GENÈVE, ngày 10.3.2013 (QUÊ MẸ) – Trước khóa họp lần thứ 22 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Genève, ông Võ Văn Ái đã nhân danh hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) tố cáo cuộc đàn áp quy mô và có tổ chức của Nhà cầm quyền Hà Nội đối với tự do ngôn luận và tự do Internet tại Việt Nam xuyên qua nền pháp luật phi nhân quyền như Pháp lệnh 44 và chương “an ninh quốc gia” trong Bộ Luật Hình sự, Dự thảo Nghị định Internet. Tổ chức Hành động Chung Cho Nhân Quyền qua phát biểu của bà Penelope Faulkner cũng bồi tiếp tố cáo Hà Nội tấn công tự do ngôn luận, sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện các bloggers và đưa ra các trường hợp cụ thể của Điếu Cày, Nguyễn Hoàng Vi, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, v.v…
Liền đó Phái đoàn Hà Nội đã dùng quyền trả lời để phản bác các tố cáo nói trên, khi tuyên bố rằng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa luôn luôn dùng pháp luật để bảo vệ nhân quyền cho người công dân.
Ông Võ Văn Ái tố cáo Hà Nội trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève Photo Quê Mẹ |
Vào chiều ngày thứ sáu, 8.3.2013, ông Võ Văn Ái phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng :
“Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền mong cầu Hội đồng Nhân quyền LHQ quan tâm trước chiến dịch đàn áp khủng khiếp tự do ngôn luận tại Việt Nam, vi phạm điều 19 trong Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị. Chiến dịch đàn áp này của nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn trái chống với Nghị quyết HRC/20/L.13 của Hội đồng Nhân quyền LHQ về “Thăng tiến, bảo vệ và thụ hưởng nhân quyền trên Internet” ban hành năm 2012, đồng thời bất chấp những khuyến nghị của các quốc gia thành viên LHQ mà Việt Nam chấp nhận tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (UPR) năm 2009.
“Như chúng tôi đã tiết lộ trong bản Phúc trình “Bloggers và Công dân mạng sau chấn song nhà tù – Các hạn chế tự do trên Mạng tại Việt Nam” (http://kiwi6.com/file/o85pq5oq50), mà chúng tôi đệ trình Hội đồng Nhân quyền LHQ, những ai sử dụng Internet đều bị sách nhiễu, hăm dọa, hành hung và bắt cầm tù. Hiện đang có 32 bloggers và công dân mạng bị cầm tù tại Việt Nam, một số khác đang chờ đưa ra xét xử với án tù lên tới 16 năm tù giam.
“Những cuộc đàn áp như thế chẳng phục vụ cho “an ninh quốc gia” như nhà cầm quyền Việt Nam tuyên bố, mà mục tiêu là bóp họng những tiếng nói của các xã hội dân sự cất lên tố cáo các nạn tham những, nhà nước lạm quyền, cưỡng chế đất đai của nông dân, hay đòi hỏi nhân quyền và cải cách dân chủ.
“Trắng trợn hơn cả, nhà cầm quyền cũng đàn áp những ai góp ý theo lời kêu gọi của nhà nước về việc sửa đổi bản Hiến pháp 1992. Tuần trước, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi khỏi tòa báo Gia đình và Xã hội, 24 tiếng đồng hồ sau khi ông phê phán lời phát biểu của Tổng bí thư Đảng.
“Chẳng những Việt Nam sử dụng bạo động và sự sách nhiễu của công an, mà còn dùng những luật pháp mơ hồ để đàn áp tự do ngôn luận vi phạm trắng trợn điều 19 trong Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị. Ví dụ như điều 88 về “tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa” hay điều 258 về “lợi dụng dân chủ tự do phạm lợi ích của Nhà nước” đã được sử dụng thường xuyên để bắt giam công dân mạng.
“Pháp lệnh 44 cho phép bắt giam những ai bị nghi vi phạm “an ninh quốc gia” mà chẳng cần thông qua tòa án, đã được sử dụng để bắt gam các bloggers, đặc biệt đưa vào nhà thương điên, trường hợp đã xẩy ra với các ông Nguyễn Trung Lĩnh, Lê Anh Hùng.
