109 vị Dân biểu Quốc hội Âu châu cùng ký tên trong một bức Thư Ngỏ gửi các cơ quan lãnh đạo Liên minh Âu châu và 25 vị Nguyên thủ yêu sách “đặt vấn đề nhân quyền vào trọng tâm các cuộc thảo luận tại Thượng đỉnh ASEM ở Hà Nội” và Liên minh Âu châu phải “yêu sách trả tự do tức khaéc và vô điều kiện cho Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ và 6 vị giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (là Giáo hội truyền thống, độc lập, bị cấm hoạt động từ năm 1981)” .
Qua Thư Ngỏ, các vị Dân biểu Quốc hội Âu châu cũng nói lên mối quan ngại sâu xa về sự kiện thiếu dân chủ và tự do báo chí trong việc tổ chức Diễn Ðàn Nhân dân ASEM 5 tại Hà Nội thượng tuần tháng 9 vừa qua, và tố cáo sự kiện “các xã hội dân sự Việt Nam vaéng mặt tại Diễn đàn, báo chí Việt Nam và quốc tế bị ngăn cấm tham dự”.
“Sự phẫn nộ trong thế giới đã thành phong trào dâng cao trước hiện trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam – là nước chủ nhà tổ chức Thượng đỉnh ASEM – mà lời kêu gọi hôm nay của 109 vị Dân biểu Quốc hội Âu châu đại biểu cho sự bất bình ấy”, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, bình luận như thế khi đang hoạt động với các vị Dân biểu tại Quốc hội Âu châu ở thủ đô Bruxelles.
41 yếu nhân trong số 109 Dân biểu ký tên là những khuôn mặt sáng giá vừa đaéc cử vào Quốc hội Âu châu sau khi Liên minh Âu châu nới rộng thành 25 quốc gia, như : ông Edward McMillan-Scott, Phó chủ tịch Quốc hội Âu châu, ông Hans-Gert Poettering, Chủ tịch Ðảng Bình dân Âu châu và Dân chủ Âu châu (EPP-ED, đảng đa số), ông Graham Watson, Chủ tịch Nhóm Liên minh Dân chủ và Tự do Âu châu, Bà Monica Frassoni và ông Daniel Cohn-Bendit, Ðồng chủ tịch Ðảng Xanh và Liên minh Tự do Âu châu (Green/ALE), ông Harlem Desir, bà Magda Kosane Kovacs, ba Pasqualina Napoletano và ông Jan Wiesma, Ðồng Phó chủ tịch Ðảng Xã hội Âu châu (ESP), ông Elmar Brok, Chủ tịch Ủy ban Ðối ngoại Quốc hội Âu châu, bà Hélène Flautre, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Âu châu, ông Charles Tannock và ông Johan Van Hecke, Ðồng Phó Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Âu châu, ông Max Van den Berg, Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển Quốc hội Âu châu, Cựu Ủy viên Âu châu bà Emma Bonino và ông Marco Pannella, lãnh đạo Ðảng Cấp tiến Liên quốc gia, ông Vytautas Landsbergis, cựu Tổng thống Lithuania, ông Bronislaw Geremek, cựu Ngoại trưởng Ba Lan, ông Alain Lamassoure, cựu Bô trưởng Pháp, v.v… (Xin xem danh sách 109 vị Dân biểu dưới đây với những chức vụ quan trọng của những yếu nhân mà chúng tôi không thể ghi hết trên đây).
Bức Thư ngỏ của 109 vị Dân biểu Quốc hội Âu châu nhaéc nhở rằng ngày khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh ASEM tại Hà Nội cũng là ngày mà đúng một năm trước đây “nhà cầm quyền Việt Nam tung chiến dịch đàn áp hung tợn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”. Các vị Dân biểu Quốc hội Âu châu lấy làm tiếc cho sự kiện Quốc hội Âu châu ra Quyết nghị ngày 20.11.2003 kêu gọi cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, thế nhưng “Việt Nam chẳng chịu trả tự do cho nhị vị giáo phẩm cao cấp Phật giáo (Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ). Cả hai vị từng trải qua trên 23 năm tù tội vì đã dấn thân vận động ôn hòa cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền”.
Hiện nay Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, bị quản chế khaét khe vì Nhà nước tố cáo “lưu giữ những tài liệu bí mật quốc gia”, dù không có án lệnh. Nhưng các vị Dân biểu Quốc hội Âu châu thì cho rằng “”tội phạm” thực sự của hai ngài chỉ là sự gaén bó vĩnh viễn đối với tự do tôn giáo và nhân quyền”.
Căn cứ những công ước mà Việt Nam tham gia ký kết, như Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị, Hiệp định hợp tác kinh tế Liên Âu – Việt Nam năm 1995, cũng như nhu cầu thiết yếu về nhân quyền của một Nhà nước pháp quyền cho sự phát triển dài lâu, mà cũng là nền tảng cho tiến trình hợp tác Á Âu, các vị Dân biểu Quốc hội Âu châu nhấn mạnh đến nghĩa vụ song đôi của Việt Nam, vừa là thành viên ASEM vừa là nước chủ nhà của Thượng đỉnh ASEM, Việt Nam phải bảo đảm thực sự các quyền cơ bản.
Bức Thư Ngỏ này được gửi đến Thủ tướng Luxembourg, Jean-Claude Juncker, là người chủ tọa Hội đồng Âu châu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEM, Thủ tướng Hòa Lan, Jan Peter Balkenende, Ngoại trưởng Hòa Lan, Bernard Bot, hiện nay Hòa Lan giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh Âu châu, đồng thời Thư Ngỏ cũng gửi đến Chủ tịch Hội đồng Âu châu và 25 vị Nguyên thủ quốc gia trong Liên minh Âu châu.
Sau đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn bức Thư Ngỏ ấy :