Home / Diễn Đàn / Thầy giáo Đinh Đăng Định chết khi Hà Nội chống đối Nghị quyết bảo vệ Người đấu tranh bảo vệ Nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, bài xã luận trên nhật báo Wall Sreet Journal

Thầy giáo Đinh Đăng Định chết khi Hà Nội chống đối Nghị quyết bảo vệ Người đấu tranh bảo vệ Nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, bài xã luận trên nhật báo Wall Sreet Journal

Download PDF

PARIS, ngày 16.4.2014 (PTTPGQT) – Hôm ngày thứ hai, 14.4.2014, báo Phố Wall / Wall Street Journal, nhật báo của Hoa Kỳ có số phát hành một triệu bản mỗi ngày, đã đăng bài xã luận của ông Võ Văn Ái dưới tựa đề “Cái chết của thầy giáo Đinh Đăng Định — Vào lúc Hà Nội chống đối Quyết Nghị Nhân quyền của LHQ, nhà hoạt động Đinh Đăng Định chết vì lơ là y tế”. Xin mời độc giả đọc bài Việt dịch dưới đây.

Cái chết của Thầy giáo Định ở Việt Nam

Vào lúc Hà Nội chống đối Quyết Nghị Nhân quyền của LHQ,
nhà hoạt động Đinh Đăng Định chết vì lơ là y tế

bài viết của VÕ VĂN ÁI
ngày 14.4.2014

Tháng trước Hội đồng Nhân quyển LHQ gia tăng nhiệm vụ cho Báo cáo viên đặc nhiệm trong công tác theo dõi sự đàn áp những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền (Human rights defenders) trên thế giới. Vào lúc cuộc bỏ phiếu đang xẩy ra, thì một trong những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền đáng kính tại Việt Nam, Đinh Đăng Định, đang hấp hối vì ung thư dạ dày nơi ngôi nhà tồi tàn ở Đắk Nông. Trong thời gian thi hành án hai năm tù, trên sáu năm bị kết án, vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa”, ông bị khước từ không cho chăm sóc thuốc men, lại bị hành hung, đánh đập, thay vì chữa trị mỗi khi ông rên la đau đớn. Rồi bỗng nhiên Đinh Đăng Định được Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang “ân xá” hôm 21 tháng 3. Hai tuần sau ông qua đời vào ngày 3 tháng Tư.

Ông Định, 51 tuổi, cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân và giáo viên dạy môn Hoá học trường Trung học. Thời gian Liên Xô sụp đổ những năm 90, Định mơ ước Việt Nam cũng sẽ đổi thay. Đến thời Việt Nam mở cửa nhanh chóng cho Internet năm 2005, ông bắt đầu gửi lên các blogs những bài viết kêu gọi cho đa nguyên chính trị và nhân quyền. Định thuộc những người đầu tiên lên tiếng về thảm hoạ bauxite nơi vùng ông cư ngụ ở Tây nguyên. Bỏ thầu cho các công ty Trung quốc sử dụng những kỹ thuật khai thác bauxite lỗi thời, thải ra hàng tấn bùn đỏ độc hại, dự án khai thác là thảm nạn sinh thái, ô nhiễm các nguồn nước gây hại cho hàng nghìn bộ tộc cư dân. Được gọi một cách thân tình là “thầy giáo Định”, Định vận động các cư dân địa phương ký kiến nghị chống lại “dự án quá tham vọng và ngu ngốc”.

Hoạt động của ông được dân chúng địa phương hậu thuẫn, nhưng đồng thời ông trở thành mục tiêu cho nhà cầm quyền sách nhiễu. Bất ngờ vào tháng 10 năm 2011 Đinh Đăng Định bị bắt và bị kết án sáu năm tù giam qua một phiên toà sơ sài, không có luật sư biện hộ ở Đắk Nông. Phiên phúc thẩm xử y án trong vòng 45 phút.

Định bị đau dạ dày trầm trọng thời gian giam giữ ở trại tù An Phước tỉnh Bình Dương miền nam. Thay vì chăm lo y tế chữa trị, quản giáo đánh đập ông và biệt giam vào xà lim. Gia đình kinh ngạc trước sức khoẻ sa sút nhanh chóng của ông. Tháng 11 năm 2013 ông được đưa vào bệnh viện của Bộ Công an. Tại đây ba phần tư dạ dày bị cắt bỏ. Các y sĩ cho biết ông bị ung thư dạ dày cấp tính. Dù sức khoẻ còn nguy kịch sau cuộc giải phẫu, ông bị đưa trở lại trại giam.

