Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin PTTPGQT / Lời cảm tạ cuối năm về những hậu thuẫn tịnh tài cho Giáo hội trong nước — Ngũ giới trong truyền thống Phật giáo Việt Nam — Một âm mưu bán chùa hay đóng cửa cơ sở hoạt động của Đoàn Cựu Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử tại Hoa Kỳ

Lời cảm tạ cuối năm về những hậu thuẫn tịnh tài cho Giáo hội trong nước — Ngũ giới trong truyền thống Phật giáo Việt Nam — Một âm mưu bán chùa hay đóng cửa cơ sở hoạt động của Đoàn Cựu Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử tại Hoa Kỳ

Download PDF

Lời Cảm tạ về những hậu thuẫn tịnh tài cho Giáo hội trong nước

Năm hết Tết tới, Tổng vụ Truyền Thông Viện Hoá Đạo, thừa lệnh Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), xin kính lời chân thành cảm tạ chư liệt vị đã gửi tịnh tài về Hoà thượng Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tài chánh Viện Hoá Đạo hậu thuẫn các sinh hoạt của Viện Hoá Đạo trong nước, hoặc cúng dường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.

Kính xin tán thán công đức chư liệt vị và cầu chúc chư liệt vị Năm Mới 2016 – Bính Thân thân tâm an lạc, bồ đề tâm kiên cố, và thành công như ý nguyện :

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nhi $200 (Mỹ kim) – Loan Kim Nguyễn $400 – Quí Đạo hữu Chùa Phật Quang $1000 – Nguyễn văn Nhớ $270 – Gia đình Bác Sĩ Phúc Toàn Nguyễn Trọng Nhi $500 – Đạo hữu (Đh) Từ Dung Nguyễn Thị ngọc Lan $300 – Đh Phúc Nguyên Đào Văn Năng $200 – Gia đình Minh Tài Phạm Minh Tân $200 – Gia đình Pháp Chiếu Nguyễn Diên $1,000 – Quý Đạo hữu Chùa Phật Quang $300 – Sư Cô Thích Nữ Giác Nguyên $100 – Đh Diệu Nguyên Nguyễn Thị Trà $100 – Đh Diệu Quý Hoàng Thị Bé $100 – Nhật Hảo Hoàng Thị Nhạn $100 – Đh Diệu Huệ Hoàng Thị Lan $100 – Đh Nguyên Chiếu Trần Thị Cảnh $100 – Đh Phúc Tường Thục Vũ $200 – Sư Cô Thích Nữ Giác Nguyên $200 – Đh Diệu Hương Nguyễn Thị Hương Trà $500 – Đh Diệu Quý Hoàng Thị Bé $100 – Đh Diệu Xuân Nguyễn Thị Tân $100 – Đh Diệu Hiền Lê Thị Đệ $100 – Đh Phạm Mỹ Châu / Tiệm Vàng Mỹ Châu $200 – Đh Nguyên Đào Hoàng Thị Như Linh $100 – Đh Nguyên Chiếu Trần Thị Cảnh $200 – Cô Dung Tiệm Vàng Nguyên Vũ $100 – Đh Diệu Chánh Hoàng Thị Liu $100 – Đh Phật Hảo Hoàng Thị Nhạn $200 – Đh Phúc Tường Thục Vũ $200 – Đh Tâm Kiên Nguyễn Cường $120 – Đh Nghiêm Tiên Nguyễn Thị Hoàng Diệp $100 – Đh Nghiêm hạnh Nguyễn Thị Dung $50 – Đh Nghiêm Tịnh Nguyễn Thị Hoàng Lương $50 – Đh Nghiêm Mỹ Nguyễn Thị Hoàng Hoa $50 – Đh Phúc Long Nguyễn Hưng $300 – Đh Phúc Hiển Nguyễn Quốc Hưng $30 – Đh Phúc Triều Nguyễn Quý Hưng $200 – Đh Trương Quảng Từ $40 – Đh Phúc Minh Nguyễn Kevin $200 – Đh Lý Thiện Nguyễn Thanh Hoài $40 – Đh Diệu Huệ Hoàng Thị Lan $20 – Đh Lý Hỷ Nguyễn Phú Phát $10 – Hương Linh Diệu Danh Nguyễn Thị Gái $20 – Hương linh Phúc Quang Hoàng Hữu Lưu $20 – Hương linh Diệu Lâm Hoàng Thị Hành $20.

Cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin kính lời chân thành cảm tạ chư liệt vị đã gửi tịnh tài hậu thuẫn công trình vận động quốc tế cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ :

Giáo sư Nguyễn Duy Thông 20 Euros mỗi tháng suốt các năm 2013, 2014 và 2015 – Bác sĩ Nguyễn Trọng Nhi $400 – Đh Huỳnh Kim Dung 300 Euros – Đh Daniel Nguyễn $100 – Đh Tâm Nguyên $200 – Đh Hùng Phạm $100 – Đh Lê Bích Ngọc $200 – Đh Ngọc Thu Tina Lê $300 – Đh Richard Lê $200 – Đh Hien Van $100 – Đh Tâm Nguyên $200 – Đh Hien Van $100 – Đh Lâm Nguyên $1000 – Đh Lâm Vân $10 – Đh Nguyễn Nhã $100 – Đh Bích Ngọc Lê 200 Euros – Đh Ngọc Tước Huynh 500 Euros – Đh Hùng Phạm $200 – Đh Lâm Vân $20 – Đh Laura Nguyễn $1000 – Sư Cô Thích Nữ Giác Nguyên $100 – Cụ Diệu Hương, Nguyễn Thị Trà $100 – Cụ Diệu Quý Hoàng Thị Bé $100 – Đh Nguyên Đào $100.00– Đh Nguyên Chiếu, Trần Thị Cảnh $200 – Đh Nghiêm Tiên, Nguyễn T Hoàng Điệp $100 – Đh Tâm Phúc, Davis Nguyễn $100 – Đh Thục Vũ $100 – Đh Trí Giác Nguyễn Văn Nhớ $50 – Đh. Diệu Chánh Hoàng thị Liu $50 – Gia đình Đạo hữu Phạm Tư Long $400.

Ngũ Giới trong truyền thống Phật giáo Việt Nam

“Cầu Chuyện Cuối Tuần” là một đề mục của Đài Phật giáo Việt Nam trình bày vấn đề Phật Pháp & Thời luận phát thanh mỗi thứ sáu hàng tuần, do ký giả Triều Thanh phụ trách.

Hôm nay xin mời bạn đọc theo dõi cuộc phỏng vấn Cư sĩ Võ Văn Ái về “Năm giới cấm trong truyền thống Phật giáo Việt Nam” chép lại từ cuộc phỏng vấn trong chương trình Đài thứ sáu 8 tháng giêng dương lịch 2016 :

Nói về Năm giới cấm
trong truyền thống Phật giáo Việt Nam

Triều Thanh : Thưa ông Võ Văn Ái, xin ông cho biết các giới cấm dành cho người Phật tử tại gia, có phải đó gọi là Ngũ giới hay Năm giới cấm không ?

Võ Văn Ái : Giới là nền tảng thực tiễn của đạo Phật, xếp chung với Định và Tuệ gọi là Tam học — Giới Định Tuệ. Những ai đã phát nguyện quy y Tam bảo, tức không quy y thiên, thần, quỷ vật, ngoại đạo tà giáo và tổn hữu ác đảng, đều trở thành tín đồ Phật giáo.

