Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Nhân Thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Cộng hoà Liên bang Đức, 43 Tổ chức Quốc tế thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu sách trả tự do cho 3 nhà tôn giáo : Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, ông Nguyễn Văn Đài, và bà Đỗ Thị Hồng

Nhân Thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Cộng hoà Liên bang Đức, 43 Tổ chức Quốc tế thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu sách trả tự do cho 3 nhà tôn giáo : Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, ông Nguyễn Văn Đài, và bà Đỗ Thị Hồng

Download PDF

 

PARIS, 6 tháng 7 năm 2017 (UBBVQLNVN) — Nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hamburg, Công hoà Liên bang Đức. tham dự Thượng đỉnh G20 lần thứ 12, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) cùng với 42 Nhân sĩ, Tổ chức Dân sự trên Thế giới viết Thư Ngỏ yêu sách Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho 3 tù nhân vì lương thức nổi tiếng tại Việt Nam : Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, và nhà hoạt động sinh thái Phật tử Đỗ Thị Hồng.

Thượng đỉnh G20 gồm 19 quốc gia trong thế giới và Liên Âu. 19 quốc gia mày là : Argentina, Australia, Brazil, Canada, China, France, Germany, India, Indonesia, Italy, Japan, Mexico, Russia, Saudi Arabia, South Africa, South Korea, Turkey, the United Kingdom và the United States. Các quốc gia này chiếm 85% Tổng sản phẩm xã hội (GDP) và có dân số chiếm hai phần ba nhân loại.

Việt Nam không là thành viên của G20, nhưng năm nay Thủ tướng Hà Nội được mời tham dự với tư cách là Chủ tịch Hội nghị APEC 2017 sẽ được tổ chức tại Việt Nam.

Trong bức thư Ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố hôm nay, các Tổ chức quốc tế “biểu tỏ mối quan tâm nghiêm trọng về việc liên tục giam giữ và ngược đãi giới tù nhân vì lương thức tại Việt Nam. Chúng tôi muốn nêu rõ ba trường hợp những người bảo vệ nhân quyền nổi danh thuộc ba cộng đồng tôn giáo khác nhau : Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Ông Nguyễn Văn Đài, và Bà Đỗ Thị Hồng. Cả ba vị đều bị giam cầm trái phép, họ chẳng được bảo vệ theo luật pháp quốc tế. Điều thấy rõ là họ bị truất quyền tự do vì đã hành xử ôn hoà nhân quyền, nên yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho họ, cũng như tất cả những tù nhân vì lương thức tại Việt Nam”.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, một trong 8 tổ chức đề xuất viết Thư ngỏ, lấy làm tiếc rằng “Trong khi Việt Nam tham dự Thượng đỉnh về phát triển kinh tế toàn cầu, thì chính quyền bóp họng nhân dân họ trong việc phát biểu nhân quyền, bằng cách đàn áp các xã hội dân sự, cấm cản mọi phát biểu của các tôn giáo độc lập và chính trị. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Luật sư Nguyễn Văn Đài, và bà Đỗ Thị Hồng bị tước đoạt quyền tự do vì ba vị nỗ lực mang lại đời sống tốt đẹp hơn cho dân chúng”.

Thích Quảng ĐộĐức Tăng Thống Thích Quảng Độ, 89 tuổi, lãnh đạo tối cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), là “Nhà Bảo vệ Nhân quyền bị giam giữ lâu nhất, hiện bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện Tp Hồ Chí Minh”, như Thư Ngỏ viết. Hồi tháng 5 Ngài ngỏ ý muốn về Huế tịnh dưỡng, thì nhà cầm quyền liền quản chế ông Lê Công Cầu, Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo, là người phụ tá tháp tùng Ngài. Công an nói với ông Cầu “chúng tôi không muốn thấy ông Quảng Độ về Huế”.