Sự cư xử vô nhân đạo của Hà Nội đối với nhà hoạt động sinh thái ôn hoà, dấy lên những phản ứng chống đối quốc tế, kể cả thư phản đối của nhiều vị Đại sứ Hoa Kỳ và Liên Âu. Khi Định nhập viện lần hai vào tháng giêng năm nay, bệnh ung thư coi như hết thuốc chữa, lãnh đạo nhà nước Việt Nam tự cho mình quyền hào hiệp, thừa biết rằng họ chẳng mất mát gì. Chủ tịch Nước ra lệnh ân xá vào tháng ba, mà chẳng cần nhắc tới cơ sở nhân đạo. Lý do cuộc ân xá là “để đáp ứng yêu cầu đối nội đối ngoại của Nhà nước”. Theo ngôn ngữ Hà Nội, có nghĩa là chấp nhận áp lực quốc tế khi điều đó phù hợp với nhu cầu của chế độ.

Với sự nhất quán điển hình của chế độ Hà Nội, vào lúc Định Đăng Định lặng lẽ qua đời ở quê nhà, thì Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ khăng khăng chống lại quyết nghị của Hội đồng Nhân quyền LHQ hậu thuẫn những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Đây là quyết nghị gia hạn nhiệm vụ của Báo cáo viên Đặc nhiệm về những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Cơ cấu được thiết lập sau sự kiện LHQ thông qua “Tuyên ngôn Quốc tế cho những Người đấu tranh Bảo vệ Nhân quyền” năm 1998, quy định quyền của tất cả mọi người dấn thân ôn hoà bảo vệ nhân quyền cho người khác, đồng thời định rõ trách vụ của các quốc gia là phải trợ thủ cho những nhà hoạt động thực thi hành động của mình mà không sợ bị đàn áp hay bắt tù.

Kết cấu với Belarus, Trung quốc, Cuba, Nga, Saudi Arabia và các đối tác khác, Việt Nam, nay là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, mưu toan chận đứng Quyết nghị và yêu cầu sửa đổi nhằm hạ thấp nhiệm vụ này — may mắn thay Việt Nam và đồng bọn đã thất bại. Trong cuộc họp kín ấy, một thành viên phái đoàn Việt Nam tuyên bố rằng “Những kẻ gọi là người đấu tranh bảo vệ nhân quyền (Human rights defenders) là nhóm không cần phải bảo vệ. Vả lại “Chữ “người đấu tranh bảo vệ nhân quyền” không hiện hữu tại nước tôi”, theo lời một nhà ngoại giao tiết lộ với chúng tôi.

Những tuyên bố như thế vọng đáp cho lời ông Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc lên tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève hồi tháng 2 vừa qua, khi ông Ngọc khẳng định rằng Việt Nam kiên trì “chính sách nhất quán” tôn trọng, bảo vệ và thăng tiến nhân quyền cơ bản và hứa hẹn sẽ “mở rộng dân chủ”.

Chữ “người đấu tranh bảo vệ nhân quyền” có thể không hiện hữu trong vốn từ vựng của giới lãnh đạo Cộng sản Hà Nội, nhưng những người dân dũng cảm đang biến từ ngữ ấy vào thực tại Việt Nam. Lời trối trăn của Đinh Đăng Định chẳng đòi hỏi gì cho cá nhân ông, mà kêu gọi thế giới kiểm soát kỹ lưỡng về tình trạng giam cầm trong các nhà tù và trại giam ở Việt Nam, về các cuộc tra tấn và chối bỏ chăm sóc y tế một cách có hệ thống. Ông nói “Đây là điều tối ưu tiên mà cộng đồng quốc tế phải quan tâm”. Quả là điều phải ra tay.

Ông Ái là Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam.

 

The Death of Vietnam’s Teacher Dinh

As Hanoi was opposing a U.N. human rights resolution,
activist Dinh Dang Dinh died of medical neglect.