Sau khi quy y Tam bảo, có thêm lễ thọ giới. Đối với giới Phật tử tại gia, nam hay nữ, gồm có năm giới cấm. Tuy nhiên năm giới cấm căn bản này cũng dành cho Tứ chúng, tức Tăng, Ni, Nam và Nữ Phật tử. Chứ không riêng cho giới tại gia mà thôi. Số giới cấm cho Tăng, Ni lớn hơn nhiều. Giới Cụ túc dành cho các vị xuất gia, như Tỳ kheo là 250 giới, Tỳ kheo ni là 341 giới. Chữ Cụ túc mang nghĩa những vị gần gũi bên chân đức Phật, tức giới của người xuất gia.

Triều Thanh : Như vậy thì tất cả Phật tử tại gia phải tuân thủ Năm giới cấm ? Xin ông cho biết 5 giới cấm này gồm những gì ?

Võ Văn Ái : Năm giới cấm là bất sát, bất đạo, bất tà dâm, bất vọng ngữ, và bất ẩm tửu. Nghĩa là, không sát sinh, không trộm cướp, không gian dâm, không nói dối, và không uống rượu. Thời đức Phật tại thế, rượu là chất độc làm hao tổn tinh thần. Ngày nay ngoài rượu còn có những độc chất khác hủy hoại tinh thần như thuốc phiện, xì ke, ma túy, v.v…

Bốn giới cấm đầu (sát, đạo, dâm, vọng) thuộc về tánh giới, vì bản chất của sát sinh, trộm cướp, gian dâm và nói dối là các điều ác, người Phật tử phải tuyệt đối không được làm. Còn giới thứ năm cấm uống rượu thuộc về giá giới, vì bản tính uống rượu không là ác. Nó chỉ tạo điều kiện cho người ta gây ra tội ác. Uống rượu, thuốc phiện, xì ke khiến người say sưa, làm hại trí thông minh và sự tu trì. Ngày nay uống rượu để chữa bệnh hay chia vui cùng bằng hữu trong các lễ lượt mà không đưa tới sự say sưa, cuồng loạn, thì vẫn có thể sử dụng không như tánh giới của 4 giới cấm đầu.

Tuy nhiên, tùy theo khả năng của người thọ giới mà phát nguyện giữ toàn thể cả năm giới cấm, hoặc một, hai giới… Thọ giới mà không giữ được thì cũng như không thọ, làm mất lợi ích của việc thọ giới. Người giữ được một giới thì gọi Nhất phần ưu bà tắc (hay ưu bà di) ; giữ được hai giới thì gọi là Nhị phần ưu bà tắc (hay ưu bà di). Còn giữ cả năm giới cấm thì gọi là Toàn phần ưu bà tắc (hay ưu bà di). Hai chữ Ưu bà tắc và Ưu bà di là Hán dịch từ chữ Phạn Upâsaka / Upâsika chỉ cho hai giới nam nữ Phật tử, cũng gọi là Cận sự nam, Cận sự nữ.

Triều Thanh : Như vậy thì Năm giới cấm dành cho toàn thể tín đồ Phật giáo, bất kể quốc gia nào, phải vậy không thưa ông ?

Võ Văn Ái : Đúng vậy, bởi vì năm giới cấm cho hàng tại gia do đức Phật chế định. Từ tiểu thừa đến đại thừa, và bất kể ở quốc gia nào. Hễ là Phật tử thì phải thọ năm giới cấm nếu muốn bỏ ác theo lành, chuyển mình vào con đường thiện hầu tiến tới giác ngộ. Tuy nhiên có một điều ít ai quan tâm, là dù nội dung năm giới không thay đổi, nhưng văn thể diễn đạt năm giới cấm của Phật giáo Việt Nam mà ta biết được từ thế kỷ thứ II, III Tây lịch có sự khác biệt về tinh thần tích cực của người Phật tử Việt Nam thời xa xưa đó.

Triều Thanh : Xin ông giải thích rõ hơn về sự khác biệt ấy trong văn thể diễn đạt năm giới cấm của Phật giáo Việt Nam ?

Võ Văn Ái : Như ta biết bản kinh Việt đầu tiên xuất hiện tại nước ta vào thế kỷ thứ 2 thứ 3 Tây lịch của Ngài Khương Tăng Hội là Lục độ Tập kinh, ở truyện 91 nói về Ngũ giới.

Từ buổi bình minh của lịch sử, người Phật tử Việt Nam lấy giáo lý đạo Phật để xây dựng đất nước và văn hóa. Cho nên chủ trương chính trị của người Phật tử thấm nhuần lòng từ bi cứu độ sinh dân. Ở truyện 91 trong Lục độ Tập kinh tuyên dương : “Lấy năm giáo làm trị chính, không hại dân”. Đem Năm giáo, tức Ngũ giới, áp dụng vào luật tắc đất nước, hiển nhiên xã hội sẽ trở nên khoan hòa, an lạc. Khi không còn giết hại nhau, trộm cắp của nhau, lừa dối nhau, thì xã hội lý tưởng xuất hiện. Năm giới ấy được biểu đạt như sau vào thế kỷ thứ II, III Tây lịch :

Giới thứ nhất, nhân từ không giết người, ơn tới quần sinh

Giới thứ hai, thanh nhường không trộm, quên mình cứu người

Giới thứ ba, tinh khiết không dâm, không phạm các dục

Giới thứ tư, thành tín không dối, lời không hoa sức ; và

Giới thứ năm, giữ hiếu không say, nết không dơ dáy

Văn thể biểu đạt vừa thể hiện giới cấm, vừa đưa ra giải pháp thực hiện trong tiến trình đạo đức hóa tâm lý con người.

Giới cấm thứ nhất, không sát sinh vì lòng đã thuần hậu nhân từ, mà lý tưởng mang trong tâm can là không hại dân, tức thấu rõ lý tương duyên, tương sinh và vô ngã.

Giới cấm thứ hai, không trộm cướp vì thanh nhường, mà cũng vì lý tưởng quên mình cứu người, tức cứu độ quần sinh.

Giới cấm thứ ba, không dâm vì thân tâm mình đã tinh khiết, để giữ sự tinh khiết tất nhiên không phạm các dục là tiền đề cho sự mất tinh khiết.

Giới cấm thứ tư, không nói dối, vì sự sống ôn hòa, đạo đức đặt căn bản trên thành tín, cho nên không nói hai lưỡi, không điêu ngoa như những kẻ vị kỷ hại người. Và

Giới cấm thứ năm, giữ hiếu không say. Đây là tính đặc thù của các xã hội phương Đông lấy chữ hiếu làm đầu, vốn là nền tảng của gia đình. Vì hiếu với cha mẹ, nên giữ tâm không bấn loạn, sợ làm phiền lòng cha mẹ, gia đình. Nết tốt ấy không còn bị lũng đoạn, dơ dáy.

Xem như vậy thì cách giữ giới của người Phật tử Việt Nam từ những thế kỷ đầu lịch sử thấm nhuần giáo lý từ bi, trí tuệ, và vô ngã. Con người liên đới trong tương duyên tương sinh với gia đình, cha mẹ, đồng bào, dân tộc, làm nên một quốc gia không hại dân mà còn bảo vệ dân. Không là một quốc gia sống chết mặc bay như hiện nay dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa.

Do dân là nước nên người Phật tử không lãng quên việc cứu nước và giữ nước. Toát ra từ Năm giới cấm như thế mà cuộc kháng chiến vệ quốc đầu tiên của dân tộc do hai Bà Trưng lãnh đạo, người Phật tử đã oanh liệt tham gia chống xâm lược, trải dài qua các triều đại Đinh, Lê. Lý, Trần, Lê.

Triều Thanh : Nói như vậy có nghĩa là người Phật tử ngày nay không thuần thành giữ giới như ngày xưa. Phải thế không ?

Võ Văn Ái : Tôi không dám kết luận như vậy. Tôi chỉ muốn đưa ra ý nghĩa của Năm giới cấm trong truyền thống Phật giáo Việt Nam. Duy có hai điều mà ta có thể rút ra từ thực tại. Thứ nhất, từ cái khổ vì vật chất, vì bị mất nước hay có nguy cơ mất nước, cho tới khổ vì vô minh, thì người Phật tử ở các thế kỷ xưa sử dụng Năm giới cấm một cách tích cực trong việc trị chính, cứu dân để hoàn mãn giác ngộ. Suốt mười thế kỷ đầu Bắc thuộc đã có hàng trăm cuộc kháng chiến vệ quốc làm cho nước không mất, dân không khổ, đưa tới sự dựng lập quốc gia Việt Nam thời Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh rồi huy hoàng ở thời Lý.

Nhưng ngày nay, tuy thời đại có khác, song nỗi khổ và vô minh thì chẳng khác. Thế nhưng Năm giới cấm trong truyền thống Phật giáo Việt Nam đã mất hiển linh trong việc cứu người và cứu nước. Chúng ta đang chứng kiến sự suy trầm của Phật giáo Việt Nam mà người ta thường gọi là thời mạt pháp. Đối với tôi, mạt pháp không là một thời kỳ, mà là sự ảnh chiếu tâm địa của giới Tăng lữ lên thời đại và thế nhân.

Triều Thanh : Theo ông, cái gì làm ra sự khác biệt trong việc giữ Năm giới cấm thời xưa so với thời nay ?

Võ Văn Ái : Cần hiểu giới là một trong Lục độ Ba la mật, tức sáu phép đưa ta từ bờ sống chết này sang bờ giải thoát bên kia, gồm có bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ.

Thiển kiến tôi, giáo lý vô ngã không còn được nằm lòng và thể hiện qua Tứ chúng ở thế kỷ XXI này. Đi đâu, ở đâu, chúng ta cũng vấp phải những đại ngã kếch sù làm đầu mối cho bao nhiêu tranh chấp, giành giật, phân hóa, thù hận. Một nhà báo Mỹ đến Việt Nam nhận xét nền văn hóa hoành hành tại Việt Nam ngày nay là nền văn hóa vị kỷ (Me culture). Chiếc xe con của tôi, job của tôi, nhà của tôi, chùa của tôi, thầy của tôi… Cái gì cũng tôi trong dòng giáo lý vô ngã. Đâu phải ở Việt Nam thôi, hải ngoại cũng vậy. Người ta không còn tha thiết với kẻ khác, tha nhân, đồng bào, đất nước, con người. Mặc dù các đại ngã này vẫn ngày đêm bô bô thuyết giáo về vô ngã, vô thường, từ bi, trí tuệ.

Thiển kiến tôi, có ba nguyên nhân gây ra sự khác biệt xưa với nay. Một là không giữ Năm giới cấm. Hai là giữ Năm giới cấm khi phát nguyện và chỉ lúc phát nguyện mà thôi. Ba là, giữ Năm giới cấm một cách tiêu cực, nhưng không tích cực.

Triều Thanh : Thế nào là giữ Năm giới cấm một cách tích cực ? Và thế nào là tiêu cực ?

Võ Văn Ái : Giữ Năm giới cấm tiêu cực là chỉ trì giới cho riêng bản thân mình, không giữ cho kẻ khác, mặc dù nhờ học Phật nên biết rõ mối liên đới tương duyên tương sinh với mọi người, mọi loài khi phát ngôn “tự giác nhi giác tha giác hạnh viên mãn”, nghĩa là tu trì để giác ngộ cho bản thân mình cùng lúc với việc giác ngộ cho người khác. Yếu nghĩa của Đại thừa giáo.

Tiêu cực vì chỉ thấy có ta, không có người. Ta không sát sinh, ta không trộm cướp, ta không gian dâm, ta không nói láo, ta không say sưa, ma túy. Thế là đủ.

Nhưng sau 40 năm sống dưới chế độ độc tài toàn trị Cộng sản, có thể nào người Phật tử Việt Nam không đánh lên câu hỏi :

Ta không sát sinh, nhưng một ý thức hệ sát sinh, một chế độ sát sinh uy hiếp dân lành thường trực thì sao đây ?

Ta không trộm cướp, nhưng một chế độ, một Nhà nước trộm cắp, cưỡng chiếm đất đai nông dân, ăn cướp tài sản nhân dân, thì sao đây ?

Ta không gian dâm, nhưng một chế độ, một nhà nước công khai tổ chức đường dây bán dâm quốc tế, từ trẻ em tới phụ nữ, thì sao đây ?

Ta không vọng ngữ, nói láo, nhưng một chế độ, một nhà nước nói dối thông qua 700 tờ báo, với hàng nghìn đài phát thanh, truyền hình, thì sao đây ?

Ta không say sưa, ma túy, nhưng một chế độ, một nhà nước đẩy thanh thiếu niên vào cảnh sống ma túy, xì ke thì sao đây ?

Năm câu hỏi đánh lên về một thực trạng có thật, và còn tiếp diễn dài lâu thì người Phật tử Việt Nam phải làm gì ? Không những phải giữ giới cho riêng bản thân mình, mà còn phải tích cực giữ giới cho tha nhân, kẻ khác, đồng bào, loài người. Bằng cách nào ? – Bằng hành động tiến tới sự chấm dứt giết người, hãm hại người ; chấm dứt nhà nước trộm cắp đất đai, tài sản ; chấm dứt những đường dây quốc tế bán dâm phụ nữ và trẻ em ; chấm dứt ý thức hệ dối gạt, lừa đảo ; tạo dựng một xã hội lành mạnh, đạo dức, không xì ke, ma túy.

Như thế mới là tích cực và hoàn hảo giữ Năm giới cấm của người Phật tử.

Triều Thanh : Ý ông là người Phật tử Việt Nam phải dấn thân làm chính trị, phải vậy không ?

Võ Văn Ái : Nghĩ như thế là sai. Trước hết, chính trị là một bộ môn sinh hoạt để quản lý và cải tiến xã hội. Cũng như các bộ môn kinh tế, văn hóa, giáo dục, v.v… Có gì xấu mà phải sợ hay chê bai việc làm chính trị ?

Tuy nhiên, tôi không đặt vấn đề giữ Năm giới cấm là một động thủ chính trị. Theo tôi giữ Năm giới cấm, hay Ngũ giới, là người Phật tử Việt Nam đứng trên cương vị giáo lý đạo Phật để phục vụ cho dân tộc và tín ngưỡng của dân tộc.

Triều Thanh : Xin cám ơn Cư sĩ Võ Văn Ái và xin hẹn quý thính giả ở Câu Chuyện Cuối Tuần vào thứ Sáu tuần tới, cũng vào giờ phát thanh này.

Một âm mưu bán hoặc đóng cửa Niệm Phật Đường Huyền Quang tại thủ phủ Scramento, tiểu bang California, Hoa Kỳ

Phòng tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được bản Thông báo do Đoàn Phó Nội vụ Tâm Thành Cao Kiến Cơ cùng với 25 Huynh trưởng thuộc Đoàn Cựu Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật tử Huyền Quang ký tên báo động việc ông Mai Xuân Châu, Cựu Đoàn trưởng Đoàn Cựu Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật tử Huyền Quang âm mưu đóng cửa hoặc bán Niệm Phật Đường Huyền Quang toạ lạc tại thủ phủ Sacramento, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Hai điều cần lưu ý. Một là tổ chức “Đoàn Cựu Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật tử Huyền Quang” là thành viên trực thuộc Tổng vụ Thanh Niên Văn phòng II Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) dưới sự lãnh đạo của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Hai, là Ông Mai Xuân Châu một trong sáu (6) thành viên bị khai trừ vĩnh viễn khỏi GHPGVNTN chiếu Quyết Định số 21 do Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ ký và ban hành ngày 2 tháng 10 năm 2015. Sáu người kia là TT Giác Đẳng, TT Thông Đạt, Sư bà Nguyên Thanh, Sư bà Tịnh Thường, và ông Trần Đình Minh. Sau đây là toàn văn bản Thông báo :

VĂN PHÒNG II VIÊN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT TẠI HOA KỲ
NIỆM PHẬT ĐƯỜNG HUYỀN QUANG
SACRAMENTO & STOCKTON, CALIFORNIA
7104 Chandler Drive, Sacramento, CA 95828

THÔNG BÁO

V/V : Quyết định đóng cửa N.P.Đ. Huyền Quang của Ô. Mai Xuân Châu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Kính Bạch chư Tôn Đức Tăng, Ni,
Kính thưa quý Cơ quan Truyền Thông & Báo Chí,
Kính thưa quý Phật tử và Đồng Hương,
Kính thưa quý Cựu Huynh trưởng Đoàn Cựu Huynh Trưởng Huyền Quang Sacramento & Stockton.

Kính thưa quý liệt vị,

Chúng tôi, một số Cựu Huynh trưởng Đoàn Cựu Huynh Trưởng Huyền Quang Sacramento & Stockton, vô cùng phẫn uất Đoàn trưởng Mai Xuân Châu và một số cựu Huynh trưởng khác theo Sư Thích Giác Đẳng đã có những hành động công khai trong mưu đồ bán và đóng cửa Niệm Phật Đường Huyền Quang, để Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Truyền Thừa (GHPGVNTNTT) không còn có cơ sở hoằng dương chánh pháp và nhất là hỗ trợ cho Giáo Hội trong công cuộc giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn tại quê nhà.

Từ khi Ông Mai Xuân Châu được Sư Thích Giác Đẳng giao phó chức vụ cái gọi là Phát Ngôn nhân của UBCV tiếm danh, trong các phiên họp với Đoàn Cựu Huynh trưởng Huyền Quang Sacramento & Stockton, Ông Mai Xuân châu đã đề cập chuyện bán và đóng cửa Niệm phật Đường Huyền Quang. Tiêu biểu nhất qua cuộc họp vào lúc 4:30 chiều ngày thứ Sáu 1.15.2016 vừa qua, một lần nữa Ông Mai Xuân Châu lại đề cập vấn đề bán Niệm Phật Đường Huyền Quang và yêu cầu chúng tôi là những người Cựu Huynh trưởng đi theo GHPGVNTN Truyền Thừa dưới sự lãnh đạo của Đức đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nếu muốn tiếp tục sinh hoạt phải có $100,000.00USD (Một trăm nghìn Mỹ kim) trong trương mục nhà bank. (biểu hiệu hình thức mua bán, sang nhượng)

Chúng tôi đồng thanh phản đối, vì :

Xét rằng :

1. Niệm Phật Đường mang Pháp Hiệu của Đức cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, nhờ vào Hào Quang của Ngài nên mới có được niềm tin của Phật tử và đồng hương khắp mọi nơi hưởng ứng cho việc hình thành và tạo dựng Niệm Phật Đường Huyền Quang.

2. Gia Đình Phật tử là đứa con trung kiên của GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của đức đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống HT Thích Quảng Độ, do đó một số Cựu Huynh trưởng đã quy tụ về Niệm Phật đường Huyên Quang tu tập, sinh hoạt và phục vụ GHPGVNTN Truyền Thừa.

3. Tuy Ồng Mai Xuân Châu được tất cả Cựu Huynh trưởng trong Đoàn ủy nhiệm cho ông đứng tên làm sở hữu chủ Niệm Phật Đường Huyền Quang, nhưng tài chánh chi phí cũng như thuế má đều nhờ vào công đức cúa Đoàn viên và thập phương bá tánh cúng dường. Điều này đã nói lên Niệm Phật Đường Huyền Quang là Ngôi Chừa chung của tất cả Thập phương Bá tánh. Do đó không một ai có quyền mua, bán hoặc sang nhượng, đổi chác.

4. Ông Mai Xuân Châu và nhóm của ông, nếu vì một lý do nào không thể tiếp tục sinh hoạt với Anh Chị Em trong Đoàn Cựu Huynh trưởng, thì có thể ra đi tự do và Đoàn Cựu Huynh trưởng Sacramento & Stockton còn laị, sẽ có người khác đứng tên thay Ông để gìn giữ và chịu trách nhiệm với Ngôi Niệm Phật Đường Huyền Quang của Phật Tử thuộc 2 Thành Phố Sacramento & Stockton đã tạo dựng nên.

Kính thưa quý liệt vị.

Qua bốn điều xét trên, chúng tôi kêu gọi Phật tử của 2 Thành phố Sacramento & Stockton và toàn thể Bá Tánh lên tiếng yêu cầu Ông Mai Xuân Châu từ bỏ ý định đóng cửa Niệm Phật Đường Huyền Quang vào cuối tháng này (1/31/2016) như trong nội dung biên bản phiên họp ngày 1.15.16. Nếu không, Ông sẽ phải chịu trách nhiệm đối với miệng đời cũng như tòa án lương tâm.

NAM MÔ ĐẤU CHIẾN THẮNG PHẬT

Làm tại Sacramento ngày 18 tháng 01 năm 2016.
Đại Diện toàn thể Đoàn sinh Đoàn Cựu Huynh trưởng Sacramento & Stockton
Tâm Thành Cao Kiến Cơ

Bản sao kính gửi :
– HT Thích Huyền Việt, XLTV VPH/VHĐ kiêm TVT/Tổng Vụ Thanh Niên VPII/VHĐ/GHPGVNTN.
– PTTPGQT và quý cơ quan truyền thông báo chí kính nhờ phổ biến.
– Cựu Huynh trường Đoàn Huyền Quang Sacramento và Stockton.
– Hô sơ lưu.

Đính Kèm

1. Danh Sách Đoàn Viên ĐCHT Sacramento & Stockton và ĐẠO HỮU Niệm Phật Đường. HUYỀN QUANG đồng ý với THÔNG BÁO này :

1. Tâm Thành Cao Kiến Cơ
2. Nguyên Hảo Nguyễn Thị Mỹ Kiềm
3. Nguyên Đình Nguyễn Đình Hoè
4. Quảng Hòa Nguyễn Thị Hiệp
5. Lưu An
6. Diệu Vân Nguyễn Lệ Chi
7. Không Minh Phan Đức Văn
8. Quảng Tịnh Lê Thị Yến Tuyết
9. Tâm Phúc Nguyễn Phúc
10. Lệ Sương Nguyễn thị Thanh Nga
11. Diệu Hiễn Hensen Hiền
12. Nghiêm Diệu Linh Nguyễn thị Thiện
13. Nguyên Điền Võ duy Linh
14. Nguyên Song Nguyễn văn Ngọc
15. Nguyên Tú Hoàng thị Hạnh
16. Nhật Thanh Hoàng thị Lan
17. Tâm Niệm Mai thị Lan
18. Tâm Nguyện Trương Diệu Hương
19. Thiện Minh Tâm Tô Cường Phát
20. Diệu Anh Nguyễn thị Hiệp
21. Nguyên Giác Nguyễn Mạnh Hải
22. Nhật Liên Dũng Lê Minh Dũng
23. Chơn Lạc Lê Vạn Bá
24. ĐH Thị Sỹ Lê văn Chương
25. ĐH Nguyễn Đăng Tố
26. ĐH Đồng Đức Nguyễn T. Đôi

Check Also

Bài 1: Cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế trả lời chung về âm mưu phá hoại cuộc đấu tranh cho Nhân quyền và Tự do Tôn giáo của hai Dư Luận viên Thục Vũ — Ý Dân

  PARIS, ngày 9 tháng Giêng năm 2019 (PTTPGQT & VCHR) — Thời gian qua, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *