PARIS, ngày 24.5.2013 (PTTPGQT) – Đúng vào ngày 24 tháng 5 này, ngược về 20 năm trước, ngày 24.5.1993, một cuộc biểu tình vĩ đại Bốn Mươi Nghìn Phật tử đã xuống đường tại Huế đòi hỏi cho nhân quyền và tự do tôn giáo sau sự biến nhà cầm quyền Cộng sản muốn lợi dụng tang lễ Đức cố Đệ tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu để tuyên truyền chính trị cho Đảng và nhà nước. Nhưng đã thất bại nên quay ra đàn áp chư Thượng tọa, Đại đức chùa Linh Mụ.
Cuộc biểu tình 40 nghìn người này đã gây chấn động thế giới, vì 38 năm dưới chế độ Cộng sản Việt Nam trước đó, chưa hề có cuộc biểu tình nào đông đảo kinh thiên như vậy. Không chỉ là số lượng người biểu tình không thể có dưới chế độ Cộng sản, thế nhưng đã xẩy ra tại Huế – chiếc nôi của Phật giáo – mà còn là hướng chuyển biến cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ Việt Nam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Gây nguy cơ khẩn thiết cho chế độ, đến nỗi các chiến luợc gia quân đội và công an cộng sản phải tổ chức “Hội nghị về nguy cơ Diễn biến hòa bình” tại Hải Phòng ngày 26.6.1993 để đánh giá biến động Huế, duới sự chủ tọa của các Tuớng Đặng Vũ Hiệp, Lê Quang Thanh, Viện truởng Viện Khoa học Công an.
Phát biểu tại Hội nghị này, các vị tướng quân đội và công an đánh giá : “Cuộc biểu tình của Phật giáo Huế” là “Tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta về những khả năng thực tế và hữu hiệu mà kẻ thù sử dụng chiến luợc Diễn biến hòa bình (…) Các thế lực thù địch nuớc ngoài âm thầm khởi động lén lút làm mục nát chế độ và nhà nuớc từ bên trong, xâm nhập các linh vực kinh tế, chính trị, tư tuởng, văn hóa và xã hội… Xúi giục các thế lực phản động nổi dậy từ bên trong đất nuớc mà không cần xâm lăng chúng ta bằng vũ lực hay quân đội”.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã thực hiện cuốn phim « Lửa Phựt Lên Từ Huế » về biến động lịch sử này và đã trình chiếu khắp năm châu.
Để kỷ niệm cuộc biểu tình lịch sử 40 Nghìn Phật tử Huế xuống đường cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ, xin qúy thính giả nghe lại một số trích đoạn lời thuyết minh sự kiện trong cuốn phim « Lửa Phựt Lên Từ Huế » sau đây :
« Nhà cầm quyền Cộng sản đã thu trong một băng hình Video 56 phút cuộc biểu tình dài 5 tiếng đồng hồ của Bốn Mươi Nghìn (40.000) Phật tử tại Huế ngày 24.5.1993. Năm mươi sáu phút ấy nhắm vu cáo các Thượng tọa, Đại đức chùa Linh Mụ bạo động và kích động quần chúng bạo động.
« Với những hình ảnh bóp méo này, Bộ Ngoại giao Hà Nội cử một viên chức đi giải độc tại các Bộ Ngoại giao Âu Mỹ và các tổ chức Nhân quyền quốc tế.
« Trong một thành phố nhỏ như Huế mà công an phải vận dụng đến 8 máy quay phim để thu hình cuộc biểu tình.
« Tờ báo Lao Động số ra ngày 29.7.1993 viết như sau : « Cả 8 máy của Đài đều đã lao ra hiện trường hết anh ạ ! Một câu hỏi cứ lấp ló trong đầu tôi : Các ống kính đã được chuẩn bị trước như thế nào mà chủ động kịp thời đến thế ? ».
« Nhiều nhân chứng tại chỗ cho biết rằng ngoài các máy quay của Đài Tuyền hình Nhà nước, công an cũng theo dõi lấy hình để sau đó bắt bớ các kẻ nhiệt tâm với cuộc biểu tình.
« Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã cất công nhìn kỹ vào từng chi tiết cuốn phim và đưa ra một số nhận xét để giúp khách bàng quang nắm vững biến động này. Vì cho đến nay Phật giáo không được quyền trình bày tự sự.
« Sự việc bắt đầu ngày 21.5.1993 với cuộc tự thiêu của một Phật tử trước Bảo tháp của đức cố Đệ tam Tăng Thống, Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, trong khuôn viên chùa Linh Mụ. Được tin, công an liền tức khắc đến cướp thi hài cùng giấy tờ người tự thiêu. Chùa Linh Mụ cho dựng bàn vong nơi tự thiêu. Nhưng công an bắt dẹp bỏ.
« Chiều hôm ấy Đài Phát thanh Huế loan tin « một người nghiện ngập ma túy mắc bệnh sida vừa tự sát do xăng ». Cuộc tranh chấp khởi từ đây.
« Kẻ tự thiêu là một Phật tử quen thuộc chùa Linh Mụ, người Huế, tên là Nguyễn Ngọc Dũng, tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
« Hôm sau, ngày 22.5.1993, Đại đức Thích Trí Tựu, Giám tự chùa Linh Mụ, viết thư cho chính quyền Thừa thiên – Huế xin lãnh thi hài người tự thiêu về chôn cất theo nghi lễ Phật giáo. Chính quyền Huế không những từ chối mà còn tìm cách phủ nhận người tự thiêu là Phật tử, và gán bằng một tên khác, Đào Quang Hộ, người ở tỉnh An Giang. Người này cãi cọ với vợ về chuyện một cái độc bình nên buồn tình tự tử.
« Chính quyền không hề giải thích vì sao không phải Phật tử mà lại đi xa đến một nghìn cây số để tự thiêu trong một ngôi chùa ở Huế ?
« Ngày 23.5.1993, Ủy ban Nhân dân thành phố Huế gửi giấy triệu tập Đại đức Trí Tựu tới làm việc vào lúc 7 giờ rưởi sáng hôm sau.
« Đúng giờ, Đại đức Trí Tựu vào tòa Ủy ban. Ba Tăng sĩ chùa Linh Mụ đi theo đứng đợi bên ngoài. Theo bản tường trình sau này của Đại đức Trí Tựu, thì các viên chức và công an đã ép Đại đức ký giấy chứng nhận người tự thiêu không phải là Phật tử, và hiện còn sống. Đại đức từ chối. Và ra ngồi trước cổng Ủy ban Nhân dân tuyên bố tuyệt thực phản đối. Công an hành hung bắt đưa vào trong.
« Chứng kiến sự xô xác này, các Tăng sĩ bên ngoài liền báo động về chùa Linh Mụ.
« Lúc này là 9 giờ sáng.
« Cho đến khi cảnh sát cơ động hợp đồng với bộ đội dẹp tan đoàn biểu tình vào lúc 2 giờ rưởi chiều, Bốn Mươi Nghìn Phật tử bao gồm Phật tử, học sinh, sinh viên, tiểu thương, người lao động đã kết hợp với các Tăng Ni Phật giáo biểu dương cho Nhân quyền quyền và Tự do tôn giáo.
« Cuộc biểu tình lớn nhất từ sau năm 1975 chưa từng được thấy dưới chế độ Cộng sản.
« Ngày 24.5.1993, Phật giáo Huế đã thiết lập mô hình Dân chủ đại chúng, dù chỉ Một Ngày.
« Cán bộ Nhà nước nói với một Đại đức chùa Linh Mụ : « Tôi đề nghị với mấy Thầy đến trụ sở làm việc ! » – Không, không, chúng tôi ngồi đợi ở đây.
« Ngôn ngữ Công an « làm việc » có nghĩa là thẩm cung. Năm 1978, cố Hòa thượng Thích Thiện Minh đã bị tra tấn đến chết trong một buổi « làm việc » ở sở Công an thành phố Hồ Chí Minh.
« Hòa thượng Thích Huyền Quang đã được mời đi « làm việc » năm 1982, rồi bị đưa về quản thúc ở Quảng Ngãi, không xét xử cho tới ngày nay.
