ĐÀI BẮC (ĐÀI LOAN), 25 tháng 10 năm 2019 – Hơn 400 nhà hoạt động Nhân quyền, các nhà lãnh đạo, nghiên cứu đại học, xã hội dân sự khắp thế giới đã về Đài Bắc (Đài Loan) tham dự Đại hội lần thứ 40 của tổ chức Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH, International Federation of Human Rights). Đây là lần thứ nhất trong lich sử FIDH từ khi ra đời năm 1922 có trụ sở tại Paris mở Đại hội Tam niên tại Á châu. Đại hội đã được Bà Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đọc diễn văn khai mạc, qua đó bà nhấn mạnh Đài Loan hậu thuẫn các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền trong thế giới.
Ông Võ Trần Nhật, Tổng Thư ký Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR, Vietnam Committee on Human Rights), thành viên chính thức của FIDH, đại diện Uỷ ban tham dự Đại hội. Trong phần trình bày về hiện trạng nhân quyền Việt Nam, ông Nhật báo động Đại hội về sự gia tăng đàn áp các bloggers, nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các thành viên xã hội dân sự. Đồng thời ông Nhật đệ trình bản “Quyết nghị khẩn cấp về hiện trạng vi phạm Nhân quyền tại Việt Nam”. Đại hội đã đồng thanh quyết nghị thông qua với đa số tuyệt đối.
Bản Quyết Nghị này nêu lên mối quan ngại khẩn thiết trước tình trạng đột biến căng thẳng tại Biển Đông do Trung quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam ở Bãi Tư Chính “đe doạ an ninh trong vùng” làm dấy lên phẫn nộ trong lòng người dân Việt. Quyết nghị cũng tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp có hệ thống mọi lời phê phán hay phản đối ôn hoà trên lĩnh vực nhân quyền, bằng sự bắt bớ và giáng xuống họ những án tù nặng nề các thành viên xã hội dân sự, phạm tội hoá mọi tự do phát biểu bằng thứ pháp lý nghiêm khắc và bằng một chính sách nhằm “gây tạo sư sợ hãi giữa những ai quan tâm tới chuyện công”.
Bản Quyết nghị được Đại hội FIDH thông qua kêu gọi Liên Âu đình chỉ phê chuẫn Hiệp ước Tự do mậu dịch (EVFTA) cho đến khi nào Việt Nam chấp thuận đưa vào Hiệp ước các điều khoản bảo đảm thiết lập thiết bị theo dõi nhân quyền và cơ chế khiếu nại hữu hiệu bảo đảm các quyền tự do cơ bản của người dân. Xin xem toàn văn Quyết Nghị khẩn cuối bản thông cáo.
Ông Võ Trần Nhật cho biết “Bản Quyết Nghị khẩn cấp” này rất có ý nghĩa cho những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam vào lúc Nhà cầm quyền khai triển rộng rãi bộ máy đàn áp, kiểm duyệt, đe doạ và bắt bỏ tù nhằm bịt miệng mọi tiếng nói. Lời tố cáo qua bản Quyết nghị minh chứng rằng xã hội dân sự quốc tế kề vai xã hội dân sự Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho quyền con người, và chẳng bao giờ thúc thủ lặng câm”.
Liên quan đến Việt Nam, một Quyết Nghị khác do Hội Nhân quyền Đài Loan (TAHR) đệ nạp cũng được thông qua tại Đại hội. Quyết nghị này nhắc tới nạn nhiễm ô dọc bờ biển Miền Trung do Hãng Đúc Thép Đài Loan Formosa gây ra năm 2016. Quyết Nghị trách cứ Việt Nam đã thiếu những hành động thiết thực bảo vệ nạn dân, và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khi chẳng quan tâm đến “quyền được bảo vệ sinh thái, quyền ăn uống và chăm sóc sức khoẻ, quyền có công ăn việc làm, quyền tự do biểu đạt, hội họp, quyền được thông tin và quyền được chữa trị”.
Đáng tiếc là phiên toà sơ thẩm Toà án Đài Bắc thông báo hôm 14 tháng 10 quyết định ngày 5 tháng 10 của toà bác bỏ đơn kiện của 7785 nạn dân Việt Nam kiện Công ty Thép Hưng Nghiệp Formosa – Hà Tĩnh, chi nhánh của Tập đoàn Plastic Group của Đài Loan, nại cớ toà không đủ thẩm quyền. Các thành viên FIDH tại Đại hội kêu gọi pháp lý Đài Loan xét lại đơn kháng án của các nạn nhân thảm hoạ môi trường; đồng thời thúc giục Việt Nam chấp nhận cuộc điều tra minh bạch và độc lập về thảm nạn sinh thái do Công ty Thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra, cũng như bảo đảm việc bồi thường tương xứng cho các nạn nhân.
Mục tiêu Đại hội kỳ này là “Giành lại tính phổ quát cho Nhân quyền”, nên 5 ngày Đại hội đã chuyên chú thảo luận chiến lược tăng cường bảo vệ Quyền Con Người ở vào thời đại thế giới lâm cuộc khủng hoảng trầm trọng, nhân quyền bị xâm hại.
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền thành lập tại Paris từ năm 1922, có 184 thành viên thuộc 112 quốc gia trên năm châu. Mỗi 3 năm họp Đại hội một lần để khảo sát những thách thức mới và thiết lập công trình thăng tiến nhân quyền, khai thông chiến lược, cũng như bầu lại ban lãnh đạo FIDH cho 3 năm tới. Trong quá khứ, FIDH không ngừng hậu thuẫn cho nhân quyền Việt Nam, mà dưới thời Pháp thuộc việc phá án tử hình cho hai Cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đầu thế kỷ XX là bước khởi đầu. Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch VCHR đã từng làm Phó Chủ tịch FIDH trong vòng 18 năm (1989-2007).
Quyết nghị khẩn cấp về hiện trạng Vi phạm Nhân quyền tại
Việt Nam
thông qua tại Đại hội
FIDH lần thứ 40 tại Đài Bắc 21-25-2019
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) cùng tất cả quốc gia thành viên tham dự Đại hội lần thứ 40 tại Đài Bắc, Đài Loan
Xét về cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông liên hệ đến các quốc gia Brunei, Trung quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam, trở nên căng thẳng sau cuộc xâm lấn của Cộng hoà Nhân dân Trung quốc, bao gồm những cuộc xâm nhập, phô trương quân sự và tự động chiếm đóng các đảo và bãi đá ngầm, cũng như tấn công ngư dân Việt Nam;
Xét rằng, căn cứ theo vị trí chiến lược quan trọng của vùng nước, qua đó một phần ba giao thương hàng hải quốc tế qua lại, vấn đề này đe doạ hoà bình trong vùng và các nơi khác;
Xét rằng, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với các tàu hải cảnh xâm nhập bãi Tư Chính (Vanguard Bank) thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Trường Sa, gây bao phẫn nộ cùng cực, thế nhưng nhân dân Việt Nam không được quyền biểu lộ sự phản kháng; hai cuộc biểu tình nhỏ trước Đại sứ quán Trung quốc ở Hà Nội hôm 6 tháng 8 vừa qua, và trước Toà Tổng lãnh sự Trung quốc ở Saigon [của các nhân sĩ, trí thức] hôm 10 tháng 8 năm 2019 đã bị nhà cầm quyền nhanh chóng giải tán.
Xét rằng, bằng các cuộc đàn áp mãnh liệt, người dân Việt và xã hội dân sự bị cấm biểu dương sự phản kháng; số lượng tù nhân vì lương thức tại Việt Nam tăng hơn một phần ba trong năm qua (hiện có ít nhất là 130 tù nhân) và bất cứ cuộc biểu tình ôn hoà nào liền bị thẳng tay dập tắt; bắt bớ và án tù nặng nề giáng xuống tức khắc cho những ai dám biểu tỏ đang xẩy ra lúc này;
Xét rằng, để bịt miệng mọi tiếng nói của xã hội dân sự, đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nại Điều 109 trong Bộ luật Hình sự về “hành động nhằm lật đổ chính quyền”, điều luậtđưa tới án tử hình, hoặc những điều khác trong chương “an ninh quốc gia” để trừng phạt các hành xử ôn hoà quyền tự do biểu đạt;
Tố cáo việc sử dụng những điều luật mơ hồ, không minh bạch để phạt tội người dân Việt khi họ hành xử các nhân quyền cơ bản, và cho phép nhà cầm quyền tuỳ tiện và phi lý bách hại các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền hay bất cứ ai muốn được hưởng quyền con người;
Tiếc rằng, tại cuộc Kiểm điểm UPR lần ba, Việt Nam vẫn bác bỏ các khuyến thỉnh bãi truất những điều luật tại chương “an ninh quốc gia” trong Bộ luật Hình sự năm 2015 không tương xứng với các tiêu chuẩn quốc tế;
Tố cáo chính sách kiểm duyệt và kiểm soát thông tin của chính quyền Việt Nam, cũng như việc chính quyền sử dụng nhiều hình thái bức hại (công an bạo hành, hăm doạ, xét xử bất minh, luật lệ hạn định) gây không khí sợ hãi cho những ai muốn góp công vào công vụ;
Kêu gọi Việt Nam chấm dứt các cuộc đàn áp đang diễn, đồng thời tức khắc và vô điều kiện trả tự do cho những ai bị giam giữ vì hành xử chính đáng các quyền tự do cơ bản;
Kêu gọi Liên Âu đình chỉ phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam (EVFTA) cho đến khi nào những điều khoản bảo đảm các quyền tự do cơ bản cho nhân dân Việt Nam được liệt kê, đáng kể nhất, là thiết lập thiết bị theo dõi nhân quyền và cơ chế khiếu nại của người dân, và nhấn mạnh việc Việt Nam phải thi hành nghĩa vụ nhân quyền.
Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế lên án Việt Nam đàn áp xã hội dân sự
RFA – 2019-10-25
Liên đoàn Nhân quyền Quốc Tế (FIDH), trụ sở tại Paris, vào ngày 25 tháng 10 ra thông cáo báo chí lên án Việt Nam gia tăng đàn áp xã hội dân sự và thiếu vắng công lý về môi trường nhân Hội nghị lần thứ 40 tại Đài Bắc.
Theo thông cáo báo chí của FIDH, hơn 400 nhà lãnh đạo về nhân quyền, các vị học giả, và đại diện của những tổ chức xã hội dân sự khắp nơi trên thế giới tham gia Hội nghị lần thứ 40 của Liên đoàn diễn ra từ ngày 21 đến 25 tháng 10. Chủ đề của hội nghị lần này là “Phục hồi Tính Phổ quát của Nhân quyền’.
Đây là lần đầu tiên FIDH tiến hành hội nghị tại một nước Châu Á và đích thân nữ tổng thống nước chủ nhà, Bà Thái Anh Văn, đến khai mạc hội nghị.
Tại hội nghị, ông Võ Trần Nhật, người đại diện cho Ủy Ban Quyền Làm Người Việt Nam, một thành viên của FIDH, lên tiếng cảnh báo về tình trạng gia tăng đàn áp các bloggers, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.
Một nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Việt Nam được nhất trí thông qua tại hội nghị. Nghị quyết lên án biện pháp đàn áp có hệ thống của chính phủ Việt Nam đối với tất cả những chỉ trích và phản đối ôn hòa về sự đàn áp cũng như những vấn đề nhân quyền khác. Cụ thể đó là thực trạng gia tăng bắt bớ, tuyên những bản án tù dài đối với giới hoạt động xã hội dân sự, hình sự hóa quyền tự do biểu đạt bằng những điều luật mang tính giới hạn và một chính sách chung nhằm tạo nên một bầu khí lo sợ trong những người muốn tham gia vào công việc chung.
Tại hội nghị, một nghị quyết về công lý môi trường tại Việt Nam cũng được thông qua. Nghị quyết nhắc lại thảm họa môi trường do Nhà máy Thép Formosa gây nên vào năm 2016. Trong thảm họa đó, chính phủ Việt Nam thiếu hành động hỗ trợ cho nạn nhân và giải quyết những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng. Trong đó có những quyền được sống trong môi trường sạch, quyền có đủ lương thực và được chăm sóc sức khỏe, quyền làm việc, quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do hội họp, quyền được thông tin và quyền được bồi thường đầy đủ.
Vietnamese Environmental Activist Detained in Hanoi For Films Critical of Government
RFA – 2019-10-25
Vietnamese environmental activist and filmmaker Thinh Nguyen, a member of the independent civil group Green Trees, was detained on Friday in Hanoi in what was thought to be the government’s response to a film on other environmental activists who were detained for their advocacy.
Cao Vinh Thinh, a fellow member of Green Trees group, told RFA’s Vietnamese Service that Nguyen, who was later released, had been outspoken about the government’s rights abuses.
“I know Mr. [Nguyen] is a brave artist, he specializes in making videos on [about his story] to let people know about the tortuous circumstances of injustice and death row inmates … as well as the right to speak up against the government’s wrong doing in causing people to lose their land unjustly,” she said.
“We heard that he had been arrested, beaten and handcuffed by the police at his own home. Since he has no relatives, no one witnessed the arrest,” she added.
Cao said she was upset that the police arrested Nguyen without any prior notice or any search warrant.
“Before [Nguyen], other members of Green Trees like myself and Dang Vu Luong had the same [thing happen to us]. They [came with] no announcements or orders at all. They can just come and arrest people, just like they can ban people from traveling aboard, just like that,” she said.
no announcements or orders at all. They can just come and arrest people, just like they can ban people from traveling aboard, just like that,” she said.
She said she thought that Nguyen got arrested because of his movie “Do Not Be Afraid,” which was released by Green Trees.
According to her, the film “has the sole purpose of protecting the environment, contributing to the voice and light, the truth about people like Hoang Duc Binh, who for standing up to protect the environment was arrested and imprisoned for 14 years”.
Hoang was arrested in 2017 and handed the lengthy sentence for his involvement in protests regarding the Formosa disaster, a major toxic spill in central Vietnam’s by a steel plant owned by Formosa Plastics Group, a large Taiwan-owned industrial conglomerate, that devastated more than a hundred miles of coastline in four central provinces of Vietnam.
Phil Robertson, deputy Asia director of Human Rights Watch, said in an email that Nguyen’s arrest should never have happened.
“Vietnam has no good reason to arrest photographer and film-maker Thinh Nguyen for his peaceful advocacy for the environment and human rights,” said Robertson
“Sending squads of police to grab him from his house this morning shows the authorities’ incredible intolerance for any sort of criticism. Vietnam should immediately and unconditionally release Thinh Nguyen and end its abusive surveillance and harassment of people exercising their rights,” he said.
RFA contacted the Vietnamese Ministry of Public Security and the Tay Ho District Police in Hanoi by telephone to inquire about the arrest several times but did not receive a response.
In Taiwan, meanwhile, a resolution expressing concern over the human rights situation in Vietnam was unanimously adopted Friday by organizations affiliated with the International Federation for Human Rights (FIDH).
The Vietnam Committee on Human Rights (VCHR) submitted the resolution to the 40th FIDH Congress, which met this week in Taipei. The annual congress, held for the first time in Asia this year, was attended by 400 human rights leaders, academics and civil society representatives.
VCHR’s resolution drew attention to the Vietnamese government’s suppression of criticism and peaceful protests, pointing out that activists are routinely detained for long periods of time. It also spoke out against the criminalization of free expression though legislation designed to “create a climate of fear among all those seeking to participate in public affairs.”
The resolution also called upon the European Union to postpone signing of the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) “until it ensures the agreement guarantees the Vietnamese people’s fundamental rights.”
The FTA was signed in June this year, but has yet to be approved in the European Parliament.
“This resolution is deeply meaningful for human rights defenders in Vietnam,” said VCHR representative Võ Trần Nhật in a statement released by the organization.
“While the government deploys its vast machinery of repression, censorship, intimidation and imprisonment to suppress their voices, this statement shows that international civil society stands with them in their struggle, and will not be silenced,” he said.
Another resolution on Vietnamese environmental justice was also submitted by the Taiwanese Association for Human Rights at the congress.
The resolution, also unanimously adopted by the FIDH, drew attention to the environmental damage caused by the Formosa toxic spill.
It was critical of Vietnam’s failure in supporting victims and urged them to address human rights concerns including “the right to a clean environment, the right to food and health, the right to work, the rights to freedom of expression, assembly, the right to information and the right to an effective remedy.”
Reported by RFA’s Vietnamese Service. Translated by Channhu Hoang. Written in English by Eugene Whong.