“Trong khung cải cách pháp lý được cộng đồng thế giới tài trợ, hàng loạt điều luật hạn chế tự do được ban hành. Dự thảo Nghị định Internet mới khiến chúng tôi vô cùng quan ngại. Nếu được thông qua như bản văn dự thảo, thì Nghị định này sẽ hợp thức hóa toàn bộ hệ thống xâm nhập thông tin, kiểm duyệt và xử phạt những điều hết sức mơ hồ khi định nghĩa về “các hành vi bị cấm”. Đồng thời bó buộc các Công ty Internet và cơ quan cung cấp dịch vụ, kể cả các Công ty ngoại quốc, phải cộng tác với chính quyền để theo dõi hay truy lùng công dân mạng.
“Những hành động cùng những hành vi trấn áp như trên trái chống với nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam phải tuân thủ, khi đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về Các quyền dận sự và chính trị năm 1982, cũng như những lời khuyến nghị của 13 quốc gia thành viên LHQ về tự do ngôn luận tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (UPR) năm 2009.
“Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Nhân quyền LHQ áp lực Việt Nam chấm dứt cuộc đàn áp, bãi bỏ Pháp lệnh 44 cùng những điều luật trái chống với luật quốc tế để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, và mời Báo cáo viên LHQ về tự do ngôn luận đến điều tra Việt Nam”.
Nhân danh Hành động Chung cho Nhân quyền, bà Penelope Faulkner vạch trần Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận, tự do Internet tại Hội đồng Nhân quyền LHQ – Photo Quê Mẹ
|
Nhân danh Hành động Chung cho Nhân quyền, bà Penelope Faulkner phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền cũng vào chiếu thứ sáu 8.3.2013 :
“Hành động Chung cho Nhân quyền mong mỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ chú tâm tới tình trạng báo động leo thang đàn áp quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.
“Hiền pháp Việt Nam chứa đựng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Tòan diện lần đầu tiên của Việt Nam năm 2009, Việt Nam đã chấp nhận những khuyến cáo là sẽ “bảo đảm hoàn toàn cho việc tìm kiếm, thu nhận và phổ biến những thông tin và những ý nghĩ bằng bất cứ phương tiện diễn đạt nào, vượt trên mọi biên giới” theo quy định của điều 19 trong Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam tham gia năm 1982.
“Tuy nhiên, chỉ tính từ mấy năm vừa qua, kỷ lục về các bloggers, nhà báo trực tuyến và các nhà đấu tranh bảo vệ tự do tại Việt Nam bị sách nhiễu, hăm dọa, bị công an lạm quyền, hay bị kết án nặng nề giam tù chỉ vì họ biểu tỏ ôn hòa các quan điểm trên Internet.
“Chúng tôi đặc biệt báo động trường hợp của Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Bị bắt vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa” (điều 88 trong Bộ luật Hình sự) ông đã bị kết án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế qua một phiên xử vi phạm mọi tiêu chuẩn quốc tế hồi tháng 9.2012. Phiên tòa xử kín không cho thân nhân gia đình tham dự, và tòa đã cắt máy vi âm khi bị can lên tiếng tự bào chữa cho mình. An ninh của Điếu Cày trong tù không được bảo đảm. Trung tá công an Hoàng Văn Dũng nói với ông “Chúng tao sẽ tàn phá sức khỏe của mày và chắc chắn là mày sẽ chết ở đây trong nhà tù”.
“Công dân mạng thường trực bị đánh đập, sách nhiễu, kể cả việc công an tấn công tình dục. Hôm 28.12.2012, cô Nguyễn Hoàng Vi, một blogger 25 tuổi, đã bị công an đánh đập tàn nhẫn, bắt cô cởi áo trần truồng rồi thọc tay khám xét vào chỗ kín của cô, trong khi công an quây hình video. Công an lấy cớ bắt đưa về đồn để kiểm soát giấy tờ chỉ vì cô đứng ngoài phiên tòa đang xét xử Điếu Cày.
“Nhiều nhà sử dụng Internet bị quản chế mà chẳng thông qua sự xét xử nào của tòa án. Vị cao tăng mà cũng là nhà bất đồng chính kiến nổi danh Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ hiện bị quản chế tại Thanh Minh Thiền viện từ năm 2003 vì đưa lên mạng những bài kêu gọi cho nhân quyền và dân chủ.
“Việt Nam thường giải thích lý do bắt bớ những ai phê bình nhà nước là vì những người này vi phạm luật pháp. Thế nhưng theo Quan điểm của LHQ về Việt Nam mang số 27/2012, Tổ Hành động của LHQ chống bắt giam tùy tiện thì lại nhấn mạnh rằng dù việc cấm cố có phù hợp với luật pháp Việt Nam, “Tổ Hành động của LHQ chống bắt giam tùy tiện cần được bảo đảm rằng luật pháp ấy phải phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Việc lưu giữ hay biểu tỏ ý kiến , kể cả khi những ý kiến này không theo đúng chính sách của chính quyền, cũng đều được điều 19 trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị bảo vệ”.
“Vì vậy chúng tôi kêu gọi Việt Nam bãi bỏ những luật pháp quốc gia không phù hợp với điều 19, trả tự do cho tất cả những ai bị giam giữ vì ôn hòa hành xử quyền tự do ngôn luận trực tuyến hay ngoài luồng, và mời Báo cáo viên LHQ đặc trách tự do ngôn luận, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm các người tranh đấu bảo vệ nhân quyền đến điều tra Việt Nam. Đây là điều không thể từ khước, nhất là năm nay Việt Nam đăng ký xin làm ứng viên Hội đồng nhân quyền LHQ năm 2014”.
Liền sau các phát biểu tố cáo Hà Nội trên đây, Phái đoàn Hà Nội đã dùng quyền trả lời đăng đàn phản bác. Phái đoàn Hà Nội nói rằng :
“Chúng tôi nhận xét rằng các tham gia thảo luận chung vào chiều nay của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức Phi chính phủ khác đã làm cho những đóng góp có ý nghĩa vào sáng kiến chung của chúng ta trong việc thăng tiến và bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên, Phái đoàn chúng tôi lấy làm tiếc phải sử dụng quyền trả lời để quả quyết bác bỏ những vu khống và bóp méo thông tin chiều nay về tự do ngôn luận và ý kiến đối với nước tôi.
“Là một quốc gia điều hành bằng luật pháp, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện hệ thống luật pháp nhằm bảo vệ và thăng tiến nhân quyền cho nhân dân. Nhân dân Việt Nam được thụ hưởng nhiều hơn bao giờ các quyền và tự do nhờ hệ thống pháp luật và tiêu chuẩn sống nâng cao. Theo Liên hiệp Viễn thông Thế giới (ITU), Việt Nam đứng hàng thứ hai tại Á châu Thái Bình dương trong việc phát triển Internet. (…) Giống như nhiều quốc gia khác, luật pháp tại Việt Nam được bảo vệ và hành xử mà chẳng có biệt lệ nào. Nhân quyền và các tự do cơ bản được luật pháp bảo đảm, nhưng mọi sự lạm quyền hay tìm cách phá bỏ hoặc vi phạm luật pháp, đặc biệt nhằm gây rối xã hội, kích động phân biệt chủng tộc, tôn giáo, căm thù và bạo động, đều bị ngăn ngừa và trừng phạt. Điều này chẳng những được quy định trong luật pháp Việt Nam, mà còn được tuyên bố minh bạch trong các luật nhân quyền quốc tế như Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt tại khoản 3 điều 19 trong Công ước.
“(…) Phái đoàn chúng tôi xin nhắc nhở Hội đồng Nhân quyền LHQ đừng để cho Hội đồng bị lợi dụng, đừng để cho cuộc trao đổi chung của Hội đồng bị lợi dụng, làm mất thì giờ qúy báu và mất luôn sự tín nhiệm vào Hội đồng Nhân quyền LHQ”.
Nếu Hội đồng Nhân quyền LHQ muốn khỏi mất thì giờ qúy báu và mất luôn sự tín nhiệm vào Hội đồng, thì nên theo mô thức của Đảng Cộng sản Việt Nam : 47 quốc gia thành viên trong Hội đồng Nhân quyền LHQ biến thành 14 ông trong Bộ Chính trị Đảng nắm hết mọi quyền phát biểu đồng thời bịt miệng của 90 triệu dân như Việt Nam ngày nay.
Làm sao đây ? Khóa họp lần thứ 22 của Hội đồng Nhân quyền LHQ bao gồm gần 200 quốc gia thành viên và trên 300 tổ chức Phi Chính phủ, chưa kể các tổ chức Liên chính phủ và các Cơ cấu LHQ. Hội đồng lại chưa làm thẻ Đảng gia nhập Đảng Cộng sản tôn thờ các Ông Mác-Lê-Mao-Hồ, thì làm sao bắt hơn năm trăm quốc gia và các tổ chức dân sự trở thành đàn bò vào thành phố Genève ?!
Phái đoàn Hà Nội “tôn trọng” nhân quyền theo kiểu Hiếp pháp 1992 cho nhân dân được hưởng mọi thứ tự do bánh vẻ trên giấy. Nhưng trong thực tế và thực tại thì chả có gì.
Ba tổ chức Nhân quyền Quốc tế đưa ra các trường hợp cụ thể của Nguyễn Đắc Kiên, Nguyễn Trung Lĩnh, Lê Anh Hùng, Điếu Cày Nguyễn văn Hải, Nguyễn Hoàng Vi, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Pháp lệnh 44 bắt tù nhân chính trị vào nhà thương điên như dưới thời Xô Viết Staline, Chương “an ninh quốc gia” trong Bộ Luật Hình sự chẳng hề biết phân biệt giữa hành động khủng bố với hành xử ôn hòa quyền tự do ngôn luận được LHQ bảo đảm, tại sao Phái đòan Hà Nội không phản bác, chứng minh Đảng và Nhà nước chưa hề phạm pháp các điều nêu trên ?
Nói suông miệng sáu chữ nhân quyền, luật pháp và tự do ai nói không được ? Thi hành 6 chữ ấy mới là vấn đề đối với một chính quyền chỉ biết nói ngọng và làm càng, làm ác.
Phái đoàn Hà Nội còn tán tậm lương tâm khi khoe khoang rằng : “Theo Liên hiệp Viễn thông Thế giới (ITU), Việt Nam đứng hàng thứ hai tại Á châu Thái Bình dương trong việc phát triển Internet”. Đứng thứ HAI là người ta so bằng số liệu, nhưng lại đứng NHẤT về đàn áp, trấn lột các bloggers và Công dận mạng. Tài liệu “Bloggers và Công dân mạng sau chấn song nhà tù – Các hạn chế về tự do Internet” tại Việt Nam vừa được Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền công bố tại Paris, tại Quốc hội Châu Âu và tại LHQ Genève, xin mời Phái đoàn Hà Nội bớt ngủ mơ để ngồi đọc cho biết sự tình của dân.
Chúng tôi cho biết số liệu 31 triệu người dùng Internet ở Việt Nam. Nhưng đồng thời cũng cho biết bao nhiêu là chứng cớ cụ thể về sự đàn áp khốc liệt giới Công dân Mạng này.
Vào lúc 18 giờ 30 cùng ngày, hãng Thông tấn AFP có nhiệm sở tại LHQ đã đánh đi tin Hà Nội bị tố cáo tại LHQ. Rồi liền sau đó các báo Global Post (Hoa Kỳ), Bangkok Post (Thái Lan) và Bản tin Úc đại Lợi truyền đi bài viết. Sau đây là một trong những bản tin ấy :
Agence France-Presse – March 8, 2013 13:16 (US Time)
Campaigners urged the UN Human Rights Council Friday to take Vietnam to task over its jailing of dozens of cyber-dissidents, claiming Hanoi was in breach of international law.
“We call upon the Council to press Vietnam to put an end to this repression,” said Vo Van Ai, speaking on behalf of Vietnamese campaigners and the International Federation of Human Rights.
In a speech to the UN body — which is halfway through a monthlong session addressing a raft of global rights concerns — he said a total of 32 bloggers and other cyber-dissidents were behind bars in Vietnam, either sentenced or awaiting trial.
They face prison terms of up to 16 years, he added.
“Such repression does not serve to protect national security, as the Vietnamese authorities claim, but to stifle the voices of an emerging civil society speaking out on corruption, power abuse, the plight of dispossessed peasants and farmers, human rights and democratic reforms,” he said.
He condemned Vietnam’s use of Ordinance 44, a 2002 ruling which authorises the detention of suspected national security offenders without due process of the law.
It increasingly has been deployed against bloggers, sometimes in psychiatric hospitals, he said.
“Vietnam must abrogate Ordinance 44 and all other legislation incompatible with international human rights law,” he said.
Fellow-campaigner Penelope Faulkner, with the French-based group Work Together for Human Rights, noted that after a 2009 United Nations review, Hanoi had pledged to uphold freedom of information.
“However, in the past year alone, scores of bloggers, online journalists and human rights defenders in Vietnam have been harassed, intimated, subjected to police abuse, or condemned to extremely harsh prison sentences simply for expressing their peaceful views on the Internet,” she told the Council.
Vietnam is not currently one of the 47 member states of the Human Rights Council.
The southeast Asian country has been branded an “enemy of the Internet” by freedom of expression watchdog Reporters Without Borders.
mnb/jwf/boc