By VO VAN AI
April 14, 2014 12:46 p.m. ET

The United Nations Human Rights Council last month extended the mandate of a special rapporteur to monitor abuses of human rights defenders around the world. While that vote was happening, one of Vietnams respected human rights defenders, Dinh Dang Dinh, was dying of stomach cancer in his modest home in Dak Nong. After serving two years of a six-year sentence for “anti-Socialist propaganda,” being denied medical care, and receiving beatings rather than treatment when he complained of pain, Dinh Dang Dinh was suddenly “amnestied” by the Vietnamese President Truong Tan Sang on March 21. He died two weeks later, on April 3.

Dinh, aged 51, was a former officer in the Peoples Army and a high school chemistry teacher. As the Soviet Union crumbled in the early 1990s, he dreamed of similar changes in Vietnam. In 2005, with Vietnams rapid opening to the Internet, he began posting articles calling for political pluralism and human rights on independent blogs. He became a leading critic of bauxite mining in his home region, the Central Highlands. Tendered to Chinese firms using obsolete technologies which produced mountains of toxic red sludge, the project was an ecological disaster, polluting the waterways and threatening the environment thousands of ethnic tribes people. Dinh, known affectionately as “teacher Dinh” actively mobilized local residents to sign petitions opposing this “ambitious and foolish project.”

His activism drew the support of many local residents and also made him a target of harassment from the authorities. In October 2011, he was abruptly arrested and sentenced to six years in prison at a summary trial in Dak Nong, with no lawyer to represent him. The sentence was upheld on appeal in a hearing that lasted only 45 minutes.

Dinh experienced severe stomach pains during his detention at An Duong Prison Camp in the southern province of Binh Duong. Instead of granting him medical treatment, the prison wardens beat him and detained him in solitary confinement. His family was horrified by the rapid deterioration of his health. In September 2013, he was taken to a hospital belonging to the Ministry of Public Security, where three-quarters of his stomach was removed. Doctors announced he was suffering from advanced stomach cancer. Despite his critically poor health, he was taken back into prison after surgery.

Hanois inhumane treatment of this peaceful environmentalist triggered strong international protests, including letters from the U.S. and E.U. ambassadors to Vietnam. When Dinh was hospitalized again in January this year and his cancer was pronounced beyond treatment, Vietnams leaders allowed themselves to be magnanimous, knowing they had nothing to lose. The presidential amnesty, delivered in March, did not even pretend to be on humanitarian grounds. It was granted with the purpose of “meeting the requirements of domestic and foreign affairs of State.” In Hanoi-speak, this means giving in to foreign pressure when it fits the needs of the regime.

With a consistency typical of the Hanoi regime, while human rights defender Dinh was dying quietly at home, Vietnams delegation to the U.N. was vociferously opposing a resolution at the Human Rights Council to support human rights defenders world-wide. The resolution would renew the mandate of the Special Rapporteur on Human Rights Defenders. The post was created after the adoption of the landmark “U.N. Declaration on Human Rights Defenders” in 1998, which defines the rights of all people to engage peacefully to defend the rights of others, and specifies the responsibility of states in enabling such activists to conduct their activities without fear of repression or imprisonment.

Joining with Belarus, China, Cuba, Russia, Saudi Arabia and other partners, Vietnam, now a member of the Human Rights Council, sought to block the resolution and proposed amendments – which fortunately were overturned – to undermine the mandate. “People who are so-called human rights defenders are not a vulnerable group,” a Vietnamese diplomat said at a closed-door meeting, according to one of our sources, and besides, “the word human rights defender does not exist in my country.”

These claims echoed the words of Deputy Foreign Minister Ha Kim Ngoc at Vietnams Universal Periodic Review (UPR) in February, who asserted that Vietnam has a “consistent policy” to respect, protect and promote all fundamental human rights and promised that Hanoi would “expand democracy.”

The word “human rights defenders” may not exist in the vocabulary of Hanois communist leaders, but courageous people have made it a reality in Vietnam. With his last words, Dinh Dang Dinh asked nothing for himself, but urged international scrutiny into detention conditions in Vietnams prisons and camps, the torture and systematic denial of medical care : “This is the first thing the international community must pay attention to,” he said. Indeed, it certainly should.

Mr. Ai is president of the Vietnam Committee for Human Rights and Quê Me : Action for Democracy in Vietnam.

Check Also

VCHR và FIDH vạch trần những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam trước cuộc xem xét Báo cáo định kỳ của Việt Nam về Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị

PARIS, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (VCHR) – Trong Báo cáo chung gửi Ủy …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *