PARIS, 7 tháng 11 năm 2022 (VCHR) – Nhân dịp Hội nghị lần thứ 41 của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), đánh dấu 100 năm ngày Liên Đoàn ra đời, được khai mạc tại sảnh đường Toà Đô trưởng Paris. Hơn 450 nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, đại diện các thành viên quốc gia của FIDH khắp nơi trên thế giới về tham dự.
Khách tham dự lưu tâm đến 17 chiếc ghế trống, trên đặt 17 tấm hình, ở sảnh đường, nhằm vinh danh những thành viên FIDH bị cầm tù không đến được. Như trường hợp Luật sư Ales Bialiatski, cựu Phó chủ tịch FIDH vừa được trao Giải Nobel Hoà bình 2022.
Trong phần thảo luận Nghị quyết Khẩn của FIDH về vi phạm nhân quyền trên thế giới tại Hội nghị lần này, tất cả đông thanh biểu quyết tố cáo Nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp xã hội dân sự và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền.
Nhiều Thông điệp Video của Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, Bà Đô trưởng Anne Hidalgo, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, với nhiều lời phát biểu của nhân vật quốc tế, như bà Maria Arena, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu, Chủ tịch Toà án Hình sự Quốc tế, vân vân… gửi lời chào mừng và tán thán.
Các lời chào mừng còn nói lên mối quan tâm tha thiết giải cứu môi sinh và nhân quyền, như Thông điệp vidéo của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron :
“FIDH là tất cả cuộc đấu tranh. Hành động FIDH, hành động của các bạn lưu giữ mãi tính sắc nhọn, vào lúc nhân quyền phổ quát đang bị đặt lại.
“Hành động của các bạn là chìa khoá. Nhờ hậu thuẫn xã hội dân sự ngay nơi hiện trường, mà các bạn làm thay đổi thời cơ.
“Tổ chức kỷ niệm Bách niên ngày ra đời, là vinh danh mọi nam nữ trong thế giới này, đang đem sinh mạng mình phòng thủ chúng ta. Tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng nước Pháp luôn ở cạnh các bạn, và tiếp tục đấu tranh trong gương mẫu và quyết tâm, chống lại bất công khắp mọi nơi. Bởi vì cuộc đấu tranh của các bạn cũng là cuộc đấu tranh của chúng tôi”.
Vì đang công du Bresil, nên bà Đô trưởng Paris, Anne Hidalgo, gửi tới video chào mừng Hội nghị. Qua đó, Bà phát lược lịch sử Nhân quyền khởi động từ Paris với Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789, rồi đến Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do LHQ công bố tại Paris ngày 10 tháng 12 năm 1948, sau trở thành Ngày Quốc tế Nhân quyền. Bà nói :
« Tôi vui mừng thấy Hội nghị được tổ chức nơi đây, trung tâm Paris, vì tại Paris năm 1789 rồi 1948, nam nữ khắp nơi hội về dựng lập nhân quyền bằng nguyên tắc phổ quát. Di sản này là của chúng ta, và chúng ta nhớ mãi. Tôi xin gửi lời cám ơn đến FIDH. Chúng tôi luôn chung vai đấu cật cạnh các bạn, với các bạn ».
Thông điệp video của ông Antonio Guterres, Tổng thư ký LHQ, vinh danh Xã hội dân sự :
« Xã hội Dân sự là điều cần thiết để gìn giữ hoà bình, phát triển và tôn trọng quyền của mỗi người. Xã hội dân sự đánh vang lên cho tiếng nói ẩn khuất bên lề, những tiếng nói tự do và độc lập. Tôi chào đón công trình của FIDH, của những ai hoạt động qua mỗi ngày để bảo vệ nhân quyền khắp thế giới, nhiều khi nguy hiểm đến cả sinh mạng ».
Qua lời phát biểu can đảm của Chủ tịch Phân Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu, Bà Maria Arena, chúng ta hiếm khi nghe đượcsự tiết lộ Quốc hội Châu âu làm ngơ trước các vi phạm nhân quyền của những đối tác như Việt Nam, rồi đưa ra giải pháp. Bà đặt lên câu hỏi sinh tử :
« Chúng ta có lý để tin theo hay bênh vực nhân quyền hay không ? Có chăng tương lai cho Nhân quyền ?”.
“Bà cho biết Liên Âu đã đặt nhân quyền và dân chủ vào nội dung chủ yếu trong các liên hệ ngọai giao, đặc biệt qua các Hiệp Ước Mậu dịch. Nhưng khi các nước đối tác vi phạm nhân quyền trầm trọng, thì Liên Âu lại làm ngơ.
“Muốn bảo vệ nhân quyền, dân chủ thật sự, phải có những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, chứ không thể tiếp tục làm ăn bình thường « business as usual » khi các quyền cơ bản không được tôn trọng”.
Lời của bà rất có ý nghĩa đối với Việt Nam, khi Hiệp Ước Mậu dịch Tự do Liên Âu Việt Nam (EVFTA) ký kết vào lúc Việt Nam vi phạm nhân quyền tiếp diễn không ngừng.
Bà Alice Mogwe, người dấn thân nổi danh Botswana, Chủ tịch FIDH, vừa được tái đắc cử tại Hội nghị kỳ này, giải thích qua diễn văn khai mạc liền sau Đệ nhất Thế chiến : “Ngày 28 tháng 5 năm 1922, theo chân Hội Nhân quyền Đức và Pháp, mười tổ chức nhân quyền Âu châu hội về Paris khởi động thăng tiến hoà bình thông qua nhân quyền và hợp tác giữa các quốc gia nhằm bảo đảm KHÔNG CHO TÁI HIỆN tình trạng khủng khiếp xẩy ra.
“Hôm nay đây, FIDH phát triển thành một Liên đoàn quốc tế bao gồm 192 chi hội trong 117 quốc gia trên năm châu, với nhiều chi nhánh ở Á châu, kể cả Việt Nam.
“Giải Nobel Hoà bình năm nay được trao cho những nhân vật thành viên FIDH (Luật sư Ales Bialiatski, người Biliorusse, Cựu Phó chủ tịch PIDH, 2 tô chức Phi Chính phủ Memorial Nga, và Center for Civil Liberties, Ukraine, xem như thừa nhận hành động của FIDH.
“Giải Nobel Hoà bình năm nay là sự công nhận tuyệt vời cho cuộc đấu tranh này. Đây là Giải Đối kháng. Đối kháng chống Độc tài toàn trị, và chống mọi nỗ lực bóp họng tiếng nói của những ai dám đứng lên tố cáo các vi phạm nhân quyền trong quá khứ cũng như hiện tại. Đây là giải dành cho những anh hùng của mọi ngày, là giải cho những ai đấu tranh cho nhân quyền, nhiều khi phải lãnh lấy tai nạn cho chính mình. Đây chính là quà tặng tuyệt trần cho sự dũng cảm, quyết tâm và vai trò cơ bản tích cực mà người hoạt động bảo vệ nhân quyền gánh lấy trong những hoàn cảnh bị tranh chấp đàn áp. Vì họ là người thay đổi cho hòa bình và công lý”, bà Alice Mogwe giải thích tiếp.
FIDH là tổ chức Phi Chính phủ quốc tế đầu tiên hiến thân hoạt động bảo vệ nhân quyền và đóng góp lớn cho sự thăng tiến nhân quyền trong thế giới. Thành viên nổi danh là ông René Cassin, một trong những cha đẻ bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế được LHQ công bố năm 1948. FIDH cũng là một trong người xướng xuất Toà án Hình sự Quốc tế năm 2002. Hành động của FIDH cho Việt Nam xuất hiện từ những năm 20 thế kỷ trước, khi vận đông phá án tử hình cho hai nhà ái quốc Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Năm 1989, kỷ niệm Cách Mạng Pháp, FIDH đón mời Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR). Chủ tịch VCHR được bầu vào chức Phó Chủ tịch FIDH trong suốt 18 năm. FIDH và các quốc gia thành viên không ngừng tố cáo những vi phạm Nhân quyền tại Việt Nam qua những kỳ Hội nghị mỗi ba năm một lần.
Tại Hội nghị lần thứ 41 (từ ngày 23 đến 27-10-2022) này, tổ chức tại Paris, toàn thể các đại biểu đồng thanh thông qua với đa số tuyệt đối Nghị quyết tố cáo Việt Nam sử dụng luật để xem khinh các quyền tự do cơ bản quốc tế và pháp lý hoá những điều tuỳ tiện nham nhở, đàn áp các biểu hiện tự do của xã hội dân sự nói chung với những bằng cớ sai lầm. Ở trường hợp này, FIDH đưa ra các vụ việc đàn àp các nhà hoạt động môi sinh Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, Đặng Đình Bách và Nguỵ Thị Khanh bị kết án tù vì “trốn thuế” hay Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù. Các Quốc gia thành viên FIDH cũng rất quan ngại các án từ hình được thi hành tăng gấp đôi 10 năm qua trong những điều kiện bất nhân.
Toàn văn Nghị quyết :
Nghị quyết về trình trạng Nhân quyền tại Việt Nam năm 2022
FIDH và tất cả thành viên tham dự Hội nghị lần thứ 41 tại Paris,
– Nhận xét rằng trong ba năm qua, có ít nhất 85 nhà tranh đấu, hoạt động bảo vệ nhân quyền, trong có 17 phụ nữ, bị bắt, và 113 nhà hoạt động, trong có 17 phụ nữ bị kết án lên tới 15 năm tù;
– Nhận xét rằng Việt Nam tiếp tục và chuẩn y các luật, nghị định, bất xứng với nghĩa vụ quốc tế chiếu theo Hiến chương Quốc tế Nhân quyền (như các điều ghi trong bộ Luật Hình sự về “an ninh quốc gia”, luật báo chí, luật tôn giáo, tín ngưỡng, luật an ninh mạng, những thiết bị lấy cớ “mạo tin” trong các mạng xã hội…) và sử dụng các luật mơ hồ nhằm biện minh rằng các vi phạm nhân quyền của Nhà nước đều “chiếu theo luật pháp”;
– Lưu ý rằng “luật” mà nhà cầm quyền thường nhắc đến là một khái niệm quá mơ hồ, vì nương theo không riêng các sắc luật do Quốc hội thông qua, mà còn những quyết định hay nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho phép Nhà nước trừng phạt các hành xử phạm pháp cũng như những hành động chính thống;
– Nhận xét rằng khuôn khổ pháp luật Việt Nam làm thu hẹp không gian tự do của các tổ chức Phi chính phủ bản địa hay quốc tế hoạt động tại Việt Nam, thông qua điều kiện đăng ký và tài trợ, và nhắm hạn chế và kiểm soát xã hội dân sự, đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền và môi sinh;
– Báo động trước những cuộc bắt bớ gần đây và kết án tuỳ tiện từ 2 đến 5 năm tù cho những nhà hoạt đông môi sinh Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, Đặng Đình Bách và Nguỵ Thị Khanh với lý do “trốn thuế”, trong khi họ chỉ phê bình chính sách năng lượng của nhà cầm quyền ngã theo hướng khai thác than đá.
– Nhận xét rằng dự thảo sửa đổi Nghị định 72/2013/ND-CP về sử dụng quản lý Internet làm lay đổ nghiêm trọng tự do ngôn luận và tự do báo chí trên Internet, đặc biệt khi bằt buộc các chuyên gia trắc lượng phải rút xuống các “nội dung bất hợp pháp” trong vòng 24 tiếng đồng hồ;
– Nhận xét rằng số người bị hành quyết tại Việt Nam cao nhất tại Đông Nam Á, và còn gia tăng xấp đôi trong vòng 10 năm qua, và Việt Nam đứng hàng các quốc gia kết án tử hình và thi hành án cao nhất trong thế giới; những trung tâm giam giữ để lên án tử và hành quyết quá đông người và nổi chờ đợi nơi hành lang tử hinh “quá mút mùa”, theo sự tiết lộ của chính nhà cầm quyền; án tử hình xét xử tại các toà án mà quyền bào chữa không được bảo đảm;
– Nhận xét rằng số tội phạm đưa tới án tử hình là những tội phạm chính trị, định nghĩa bằng những từ ngữ mơ hồ và tuỳ tiện, vốn có thể xử án các hành động chính đáng và ôn hoà để thể hiện các quyền tự do cơ bản, thí dụ như sử dụng điều 109 của bộ Luật Hình sự kết tội những ai có ý định phê bình Nhà cầm quyền;
– Nhận xét rằng đang có nguy cơ xử lý bất nhân khi thi hành án tử hình, thực hiện qua tiêm chích chất thuốc độc mà chẳng ai biết nơi sản xuất, bởi vì Việt Nam đã ra Nghị định bó buộc phải ngưng thi hành án nếu kẻ tử hình không chết sau 30 phút chích thuốc độc ba lần;
Tố cáo sự đàn áp quy mô những tiếng nói bất đồng chính kiến hay ly khai, và các xã hội dân sự Việt Nam nói chung, không ngưng sách nhiễu, và kết án tuỳ tiện với những án tù nhiều khi rất nặng đối với những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, các bloggers, nhà báo, hay hoạt động khác… (như trường hợp 15 năm tù dành cho nhà bất đồng chính kiến Phạm Chí Dũng), những cuộc giải tán bạo động người biểu tình, kiểm soat internet, vân vân;
Đặc biệt quan tâm trước những án tù dành cho các nhà hoạt động môi sinh vì tội “trốn thuế” mà thực chất chỉ là cớ nại ra, nhắc nhở rằng hành xử chính đáng của họ như quyền tham gia của người công dân phục vụ lợi ích chung;
Tố cáo việc sử dụng “luật” của nhà cầm quyền Việt Nam để biện minh cho những hành xử nhạo báng của nhà cầm quyền đối với các quyền tự do cơ bản và thị thực tuỳ tiện bất chấp người dân và xã hội dân sự Việt Nam;
Yêu sách Chính quyền đưa luật pháp Việt Nam tuân thủ với nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền; và mời Nhà cầm quyền Việt Nam cộng tác thiện chí với LHQ và Cộng đồng quốc tế cho mục tiêu này; dự thảo sửa đổi Nghị định 72/2013/ND-CP về sử dụng quản lý Internet chỉ làm giới hạn thêm tự do trên mạng, phải huỷ bỏ ngay tức khắc;
Tố cáo những hạn chế không thể chấp nhận và nguy hiểm áp đặt trên các tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam và quốc tế, đặc biệt đối với quyền nhận tài trợ và quyền tự do hành động của họ;
Yêu cầu tạm ngưng thi hành án tử hình để tiến tới sự bãi bỏ, giảm thiểu các tội phạm có thể đưa tới tử hình, đặc biệt những tội phạm chính trị, và, trong mối lo minh bạch, công bố các thông tin cần thiết về án tử hình tại Việt Nam (thống kê các án lệnh, các vụ hành quyết và phạm nhân trong hành lang tử tù, các phương tiện sử dụng để chích thuốc độc, v.v…);
Yêu cầu Liên Âu, nhờ có liên hệ với Việt Nam thông qua Hiệp ước tự do mậu dịch (EVFTA, 2020) dùng những phương tiện sẵn có để áp lực Việt Nam tôn trọng các cam kết mậu dịch và phát triển bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực quyền người lao động và môi sinh.