« Sáng hôm ấy, Đại đức Thích Trí Tựu cũng được mời đến Ủy ban Nhân dân « làm việc ». Nhưng đã bị bắt giữ. Đây là lý do vì sao các Tăng sĩ chùa Linh Mụ không chịu nghe lời mời đến trụ sở « làm việc ». Họ dư biết họ sẽ bị bắt giữ.
« Loa phóng thanh báo động : « Yêu cầu tất cà cảnh sát làm nhiệm vụ. Mỗi đơn vị hãy sẵn sàng ! ». Tiếng trong băng hình bị cắt đứt tại đây. Thầy Hải Tạng, người đội nón mang kiếng mát, giải thích : « Tôi xin đảnh lễ với quý Thầy. Bây giờ xin nói với đồng bào là tất cả thế giới biết hết rồi. Biết hết rồi ! ». Hướng tới các Thầy ngồi tuyệt thực, Thầy Hải Tạng nói tiếp : « Anh em cứ ngồi lại đây ! Tất cả thế giới và LHQ biết hết rồi. Họ sẽ lên tiếng. Nhà nước không thể bắt người một cách phi lý. Bắt giữ một cách phi lý ! Chúng ta không từ chối bất cứ một sự hy sinh nào ! ». Đại đức Hải Tạng vừa điện thoại qua Paris cho ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam. Cuộc điện đàm đã bị Nhà nước thu băng và đăng tải trên báo Công an như một chứng cớ để buộc tội Đại đức Thích Hải Tạng.
« Đàn áp Phật giáo ! Đàn áp Phật giáo ! », tiếng một vị sư vừa ngồi vừa tố cáo. Rất nhiều cảnh bị cắt xén để che giấu sự hiện diện hợp đồng với cảnh sát cơ động đàn áp quần chúng. Dưới bóng cây, bộ đội bắt một phụ nữ mặc áo hoa. Nhiều nhân chứng cho biết chị bị bắt vì mang nước uống tới cho các Thầy ngồi tuyệt thực dưới ánh nắng hè gần 40 độ.
« Sau cuộc biểu tình, hằng loạt Tăng sĩ và Phật tử bị bắt.
« Ngày 15.11.1993, các Đại đức Thích Hải Tạng, Thích Trí Tựu, Thích Hải Thịnh, Thích Hải Chánh là những thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị kết án 3 đến 4 năm tù vì tội « phá rối trật tự công cộng ». Năm Phật tử khác cũng bị kết án từ 6 tháng đến 4 năm tù.
« Bị bắt trong thời gian từ ngày 5.6 đến 19.7.1993, các Tăng sĩ Phật giáo đã bị kết án trước khi đưa ra tòa qua một chiến dịch mạ lỵ và vu cáo. Suốt 5 tháng ròng, trên tất cả cơ quan truyền thông và báo chí của Nhà nước. Cuộc xử không diễn ra tại Tòa án mà tại một trại binh quân đội. Quần chúng, báo chí quốc tế, quan sát viên ngoại giao Tây phương cũng như gia đình các bị cáo không được tham dự phiên tòa. Bốn Đại đức chùa Linh Mụ không được chọn luật sư. Quyền tự biện hộ cũng bị cấm. Ba luật sư Pháp thuộc Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ định không được cấp chiếu khán vào Việt Nam. Ngay cả quyền chống án cũng bị bác bỏ.
« Đầu tháng 4.1994, các Đại đức Hải Tạng, Trí Tựu, Hải Chánh, Hải Thịnh là những thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bắt đầu cuộc tuyệt thực 8 tuần lễ tại trại Cải tạo Ba Sao ở Nam Hà miền Bắc để phản đối việc xét xử trái phép và đòi quyền chống án. Tất cả tù nhân chính trị ở phân trại A đồng tuyệt thực theo để hỗ trợ. Cuối cùng bệnh xá trại bó buộc chích nước biển rồi di chuyển bốn Đại đức sang phân trại B, nơi chứa chấp tù hình sự cướp của giết ngưới, với âm mưu mượn tay những người này hành hạ, đánh đập, ám hại các Đại đức.
« Từ đó, bốn Đại đức không được quyền thăm nuôi. Các sư huynh chùa Linh Mụ lặn lội 600 cây số tiếp tế thực phẩm, áo quần, không được gặp mặt. Dù bị đau yếu cũng không được thuốc thang.
« Trong khóa họp mới đây của Ủy ban Nhân quyền LHQ ở Genève, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã nêu lên nhiều trường hợp khác về những phiên xử trá hình và việc bắt giam trái phép những công dân, chỉ vì họ đã sử dụng quyền tự do ngôn luận và tư do tín ngưỡng mà Hiến pháp cộng sản công nhận.
« Hội Hồng Thập tự quốc tế đã nhiều lần yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội cho phép về thăm các trại tù. Nhưng nhà nước cộng sản đã cấm cản, không cho đến bất cứ nhà tù hay trại cải tạo nào… ».
Quý độc giả có thể nghe tường thuật kỷ niêm này trên Đài Phật giáo Việt Nam, thứ sáu 24.5.2013, xin bấm vào đây để nghe :
http://www.daiphatgiao.org/radio/index_detail.php?numb=128
Và cũng có thể bấm vào đây để xem phim “Lửa Phựt Lên Từ Huế” :
Thứ bảy và chủ nhật 6 – 7.5.2013, Thượng tọa Thích Viên Dung, Viện chủ chùa Bảo Phước kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ, đã tổ chức Lễ khánh thành ngôi chùa trang nghiêm, hùng vĩ, kết hợp với Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2557, và cuộc Hội luận về vai trò người Cư sĩ qua 3 đề tài : Người Cư sĩ trong quá trình phụng sự đạo pháp; Người Cư sĩ trong quá trình phụng sự Xã hội; và Người Cư sĩ trong tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam, với các diễn giả Hòa thượng Thích Viên Lý, Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Giáo sư Võ Văn Ái, Nữ sĩ Ỷ Lan và hai ông Lý Đại Nguyên, Đào Văn Bình.
Hàng nghìn Phật tử và chư Tăng Ni đã vân tập về chùa tham dự. Phía Hoa Kỳ, nhiều vị Dân biểu liên bang Quốc hội Hoa Kỳ cùng các quan chức thành phố San Jose và miền phụ cận đã lên máy vi âm chào đón ngôi chùa Bảo Phước và hoan nghênh Lời kêu gọi của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ cũng như cam kết hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Mở đầu cuộc lễ là lời kêu gọi của Đức Tăng Thống bằng Anh ngữ do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế thu âm từ Paris mang sang San Jose dịch ra Việt văn như sau :
“Thông điệp hôm nay xin được gửi tới chư liệt vị, kêu gọi quý liệt vị giúp đưa tiếng nói chúng tôi ra toàn thế giới. Mỗi ngày, người Việt hướng vọng dân chủ phải đối diện với muôn nghìn nguy khốn để giữ vững tinh thần tự do. Chúng tôi không sợ hãi, nhưng chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể đơn thân độc mã đi tới sự toàn thắng. Chúng tôi trông đợi sự hậu thuẫn của cộng đồng thế giới, của các nhà dân chủ vòng quanh địa cầu.
“Việc chúng tôi mong muốn thật đơn giản : Chúng tôi kêu gọi cho quyền hiện hữu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhât và tất cả các tôn giáo không được thừa nhận, để chúng tôi có thể đóng góp cho phúc lợi của nhân dân. Chúng tôi đòi hỏi quyền phát hành một nhật báo độc lập ở Việt Nam như một diễn đàn cho những cuôc thảo luận dân chủ. Chúng tôi đòi hỏi trả tự do cho những ai bị giam cầm vì lý do chính kiến hay tôn giáo.
“Tôi tin rằng những mục tiêu trên đây sẽ được thực hiện. Với sự hậu thuẫn của quý liệt vị, tôi hy vọng năm nay sẽ đánh dấu cho tiến trình dân chủ hóa và đem lại hòa bình, tự do cho nhân dân Việt Nam. Cám ơn quý liệt vị”.
Dân biểu liên bang Zoe Lofgren, đại diện Đơn vị 19 ở California, đồng sáng lập và đồng Chủ tịch Ban lãnh đạo Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ đáp từ :
“Tôi rất hân hạnh được mời đến tham dự lễ khánh thành chùa Bảo Phước. Tôi cùng với những thành viên Quốc hội khác, đã đề cử Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình cho sự nghiệp của ngài qua hàng chục năm ôn hòa đối lập chế độ Cộng sản tại Việt Nam.
“Thật đáng khâm phục để nghe thông điệp của Đức Tăng Thống kêu gọi và thúc đẩy chúng ta, tất cả chúng ta ở đây sống trong tự do, chớ quên rằng chế độ Cộng sản đang tiếp diễn cuộc đàn áp nhân dân họ, bắt bớ và sách nhiễu những người ôn hòa biện hộ cho dân chủ và những ai mong cầu được sống đạo của mình. Lời động viên của ngài dấy động lòng chúng ta, bó buộc cộng đồng thế giới phải tiến tới và biện hộ cho Việt Nam được hưởng nhân quyền và tự do.
“Một thời gian ngắn trước Tháng Tư Đen, tôi rất hân hạnh đã tái đệ nạp tại Quốc hội, một dự luật cắt bỏ những quyền lợi kinh tế và giao thương mà Việt Nam được Hoa Kỳ cho thụ hưởng, nếu Việt Nam không cải thiện tình trạng nhân quyền hiện nay. Tôi cũng là đồng Chủ tịch Ban lãnh đạo Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội, được hình thành với đông đảo các thành viên trong Quốc hội Hoa Kỳ, những thành viên không hề quên rằng mỗi ngày những đồng nhân của họ đang bị chế độ Cộng sản đàn áp tại Việt Nam, khối nhân dân không được quyền lên tiếng, không được thực hành tôn giáo họ theo.
“Hôm nay tôi mang đến ba món quà : một Quyết nghị của Hạ viện Hoa Kỳ kỷ niệm ngày khánh thành chùa Bảo Phước. Món quà thứ hai mà bất cứ lúc nào khi quý vị nhìn thấy, quý vị sẽ nhận ra sự may mắn của mình được sống tự do, với nghĩa vụ lớn lao là đứng lên cứu giúp những ai không được tự do như chúng ta. Đó là lá quốc kỳ đã được treo trên đỉnh nhà Quốc hội Hiệp Chủng Quốc, với giấy chứng nhận cờ được treo trên nóc Quốc hội một ngày để kỷ niệm khánh thành chùa Bảo Phước. Món quà thứ ba, là lời tôi cầu nguyện cho mọi nỗ lực của Phật tử được viên thành. Cũng là dịp chúng ta tổ chức Đại lễ Phật Đản, tưởng nhớ đến cuôc đời và sự giác ngộ của Ngài, tôi góp lời cầu nguyện với quý liệt vị cho tư do của những ai đang sống tại Việt Nam, với niềm hy vọng chúng ta sẽ đạt thành ước nguyện”.
Dân biểu Mike Honda, đại biểu Đơn vị 17 California, Sáng lập viên Ban lãnh đạo Á châu Thái Bình dương Hoa Kỳ tại Hạ viện phát biểu rằng :
“Nam Mô A Di Đà Phật ! Tôi đến đây sáng nay tham gia cùng quý Phật tử để thâm nhập Tứ Diệu Đế : Khổ, nguyên nhân của khổ, diệt khổ và bước lên đường Đạo chấm dứt trầm luân đau khổ. Tôi tin rằng mọi người ở đây ai cũng đã biết bốn chặng đường giải thoát ấy. Nhờ vậy mà chúng ta liên đới nhau trong cùng niềm cảm thông.
“Tôi xuất thân là nhà giáo, nhưng hôm nay ở đây tôi chỉ là người học trò, để học tập với chư Hòa thượng, Thượng tọa chùa Bảo Phước về giáo lý của đức Thế tôn. Giáo lý của Ngài luôn giúp chúng ta trở thành công dân tốt, trở thành cha tốt mẹ hiền, con cái hiếu thảo, ông bà nội ngoại hiền lương.
“Bởi thế tôi muốn ngỏ lời tri ân đến quý vị về nền giáo lý cao siêu, sự kiên trì, và ngôi chùa hùng vĩ này”.
Bà Madison Nguyễn, người Mỹ gốc Việt, Phó thị trưởng thành phố San Jose, đã phát biểu trực tiếp bằng tiếng Việt, bà nói :
“Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật
“Kính thưa chư tôn đức Tăng Ni và Phật từ và tất cả quý vị hiện diện trong ngày hôm nay,
“Mùa Phật Đản của tháng Tư âm lịch đang đến trong bầu không khí hoan hỉ của hàng trăm triệu Phật tử trên toàn thế giới đón mừng Đức Phật Thích Ca ra đời cách đây hơn Hai ngàn năm tại xứ Nepal. Giáo Phật của Ngài đã truyền bá đến các nước Châu Á và được các nước Tậy phương đón nhận nồng nhiệt, trong đó có Hoa Kỳ.
“Đạo Phật đã truyền bá đến Việt Nam rất sớm gần Hai ngàn năm trước và đã thấm sâu vào dân tộc văn hóa của chúng ta. Trong bầu không khí hoan hỉ đón mừng Lễ Phật Đản thứ 2557, Madison xin chúc quý Tăng Ni và quý Phật tử tinh tấn trong Giáo Phật của Đức Phật, Từ bi và Trí tuệ.
“Và sau đây với chức vụ Phó thị trưởng của thành phố San Jose, Madison hy vọng là có một chút thời gian và sẽ tiếp tục ủng hộ Chùa Bảo Phước cũng như là làm sao cách nào thành phố có thể giúp chùa Bảo Phước phát triển hơn, và có một ngôi chùa cho các Phật tử cũng như là các gia đình trong Cộng đồng Việt Nam chúng ta đến đây dạy con cháu của chúng ta làm sao biết nhiều về Phật và tất cả những gì được bình yên và tốt đẹp nhất trên đời. Xin cám ơn quý vị rất nhiều”.
Ông Chu, thành viên Hội đồng thành phố, đại biểu Đơn vị 4 là một Phật tử, ông phát biểu như sau :
“Nam Mô Amitaba ! Là Phật tử độc nhất tại Hội đồng Thành phố San Jose, tôi vô cùng hân hạnh được có mặt trong ngày khánh thành chùa Bảo Phước, mà cũng là ngày Phật Đản. Tôi hy vọng và cầu nguyện cho hòa bình đến trong tâm khảm mọi người và toàn thế giới. Tôi sẽ tiếp tục hoạt động trong mọi tầng lớp chính quyền, từ Quốc hội cho đến Hội đồng thành phố, để thăng tiến quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Xin cám ơn quý vị”.
Ông David Coteze trong Ban Cố vấn tối cao Thành phố Santa Clara thán phục lời Đức Tăng Thống và những giá trị nhân quyền :
“Thật kỳ vĩ để được sống trong giây phút kinh ngạc khi nghe lời kêu gọi của Đức Tăng Thống Thích Quảng Dộ phát đi từ nơi ngài bị quản chế. Thử tưởng tượng biết bao hiểm nguy để ngài có thể gửi tới đây bức thông điệp để tất cả chúng ta cùng được lắng nghe. Tôi kỳ vọng lời đức Tăng Thống gợi hứng cho chúng ta đang có chức vụ trong chính quyền phải mạnh mẽ đứng dậy đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam. Tôi biết điều này khi làm việc với cộng đồng người Việt ở San Jose, thật không có cộng đồng nào khác có đầy nhiệt tình và tín ngưỡng cho tự do và nhân quyền như thế.
“Xin cám ơn qúy vị đã nhắc nhở chúng tôi những giá trị trọng yếu này. Chúng tôi kề vai cùng quý vị trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền”.
Bà Rose Herrara, thành viên Hội đồng Thành phố, đại biểu Đơn vị 8 nói lên cảm tưởng trong những ngày làm việc với cộng đồng Phật giáo :
“Kính chào quý vị. Nam Mô A Di Đà Phật ! Dù Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ không có mặt tại đây, nhưng chúng ta đã hưởng một đặc ân là được nghe lời Ngài phát biểu. Tôi đại diện tại một vùng có đông đảo Phật tử, và tôi đã bỏ nhiều thì giờ để chia sẻ với các ngôi cùa Phật giáo tại đây. Nhờ vậy có nhiều cơ hội học hỏi về an lạc và từ bi. Nhưng có một điều đặc biệt mà tôi được thấm nhuần là An lạc và Từ bi không có nghĩa khoanh tay thụ động. Trái lại phải hành động – phải sinh động trong cộng đồng và ở trong tư thế bảo vệ cho người khác. Vì vậy mà tôi tri ân vai trò mà cộng đồng Phật giáo đóng góp, không chỉ riêng cho địa phương mà còn vươn ra khắp thế giới để đem lại sự an lạc và đổi thay ngày một tốt lành, cũng như dấn thân hậu thuẫn nhân quyền. Xin cám ơn quý vị”.
Còn nhiều lời phát biểu khác hỗ trợ cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Nhưng lời phát biểu cuối cùng của Ông Jose Asavez, Thị trưởng Thành phố Milpitas mang đầy ý nghĩa :
“Nam Mô A Di Đà Phật ! Chúng tôi tôn trọng từ bi, an lạc và hòa điệu cho tất cả mọi người. Thế nhưng Milpitas là thành phố đầu tiên ở miền Bắc California tôn trọng lá cờ Vàng ba sọc đỏ. Chúng tôi là thành phố đầu tiên ở miền Bắc California nói KHÔNG với tất cả mọi quan chức Cộng sản đến từ Việt Nam, không cho họ bước vào thành phố này.
“Tôi chào đón Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ cùng tất cả quý vị và vinh danh quý vị trong cuôc đấu tranh kiên trì cho tự do và công lý tại Việt Nam. Kính chào quý vị”.
Trong diễn văn khai mạc, Thượng tọa Thích Viên Dung, Viện chủ chùa Bảo Phước, đã nói lên vị trí của ngôi chùa trong lòng người Phật tử Việt Nam :
“Thật vậy, trong suốt chiều dài lịch sử của 25 thế kỷ vừa qua, đạo Phật đã chứng minh sự hiện diện, hiện hữu của mình với con đường đạo lý giác ngộ và từ bi. Trong hầu hết các lãnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng, đạo Phật đã hòa nhập và phát triển tồn tại trong tinh thần hài hòa yêu thương. Chính sự nhập thế của đạo Phật như vậy, nói đến đất nước Việt Nam và văn hóa Việt Nam, người ta liền nghĩ ngay đến ngôi chùa Việt Nam qua câu ca dao :
“Chùa là văn hóa quê hương
“Là nơi thể hiện tình thương giống nòi”
“Nhờ hấp thụ những tinh túy của truyền thống dân tộc, dù sống bất cứ ở nơi đâu, người Phật tử Việt Nam luôn luôn bảo tồn và cố gắng phát huy nền văn hóa Việt, mà trong đó ngôi chùa Việt Nam không thể thiếu trong Cộng đồng Việt Nam.
“Trong tinh thần đó, chùa Bảo Phước đã được chúng con cùng qúy Phật tử khởi hành thành lập tại thành phố San Jose từ năm 2005. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp trong việc xây dựng. Nhưng với sự tận lực của quý vị trong công ty và xây dựng, và với sự tích cực hỗ trợ của quý vị Phật tử xa gần. Nhất là với sự cầu nguyện của quý liệt vị. Ngôi Chánh điện đã hoàn tất sau 2 năm nỗ lực kể từ buổi đặt viên đá đầu tiên vào ngày 22.5.2011, cũng nhằm lễ Khánh lễ Phật Đản Phật lịch 2555 năm.
“Giờ đây, trước mắt quý liệt vị một ngôi Chánh điện theo mẩu hình của Tổ đình Thập Tháp, nơi mà con đã xuất gia tu học từ thời thơ ấu. Được sự thành tựu trang nghiêm trong khiêm tốn, nhưng kết tụ bằng tất cả tấm lòng chân chánh và thanh tịnh, bằng mồ hôi, tâm đức, quyền lực của ân nhân, thân hữu đồng hương Phật tử xa gần. Chúng con không có ngôn từ nào diễn tả hết lòng cảm tạ đến chư Tôn đức đã khích lệ tinh thần, giáo dưỡng chúng con, cũng không thể nói được hết lời tán than, ca ngơi sự nhiệt tâm, đồng cam cộng khổ của những người con Phật tại chùa Bảo Phước và những đồng hương Phật tử xa gần đã suốt trong 2 năm xây dựng vừa qua.
“Hôm nay nhân Đại lễ Phật Đản 2557, chúng con thành tâm tổ chức lễ An vị kim thân Phật tại ngôi Chánh điện để cầu thỉnh mười phương Tam Bảo quan giáng đạo tràng chứng minh gia hộ, và cũng niệm thâm ân của chư tôn đức đã thương tưởng đến hàng hậu tấn chúng con. Đồng thời tri ân và tán dương công đức của các Phật tử đã cúng dường tài lực cùng chung hưởng niềm vui trong ngày Khánh đản của Đức Thế tôn.
“Sự cho phép và hướng dẫn của Hòa thượng Phó Viện trưởng và Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Hoa Kỳ, chúng con tổ chức Hội thảo về vai trò người Phật tử Cư sĩ trong thời đại mới diễn ra vào chiều hôm nay.
“Mục đích của cuộc Hội thảo này là để làm tăng thêm mức khả thi và hiện thực của người Cư sĩ tại gia trong thời đại. Và cũng là phương hướng tốt cho sự hình thành và phát triển Tổng vụ Cư sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thuộc Văn phòng II Viện Hóa Đạo”.
Hòa thượng Thích Viên Lý, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ cũng nhắc nhở qua Đạo từ, vị trí quan trọng của ngôi chùa :
“Kính bạch quý Ngài,
“Kính thưa chư liệt vị,
“Trên phạm trù tương đối, mỗi một ngôi chùa là một xã hội thu hẹp. Chùa vừa là trung tâm văn hóa, giáo dục, xã hội. Nhưng đồng thời cũng là một trung tâm chuyển hóa phiền não. Trên bình diện lý tánh tuyệt đối, chùa là một ngôi phạm vũ, vượt lên trên những bỉ thử, nhân ngã, phàm tịch.
“Nhân đây chúng tôi xin chúc mừng đến quý Đạo hữu tại địa phương. Chúc mừng vì hai lý do căn bản. Lý do thứ nhất, quý vị có được một ngôi chùa mới làm nơi quý hướng của quần chúng mọi giới. Lý do thứ hai, quan trọng hơn, quý vị có một vị Trụ trì đạo hạnh, chân tu, thạc đức, đã đầu tư toàn bộ thì giờ và năng lực của mình trong sứ mệnh xiển dương Chánh pháp và phục vụ dân tộc.
“Chúng tôi tin rằng trong tương lai, quý vị sẽ sát cánh hơn nữa với Thượng tọa Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ để giữ cho ngôi chùa này mỗi ngày một phát triển tốt đẹp nhằm đám ứng nhu cầu tâm linh bức thiết của quần chúng mọi giới. Nhưng đồng thời hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện đang được đặt dưới sự lãnh đạo của Đức Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ trong cái sự nghiệp vận động giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn hiện nay. Và chúng tôi tin rằng với cái tấm lòng nhiệt thành của tất cả quý vị chắc chắn đất nước và dân tộc chúng ta sẽ có được một ngày thật sự tự do, nhân quyền và dân chủ.
“Xin chân thánh cám ơn tất cả quý liệt vị.”
PHÂN ƯU
Được tin Cựu Sinh Viên Khóa I Đại Học Quốc Gia Hành Chánh, Việt Nam ; Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Tuyên Đức, Đà Lạt ; Thành viên Hội Đồng Chỉ Đạo và Giám Sát GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ ; Thành viên Ban Cố Vấn Ban Chấp Hành Ái Hữu Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại ; Thành Viên Ban Huynh Trưởng Tham Vấn Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Tịnh Khiết Mệnh chung lúc 13 giờ 50 phút chiều ngày 19 tháng 5 năm 2013 nhằm ngày 10 tháng 4 Hưởng thọ 86 tuổi Võ Văn Ái |