Nguyễn Văn ĐàiLuật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, 49 tuổi, “bị biệt giam, không được chọn lựa luật sư bào chữa” kể từ khi bị bắt vào tháng 12 năm 2015 vì tội tổ chức khoá học về nhân quyền. Trước đó ông đã bị kết án 4 năm tù vì tội “giúp đỡ và cố vấn các cộng đồng tôn giáo, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, các nhóm chính trị, và các nhà hoạt động Công đoàn tự do”. Năm nay, Luật sư Đài được Liên Đoàn Thẩm phán Cộng hoà Liên bang Đức trao Giải Nhân quyền 2017. Vợ Luật sư Đài bị chận tại phi trường Hà Nội không cho sang Đức lãnh giải thay chồng.

Đỗ Thị HồngNhà hoạt động Sinh thái Đỗ Thị Hồng, 60 tuổi, thành viên một giáo phái Phật giáo Ân Đàn Đại Đạo hiện sức khoẻ bị suy kiệt trầm trọng. Bà bị kết án 13 năm tù giam vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền” mà “bằng chứng phạm tội” được trích từ “lời thuyết giảng của vị giáo chủ nhắc nhở chuyện nhân quyền, bảo vệ môi sinh, và luật pháp quốc tế”. 22 thành viên trong giáo phái của bà bị kết án năm 2013 tổng cộng 299 năm tù và 105 năm quản chế sau khi hết hạn.

Ông Võ Văn Ái bình luận rằng : “Thượng đỉnh G20 năm nay đặc biệt chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi sinh. Tại Việt Nam, mở cửa kinh tế không được song hành với bảo vệ chính trị, dẫn đến những tác động ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu cực trong lĩnh vực môi sinh. Xã hội dân sự đóng vai trò chủ yếu báo động các hiểm nguy để áp lực cho việc bảo vệ sinh thái. Nhưng ai dám nói lên các hiểm nguy này, khi biết rằng sẽ bị bỏ tù vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền ?”

43 nhân sĩ và tổ chức ký tên, gồm có cả nguyên Ngoại trưởng Ý Giulio Terzi, nguyên Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo Asma Jahangir và các tổ chức quốc tế như Ân Xá Quốc tế, Human Rights Watch, Christian Solidarity Worldwide, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, Frontline Defenders, Freedom House, Sáng hội Rafto, the World Movement for Democracy, v.v… nhấn mạnh rằng :

“Các Luật sư, Nhà hoạt động, Nhà tôn giáo hay các Nhà lãnh đạo cộng đồng đóng vai trò chủ yếu thăng tiến và bảo vệ nhân quyền, kể cả các quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Một Nhà nước lạm dụng nhân quyền làm giới hạn quyền hành xử ôn hoà các quyền dân sự và chính trị, giới hạn không gian hoạt động của các nhóm xã hội dân sự, đồng thời bỏ rơi các tôn giáo và các nhóm thiểu số cho sự xúc phạm và vi phạm”.

Ngoài việc kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Luật sư Nguyễn Văn Đài, và bà Đỗ Thị Hồng, các tổ chức ký tên còn “mạnh mẽ thúc đẩy Nhà cầm quyền Việt Nam bãi bỏ các điều luật trong bộ Luật Hình sự, qua đó, hạn chế các nhà lãnh đạo tôn giáo quyền tự do tôn giáo, hạn chế quyền được hưởng của các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, và yêu cầu sửa đổi Luật mới về tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như đưa luật pháp quốc gia tuân thủ luật nhân quyền quốc tế”.

Sau đây là toàn văn bức Thư Ngỏ bằng tiếng Anh gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bản Việt dịch của Cơ sở Quê Mẹ :

 

 

Ngày 30 tháng 6 năm 2017

 

Kính gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Quận Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam

Tham chiếu : Thư Ngỏ Kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Ông Nguyễn Văn Đài và Bà Đỗ Thị Hồng

 

Thưa Thủ tướng,

Thủ tướng đang chuẩn bị đến gặp các nhà lãnh đạo thế giới tại Thượng đỉnh G20 ở thành phố Hamburg, Cộng hoà Liên bang Đức, chúng tôi, ký tên dưới đây, thuộc các tổ chức dân sự, viết thư này biểu tỏ mối quan tâm nghiêm trọng về việc liên tục giam giữ và ngược đãi giới tù nhân vì lương thức tại Việt Nam. Chúng tôi muốn nêu rõ ba trường hợp những người bảo vệ nhân quyền nổi danh thuộc ba cộng đồng tôn giáo khác nhau : Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Ông Nguyễn Văn Đài, và Bà Đỗ Thị Hồng. Cả ba vị đều bị giam cầm trái phép, họ chẳng được bảo vệ theo luật pháp quốc tế. Điều thấy rõ là họ bị truất quyền tự do vì đã hành xử ôn hoà nhân quyền, nên yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho họ, cũng như tất cả những tù nhân vì lương thức tại Việt Nam.

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, 89 tuổi, vị cao tăng Phật giáo lãnh đạo Giáo hội độc lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), là người bảo vệ nhân quyền bị giam giữ lâu năm nhất. Ngài bị tước đoạt mọi quyền tự do suốt hơn 30 năm qua. Hiện Ngài bị quản thúc không lý do trong một liêu phòng cực kỳ câu thúc tại Thanh Minh Thiền Viện ở thành phố Hồ Chí Minh, sau màn cửa sắt mà ngài không có chìa khoá, mọi liên lạc bị kiểm soát chặt chẽ dưới sự theo dõi thường xuyên của công an. Ngài cũng không được quyền thuyết pháp tại Thiền viện. Tuy nhiên, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ vẫn tiếp tục đòi hỏi nhân quyền và đặc biệt tự do tôn giáo, thế nhưng những năm dài bị cô lập, thiếu thốn thuốc men, và chăm sóc y tế, sức khoẻ Ngài sa sút.

Tháng 5 vừa qua, Ngài mong muốn về Huế ở Tu viện Long Quang để có đệ tử cạnh kề chăm sóc sức khoẻ. Vào ngày 14 tháng 5, Ngài gọi ông Lê Công Cầu, Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo GHPGVNTN vào Saigon tháp tùng Ngài.

Do công an nghe lén điện thoại nên tức khắc ra khẩu lệnh quản thúc ông Cầu. Công an nói với ông Cầu rằng “chúng tôi không muốn ông Quảng Độ về Huế” và cấm ông Cầu tham gia việc di chuyển Đức Tăng Thống. Ông Lê Công Cầu đã phản đối lệnh công an bằng cuộc tuyệt thực 7 ngày.

Chúng tôi yêu cầu Thủ tướng bảo đảm quyền tự do đi lại, quyền cư trú tại Huế của Đức Tăng Thống, và nhà cầm quyền không được xâm phạm các quyền này.

Tại Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, 49 tuổi, bị công an bắt giam vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước Xã hội chủ nghĩa”. Từ ngày đó ông bị cách ly, không được quyền chọn luật sư bào chữa. Từ năm 2000, ông Đài tham gia vận động cho nhân quyền, lúc ông bào chữa cho một người Thiên chúa giáo bị bắt giam vì chống nhà cầm quyền đến cấm không cho làm lễ. Luật sư Đài thường giúp đỡ pháp lý, cố vấn cho các cộng đồng tôn giáo, các nhà hoạt động nhân quyền, các nhóm chính trị, và các công đoàn độc lập, cho đến khi bị công an bắt năm 2007. Trong năm này ông bị kết án 4 năm tù giam. Sau khi được trả tự do năm 2011, ông bị quản thúc cho đến tháng 3 năm 2015. Dù bị giới hạn, ông tiếp tục lên tiếng cho nhân quyền. Ngày 5 tháng Tư năm 2017, Liên Đoàn Thẩm phán Cộng hoà Liên bang Đức trao Giải Nhân quyền 2017 cho Luật sư Đài. Vợ Luật sư Đài bị chận tại phi trường Hà Nội không cho sang Đức lãnh giải thay chồng.

Nhà Cầm quyền cần chấm dứt mọi án kết cho Luật sư Đài và trả tự do tức khắc cho ông.

Đỗ Thị Hồng, 60 tuổi, một trong những nhà lãnh đạo giáo phái Phật giáo Ân Đàn Đại Đạo được thành lập năm 1969 tại Miền Nam. Giáo phái này bị đặt ra ngoài vòng pháp luật khi lực lượng Cộng sản cướp chính quyền năm 1975. Bà Hồng bị công an bắt năm 2012 vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, và bị kết án 13 năm tù giam, và 5 năm quản chế sau khi hết hạn tù. Sức khoẻ bà suy yếu trong tù. Phiên toà xử kín năm 2013, sáng lập viên giáo phái Phan Văn Thu bị án chung thân, và 21 thành viên khác bị kết án tổng cộng 299 năm tù và 105 quản chế sau hạn tù. Nhà cầm quyền đã trưng bằng chứng phạm tội khi trích lời thuyết giảng của vị giáo chủ nhắc nhở chuyện nhân quyền, bảo vệ môi sinh, và luật pháp quốc tế. Nhà cầm quyền cũng tịch thu công viên du lịch sinh thái rộng 48 mẫu đất với điện thờ do giáo phái xây dựng. Chính quyền Việt Nam cần trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho bà Đỗ Thị Hồng, và những thành viên khác của giáo phái Ân Đàn Đại Đạo, hoàn trả tài sản của giáo phái, và chấm dứt sách nhiễu nhóm họ.

Trường hợp ba nhà bảo vệ nhân quyền nói trên đã được các tổ chức quốc tế, chính phủ, và nhiều cơ quan không ngừng lên tiếng bênh vực. Cao uỷ Nhân quyền LHQ, ông Zeid Ra’ad Al Hussein đã nêu trưởng hợp Nguyễn Văn Đài qua tuyên bố quan tâm việc chính quyền Việt Nam đàn áp các nhà bảo vệ nhân quyền năm 2016. Tiếp đó, 73 Dân biểu Quốc hội thuộc 14 quốc gia kêu gọi trả tự do cho ông. Chủ tịch Hiệp hội các Dân biểu ASEAN cho Nhân quyền, ông Charles Santiago, cũng là Dân biểu Quốc hội Mã Lai, đã ký một văn thư nói rằng việc tiếp tục giam cầm Nguyễn Văn Đài và người phụ tá của Luật sư, bà Lê Thu Hà “đã tạo ra một vết đen cho kỷ lục nhân quyền Việt Nam và cho sự tín nhiệm quốc tế”.

90 nhân sĩ quốc tế, bao gồm các Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình, lãnh đạo các tôn giáo và đại biểu Quốc hội đã ký tên kêu gọi trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trong một bức Thư Chung hôm 12 tháng 11 năm 2015. Gần đây, Quốc hội Châu Âu cũng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Luật sư Nguyễn Văn Đài tại cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam lần thứ 6 tháng 12 năm 2016, nhấn mạnh rằng “bất cứ ai bị giam cầm vì hành xử ôn hoà các quyền tự do ngôn luận phải được trả tự do tức khắc”.

Hơn nữa, chúng tôi cực kỳ quan tâm sự kiện ba vị nói trên bị tước đoạt các quyền tự do thông qua các điều khoản mơ hồ về “an ninh quốc gia” trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam hoàn toàn trái chống với các công ước nhân quyền LHQ mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Chẳng hạn như các điều khoản 79, 88 và 258 trong Bộ Luật Hình sự. Các điều khoản nầy đi ngược với Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt nam là quốc gia công nhận ký kết, đặc biệt tại Điều 9 (1) của Công ước ngăn cấm tước đoạt tuỳ tiện quyền tự do ; Điều 18 của Công ước bảo đảm quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo ; và Điều 19 bảo đảm quyền tự do ngôn luận. Các quyền được bảo đảm trong ICCPR chỉ có thể bị hạn chế trong những trường hợp được định nghĩa minh bạch. Các định nghĩa quá mơ hồ tại chương “an ninh quốc gia” trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam, và phương cách thực hiện quá tuỳ tiện đã không tuân thủ những hạn chế được quy định trong ICCPR.

Dù cộng đồng quốc tế từng đưa ra các khuyến thỉnh, kể cả những khuyến cáo của nhiều quốc gia tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review) ở Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2014, nhà cầm quyền Việt Nam đã không sửa chữa các điều luật hạn chế tại chương “an ninh quốc gia”, mặt khác, còn bổ sung bằng thứ ngôn ngữ [mơ hồ] tương tự trong Luật tín ngưỡng và tôn giáo sẽ có hiệu lực vào tháng giêng năm 2018.

Các Luật sư, Nhà hoạt động, Nhà tôn giáo hay các Nhà lãnh đạo cộng đồng đóng vai trò chủ yếu thăng tiến và bảo vệ nhân quyền, kể cả các quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Một Nhà nước lạm dụng nhân quyền làm giới hạn quyền hành xử ôn hoà các quyền dân sự và chính trị, giới hạn không gian hoạt động của các nhóm xã hội dân sự, đồng thời bỏ rơi các tôn giáo và các nhóm thiểu số cho sự xúc phạm và vi phạm.

Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy tức khắc và vô điều kiện trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Luật sư Nguyễn Văn Đài, và bà Đỗ Thị Hồng, cũng như mọi tù nhân vì lương thức khác. Hơn nữa, chúng tôi yêu cầu chính quyền Việt Nam bãi bỏ các điều luật trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam mà mục tiêu nhằm tước đoạt các quyền tự do của các nhà lãnh đạo tôn giáo và bảo vệ nhân quyền, đồng thời sửa đổi Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo cũng như đưa luật pháp quốc gia tuân thủ luật pháp nhân quyền quốc tế.

Chúng tôi mong mỏi sự hồi âm của Thủ tướng trước các vấn đề quan trọng nêu qua bức thư này. Xin gửi hồi âm về Bà Penelope Faulkner, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, ở địa chỉ Email pfaulkner.vchr@gmail.com  hoặc Fax về số : (+33.1) 45 98 32 61.

Trân trọng.

Ký tên 8 Tổ chức viết Thư ngỏ :

Amnesty International
ASEAN Parliamentarians for Human Rights
Christian Solidarity Worldwide
Front Line Defenders
Human Rights Watch
FIDH
Quê Mẹ : Vietnam Committee On Human Rights
VETO ! Human Rights Defenders’Network – Germany
Các Tổ chức và nhân vật ký tên hậu thuẫn :

Asma Jahangir, former UN Special Rapporteur on Religious Intolerance
Giulio Terzi, former Minister of Foreign Affairs, Italy
Agir Ensemble pour les Droits de l’Homme (AEDH)
ALTSEAN, Burma
Amnesty International USA, Group 524, Pittsburg, Pennsylvania
Amnesty International USA, Group 56, Lexington, Massachusetts
Armanshahr/OPEN ASIA, Afghanistan
Boat People SOS
Buddhist Youth Movement of Vietnam (GĐPTVN), Vietnam
Cambodian Human Rights and Development Association (ADHOC)
Cambodian League for the Promotion and Defense of Human Rights (LICADHO)
Center for Prisoners’ Rights, Japan
Centre to Combat Corruption and Cronyism (C4CENTER), Malaysia
ChinaAid
Commonwealth Human Rights Initiative, India
Freedom House, USA
Gerard Noodt Foundation for Freedom of Religion or Belief
Global Committee for the Rule of Law – “Marco Pannella”
Human Rights Commission of Pakistan
Human Rights in China (HRIC)
Human Rights Without Frontiers International
Hudson Institute, Center for Religious Freedom
International Buddhist Information Bureau, Paris
Internet Law Reform Dialogue (iLaw), Thailand
Jubilee Campaign, USA
League for the Defence of Human Rights in Iran (LDDHI)
Mouvement Lao pour les Droits de l’Homme
Odhikar, Bangladesh
Philippine Alliance of Human Rights Advocates (PAHRA)
Rafto Foundation for Human Rights, Norway
Stefanus Alliance International
Taiwan Association for Human Rights
Unified Buddhist Church of Vietnam, Viện Hóa Đạo, Vietnam
Unified Buddhist Church of Vietnam Overseas in the USA
World Movement for Democracy, USA

 

 

This post is also available in: English French

Check Also

Chúc mừng năm mới 2024

This post is also available in: English French

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *