết. Vua A Xà Thế ớn lạnh, mới hỏi Hằng Như Đạt:

– Nhà ngươi là ai? Là Thiên, Long, Quỉ, Thần mà có phép lạ như vậy?

Hằng Như Đạt mới nói:

– Tâu Bệ hạ, tôi có việc riêng. Nếu Bệ hạ giúp tôi được thì tôi xin nói.

Vua A Xà Thế đáp:

– Ngươi cứ nói. Nếu giúp được thì ta sẽ giúp cho.

Hằng Như Đạt nói:

– Tâu Bệ hạ! Tôi chẳng phải là Thiên, Long, Quỉ, hay Thần chi hết. Chính tôi là con Phụ tướng bản triều, vì muốn xuất gia tu học, nhưng cha mẹ tôi không cho, nên tôi muốn chết để sinh nơi khác cho toại nguyện vọng ấy. Nhưng khi tôi lên núi gieo mình xuống lại không chết. Tôi nhảy vào sông lớn, lại không chìm. Tôi uống thuốc độc như uống nước lạnh. Chỉ còn cách là tôi phạm pháp nước thì mới bị tử hình mà thôi, vì thế mà đã làm việc trộm cắp y phục của Hoàng Hậu và các cung nữ như vừa rồi, để hy vọng nhà vua xử tử tôi thì tôi mới đạt được ý nguyện.

Vua A Xà Thế lúc ấy đã sám hối tội giết cha và đã qui y với Phật, nghe nói lấy làm thương hại mà bảo:

– Thôi ngươi cứ an tâm về nhà đi. Ta sẽ bảo Phụ tướng cho ngươi mãn nguyện.

Một hôm nhân buổi đi thính pháp, vua A Xà Thế dẫn Hằng Như Đạt đến chốn Phật. Tới nơi, nhà vua làm lễ với Phật xong mới trình bày ý nguyện của Hằng Như Đạt cho Phật nghe. Nghe xong, đức Thế Tôn mới nhìn Hằng Như Đạt, Ngài mỉn cười và nói:

– Thiện Lai Tỳ Khưu

Hằng Như Đạt nghe vừa dứt, thì tóc trên đầu tự rụng hết, và chiếc áo đang mặc trở thành áo ca-sa, cả thân thành tướng Tỳ Khưu. Sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, tâm ý khai ngộ, tức chứng được Tam Minh và Lục Thông, thành quả A La Hán trước mặt mọi người.

Thấy thế, vua A Xà Thế sửng sờ, vội vã quì xuống hỏi Phật:

– Bạch đức Thế Tôn! Hằng Như Đạt đã trồng căn lành gì mà khi gieo mình trên núi xuống mà thân không bị thương tích, xuống nước không chìm, uống thuốc độc không chết, tên bắn không trúng, hơn nữa khi gặp Thế Tôn chỉ có một lần mà đắc được đạo quả A La Hán nhanh chóng như thế? Xin Ngài từ bi giảng dạy.

Phật đáp:

– Đại Vương! Cách đây đời quá khứ, vô số kiếp về trước có một nước lớn tên là Ba-La- Nại. Vua nước ấy tên là Phạm Ma Đạt. Một hôm vị vua đưa các cung nữ vào rừng mở tiệc ăn uống đàn hát ca múa. Trong khi tiếng đàn tiếng nhạc réo rắc hoà lẫn ca khúc ngân giọng cao giọng trầm của đoàn mỹ nữ, thì bên ngoài bìa rừng có người hát hoạ lại. Nhà vua nghe được tiếng hoạ lại đó liền nổi giận cho quân bắt người kia về, rồi sai lính mang đi xử tử.

Vừa lúc đó có một ông quan đại thần đi chơi về bắt gặp. Ông hỏi người lính rằng:

– Người này có tội gì mà mang đi giết vậy?

Người lính đáp:

– Thưa Ngài! Anh này bị tội hoạ lại giọng hát của các mỹ nữ.

Vị quan đó thầm nghĩ: “Chỉ có thế mà giết người thì thật là vô lý quá.”

Nghĩ xong ông ta nói:

– Hãy khoan hành quyết người này. Để ta vào nói chuyện với vua.

Khi gặp vua, vị quan mới nói:

– Tâu Bệ hạ! Kẻ kia chưa đáng tội chết, vì tội chưa nặng lắm. Tuy có hoạ lại tiếng, nhưng không ra mặt, và cũng không có gì chứng tỏ có sự giao thông dâm dục. Cuối xin Bệ hạ tha cho hắn ta khỏi chết.

Nghe nói có lý, nhà vua bằng lòng tha cho người đó khỏi chết.

Người được tha chết, lòng mừng rỡ, trả ơn lại cho vị Đại Thần bằng cách phục vụ trung thành với ông trong nhiều năm tháng. Một ngày kia, người đó nghĩ rằng: “Sự dâm dục giết người hơn đao kiếm. Trước đây ta suýt chết cũng do lòng dục vọng. Sinh tử vô thường nhanh như chớp sáng, như sương động trên đầu ngọn cỏ, sáng có chiều không, thân này chẳng bao lâu sẽ vào cửa chết, vậy ta nên tầm đạo giải thoát.”

Nghĩ xong người ấy mới trình bày với vị quan để lên đường tầm sư học đạo. Vị quan Đại Thần đó mới căn dặn ông rằng:

– Khi nào ông học đạo thành công thì hãy về đây cho tôi gặp lại một lần nữa.

Ông ta từ giã vị quan Đại Thần rồi lên núi tu học với một đệ tử của Phật, chuyên tâm hành thiền suy xét đạo lý, không bao lâu tinh thần tự nhiên khai ngộ, hiểu thấu nguồn chân, thành ngôi Bích Chi Phật. Vì giữ lời hứa với vị quan Đại Thần nên Ngài trở về nhà vị quan này, và hiện ra mười tám phép thần biến như bay trên hư không, nơi mình phun ra nước và lửa, phóng đại quang minh chói loà khắp trời đất. Ông quan Đại Thần thấy phép thần biến cao siêu, trong lòng vui vẻ, kính trọng và khấn nguyện rằng:

– Kính lạy Ngài! Tôi có phúc duyên được cứu Ngài năm trước, vậy xin cho tôi đời đời được phú quí giàu sang, tuổi thọ cao đẹp hơn người đời. Xin cho tôi có trí tuệ và đức tướng cũng được như Ngài.

Nói đến đây, đức Phật mới nhắc vua A Xà Thế rằng:

– Đại Vương! Vị quan đại thần cứu sống người hoạ tiếng ca thuở đó chính là Tỳ Khưu Hằng Như Đạt. Bởi do duyên lành cứu vị Bích Chi Phật mà Hằng Như Đạt sinh ra đời nào cũng không bị chết yểu, cũng do phúc duyên đó mà ngày nay gặp ta được chứng đạo giải thoát.” (Trích trong Kinh Hiền Ngu, Phẩm thứ sáu – Cầu Tự. Thích Trung Quán dịch)

Thưa các vị thiện nam tử, Ngài Quảng Độ có hạnh Bồ Tát. Nếu quí vị có cơ hội gần gũi hộ pháp cho Ngài thì quí vị đã tự vun trồng công đức to lớn vĩ đại vô cùng, vì không phải ai cũng có cơ hội gần gũi phục vụ cho Ngài được. Công đức đó cuối cùng sẽ làm cho quí vị ở kiếp nào cũng có một thân thể thông minh đẹp khỏe và tuổi thọ viên mãn, cuối cùng tu hành đắc đạo như vị A La Hán Hằng Như Đạt. Muốn nghiệm lại điều tôi nói có đúng hay không thì quí vị cứ đi tìm trên khắp thế giới này, muốn có một Ngài Quảng Độ thứ hai nữa thì sẽ không bao giờ tìm ra được.

Để kết thúc bài viết này, tôi xin thành tâm kính nguyện Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ sự bình an trong vòng tay của Đức Phật.

Nỗi buồn man mác từ khi,
Nước trôi cầu gãy còn chi mong về.
Thương người ngàn dậm sơn khê,
Mang theo lời nguyện độ về chúng sanh.
Thương chân Bồ Tát hạnh lành,
Thế gian cọng nghiệp, cũng dành riêng mang.
Trong nhà đám lửa cháy lan,
Chạy ra rồi lại chạy tràn vào trong.
Cứu ai chạy tây chạy đông?
Hoàng Thiên nhìn thấy nghẹn lòng xót thương.
Hạnh tu Bồ Tát đâu thường,
Chết rồi sống lại mới tường tử sanh.
Có ai mong tới Tây Thành,
Mà tâm cứ mãi đắm sanh Ta Bà?
Nguyện Ngài, bát nạn thông qua,
Dứt cơn bỉ cực đăng toà thái lai.
Nguyện Ngài đốt đuốc đêm dài,
Cho người trông thấy nẻo ngay đường lành.
Nguyện Ngài giống trống pháp thanh,
Cho người nghe được tâm lành mở toang.
Nguyện Ngài chèo chiếc đò ngang,
Vớt người chìm nổi Tây Phang đặng về
Nguyện Ngài nán lại cõi mê
Độ người hữu phúc đưa về Như Lai
Nguyện Ngài xông chốn trần ai,
Vô Công Dụng Đạo dạy bài nhân duyên
Xin đừng làm độc mộc thuyền (La Hán Thừa)
Xin Ngài nhớ lại lời nguyền kiếp xưa.
Hạnh tu Bồ Tát Đại Thừa,
Xả thân Bồ Thí mới vừa nguyện Vương.
Phật đâu ngự ở Tây Phương,
Trong Tâm có Phật, Phật Thường là Tâm
Dụng Tâm tìm Phật là lầm,
Quang minh chính đại, Phật Tâm sáng ngời.
Nguyện Ngài đắc đạo cao ngôi,
Công thành quả mãn, cứu đời khổ đau.

(Huệ Lộc)

 

Kính bút
Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
10/12/2018

 

 

 

Check Also

Các nhà bảo vệ môi trường và nhân quyền ở Việt Nam đón Ngày Quốc tế Nhân quyền trong tù ngục

PARIS, ngày 10 tháng 12 năm 2023 (VCHR) – Ủy Ban Bảo vệ Quyền làm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *