Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin UBBVQLNVN / Diễn đàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu liệt Việt Nam vào một trong 3 nước đàn áp nhất trên địa cầu và vinh danh Hòa thượng Thích Quảng Ðộ

Diễn đàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu liệt Việt Nam vào một trong 3 nước đàn áp nhất trên địa cầu và vinh danh Hòa thượng Thích Quảng Ðộ

Download PDF

TAIPEH (TAIWAN) – Sau một năm gặp gỡ, bàn thảo, kết liên, “Diễn đàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu” tổ chức Hội nghị hai năm lần thứ nhất tại Ðài Bắc từ ngày 15 đến 18.9.2005 với sự tham dự của 200 đại biểu đến từ 33 quốc gia, đa số thuộc các quốc gia châu Á. Lần gặp gỡ thứ nhất tại Ðài Bắc, Ðài Loan, vào tháng 12.2004 đưa tới việc kết liên các tổ chức dân chủ Á châu và thêm 2 kỳ họp khác tại Kuala Lumpur, Mã Lai, và Bangkok, Thái Lan, nghiên cứu tình hình châu Á và vạch hướng chiến lược, Hội nghị kỳ này vạch ra khung hành động cho hai năm tới 2005-2007.

“Diễn đàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu” là một liên minh của 5 tổ chức : Ðài loan Dân chủ Cơ kim hội do ông Cao Anh Mậu làm chủ tịch, Á châu Cải cách Dân chủ Liên minh ở Singapore do ông Chee Soon Juan làm chủ tịch, Diễn đàn Dân chủ Á châu do ông Võ Văn Ái làm chủ tịch, Ðông Nam Á Quốc hiệp Thế đại Võng lạc, Miến Ðiện, do chị Deborah Stothart làm chủ tịch, và Quốc tế Ðối thoại Xướng nghị Tổ chức ở Phi Luật Tân do ông Augusto P. Miclat làm chủ tịch. Năm tổ chức lập thành Ban Tổ chức hội nghị kỳ này.

Hôm khai mạc, Tổng thống Ðài Loan, Trần Thủy Biển, đã đến đọc diễn văn chào mừng Hội nghị. Trong số những nhân vật quốc tế gửi lời chào mừng qua video chiếu trên màn ảnh có bà Paula Dobriansky, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách sự vụ toàn cầu. Sau đấy là diễn đàn phát biểu của nhiều nhân vật lãnh tụ như các vị cựu Tổng thống Dominican Republic, Salvador, Ðài Loan, cựu Thủ tướng Mông cổ.

Bốn ngày hội nghị tập trung qua 8 tổ thảo luận và nghiên cứu trên các đề tài nóng bỏng thời sự : Vai trò châu Á trong các phong trào dân chủ toàn cầu ; Những chiến lược nhằm tiếp trợ dân chủ hóa các xã hội độc quyền đóng kín ; Những chiến lược nhằm tiếp trợ cho việc chuyển hóa dân chủ tại Á châu ; Những chiến lược nhằm tiếp trợ cho việc củng cố dân chủ tại Á châu ; Sự thức dậy của Trung quốc tác động gì đến tiến trình dân chủ hóa Á châu ; Hồi giáo và vấn đề dân chủ hóa Á châu ; Sự tham gia chính trị của giới phụ nữ Á châu ; Cải tiến công cuộc trách nhiệm hóa chính trị trong các nền dân chủ Á châu.

Các đại biểu Việt Nam có tham luận tại hội nghị kỳ này gồm có ông Võ Văn Ái với đề tài “Những chiến lược nhằm tiếp trợ dân chủ hóa các xã hội độc quyền đóng kín”, Hòa thượng Thích Chánh Lạc với đề tài “Trung quốc nhìn từ Việt Nam”, và chị Ỷ Lan chủ tọa Tổ thảo luận đề tài “Những chiến lược nhằm tiếp trợ dân chủ hóa các xã hội độc quyền đóng kín” và báo cáo tổng kết ở phiên bế mạc.

Trong phiên bế mạc hôm thứ bảy 18.9.2005, toàn thể hội nghị đã đồng thanh nhất ý thông qua bản “Tuyên ngôn Ðài Bắc của Diễn Ðàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu” và “Khung hành động cho hai năm 2005-2007” tại 20 quốc gia Châu Á. Ðây là thành quả hết sức quan trọng sau 4 ngày hội nghị.

Bản “Tuyên ngôn Ðài Bắc của Diễn Ðàn Thế giới Dân chủ hóa Á châu” đưa ra những nhận định về hiện trạng thiếu dân chủ và phi dân chủ tại Châu Á, đề cao những giá trị phổ cập và những nguyên tắc lập thành dân chủ, cũng như kêu gọi hành động bằng những sách lược cụ thể và thích nghi. Trong bản tuyên ngôn này, Việt Nam cùng với Miến ÐiệnBắc Triều tiên là 3 nước bị liệt kê vào “các quốc gia đàn áp nhất trên địa cầu”. Bốn người tù nổi danh trong phong trào đấu tranh cho dân chủ Châu Á được vinh danh trong tuyên ngôn gồm có : Ông Munir ở Nam Dương, Ông Chomchai Neelapaijit ở Thái Lan, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ ở Việt Nam và bà Aung San Suu Kyi ở Miến Ðiện.

“Khung hành động cho hai năm 2005-2007” tại 20 quốc gia Châu Á là một tài liệu dài 10 trang thu tập tất cả những đề xuất được đồng thanh quyết nghị xuyên qua 10 khóa hội thảo tại hội nghị. Khung hành động đề xuất một chương trình cụ thể từ đây cho đến năm 2007 tại 20 quốc gia Châu Á, (Bhutan, Miến Ðiện, Trung quốc, Lào, Bắc Triều tiên, Tây Tạng, Việt Nam, Cam Bốt, Hồng Kong, Mã Lai, Nepal, Pakistan, Singapore, Bangladesh, Indonesia, Mông cổ, Phi Luật Tân, Sri Lanka, Thái Lan và Timor-Leste).

Riêng phần Việt Nam, thì hội nghị nhất tâm hậu thuẫn 4 tiêu điểm chiến lược cho 2 năm tới :

1. Vận động trả tự do cho hai Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ và Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế cùng các tù nhân chính trị, tôn giáo khác ;

2. Ủng hộ và phát huy “Lời kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam”, một chương trình 8 điểm nhằm chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ ;

3. Vận động đòi hủy bỏ Nghị định quản chế hành chính 31/CP và chuẩn bị phát hành “Bạch thư về Cải cách Pháp lý” để cung cấp sự kiện dùng luật pháp để củng cố độc tài cho các chính phủ trong thế giới, cho các quốc gia tài trợ được biết, hầu áp lực cho luật pháp tại Việt Nam, cũng như tại Cam Bốt, Mã Lai, Singapore, v.v… tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ; và

4. Vận động cho những chuyến viếng thăm quốc tế vào Tây nguyên Trung phần nhằm quan sát tình trạng nhân quyền tại đây.



Unicode


VNI


VPS


VIQR

Check Also

VCHR và FIDH vạch trần những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam trước cuộc xem xét Báo cáo định kỳ của Việt Nam về Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị

PARIS, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (VCHR) – Trong Báo cáo chung gửi Ủy …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *