GENÈVE, 8.5.2009 (AFP) – Trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève, rất nhiều phê phán quét vào mặt Việt Nam hôm thứ sáu, mặc dù họ vận động mạnh mẽ các nước đồng minh, đặc biệt các nước Á châu, hậu thuẫn họ.
Việt Nam phát biểu trong khuôn khổ Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (UPR, Universal Periodic Review), có khoảng mười lăm nước, đa số Tây phương, đã tố cáo những vi phạm nhân quyền khác nhau của Việt Nam, như hạn chế tự do ngôn luận, đàn áp các sắc tộc hay bắt bớ trái phép.
Đa số các quốc gia như Á châu, mà còn là các quốc gia Hồi giáo, Phi châu hay trung lập, đã được vận động qua cuộc “thảo luận qua lại” sau khi Việt Nam trình bày bản phúc trình, để ca ngợi những “thành công” trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Qua những phát biểu phê phán, Hoa Kỳ đựa trên các điều 50 và 69 trong chính bản Hiến pháp Việt Nam để yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội “cho phép các cá nhân được quyền phê bình chế độ chính trị và trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, như Cha Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.”
Ngược lại, các nước như Algérie, Cuba, Venezuela, Lào hay Indenosia mong muốn Việt Nam “chia sẻ các kinh nghiệm tốt đẹp” trên phương diện phát triển kinh tế và cuộc đấu tranh chống nghèo khó.
Những phê phán ác liệt nhất đến từ các tổ chức Phi chính phủ, một số trong họ noi gương Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tố cáo những manh tâm của Hà Nội nhằm “hủ hóa” cơ chế Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện để chiếm đoạt một “Giấy phép miễn trừng phạt”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng tố cáo các trường hợp tra tấn tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo.
Còn Ân Xá Quốc tế “khuyến khích chính quyền Việt Nam bãi bỏ hoặc sửa đổi các quy định trong bộ Luật Hình sự năm 1999 để những điều khoản nhập nhằng liên quan đến an ninh quốc gia (…) không thể tùy tiện gợi ra để đàn áp giới bất đồng chính kiến, đàn áp cuộc thảo luận (…) và tự do ngôn luận.”
Cùng với cuộc thảo luận, khoảng 400 người Khmers Krom, người bản địa ở miền Nam Việt Nam, đã biểu tình trước Điện Quốc liên đòi hỏi nhân quyền cho họ và tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội không xem họ như người công dân toàn phần.