Home / Chưa được phân loại / Quyết Định Công nhận thành phần Nhân sự Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành Chùa Viên Thông nhiệm kỳ 2016 – 2018 — Sáng hội Nhân quyền Rafto vinh danh Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Lễ Kỷ niệm 30 năm hoạt động choNhân quyền Thế giới

Quyết Định Công nhận thành phần Nhân sự Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành Chùa Viên Thông nhiệm kỳ 2016 – 2018 — Sáng hội Nhân quyền Rafto vinh danh Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Lễ Kỷ niệm 30 năm hoạt động choNhân quyền Thế giới

Download PDF

 

PARIS, ngày 9.12.2016 (PTTPGQT) – Ngày 20 tháng 11 năm 2016 vừa qua, Hội Phật giáo Việt Nam Trung tâm Georgia – Chùa Viên Thông đã tổ chức Đại hội Khoáng đại để bầu cử thành phần nhân sự cho Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành Chùa Viên Thông nhiệm kỳ 2016 – 2018.

Hoà thượng Thích Huyền, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ vừa ký Quyết Định công nhận thành phần nhân sự mới của Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành Hội Phật giáo Việt Nam Trung tâm Georgia – Chùa Viên Thông. Sau đây là toàn văn Quyết Định, số tham chiếu 01/HĐĐH/QĐ/CT, ký ngày 8 tháng 12 năm 2016:

 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ
Hội Đồng Điều Hành
Chùa Liên Hoa: 6709 Howell Sugar Land Road, Houston, Texas 77083 – U.S.A.
Telephones: 832-714-0800 | 281-988-5550 | 832-330-8882 | 281-530-8899
Email: hddh1116@gmail.com


Phật lịch 2560                                                                       Số 001/HĐĐH/QĐ/CT

 

QUYẾT ĐỊNH

Công Nhận Thành Phần Nhân Sự
Hội Đồng Quản Trị và Ban Điều Hành
Chùa Viên Thông Nhiệm kỳ 2016-2018

Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành

 

  • Chiếu Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ban hành năm 1964, được tu chỉnh lần sau cùng bởi Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Kỳ IX ngày 12 tháng 11 năm 2011 tại Chùa Giác Hoa – Sài Gòn.
  • Chiếu bản Tổng kết tóm lược biên bản Đại Hội Khoáng Đại Chùa Viên Thông, Trung Tâm Hội PGVN tại Atlanta Georgia, đã tổ chức tại Hội trường của CĐNVQG- GA, 6050 Dawson Blvd, Norcross, GA 30093 ngày 20.11.2016.
  • Chiếu bản Thông báo kết quả Đại Hội Khoáng Đại Hội PGVN Trung Tâm Georgia, Chùa Viên Thông, ngày 20.11.2016.
  • Chiếu biên bản buổi họp đầu tiên ngày 25.11.2016 của Ban Điều Hành và Hội Đồng Quản Trị tân cử.
  • Chiếu trình thư đề ngày 28.11.2016, về việc xin phê chuẩn thành phần nhân sự Hội Đồng Quản Trị và tân Ban Điều Hành Chùa Viên Thông, Atlanta Georgia.

Quyết Định

 

ĐIỀU I: Nay chính thức công nhận thành phần nhân sự Hội Đồng Quản Trị và Ban Điều Hành Chùa Viên Thông, nhiệm kỳ 2016-2018, như sau:

Ban Điều Hành:

Hội Trưởng (kiêm Trưởng Ban Điều Hành): Đạo hữu Nhuận Thường Bảo Nghê

Phó Ban Nội Vụ: Đạo hữu Nguyên Thanh Nguyễn Tri Quế

Phó Ban Ngoại Vụ: Đạo hữu Như Tâm Châu Phan Kim Ty

Thư Ký: Đạo hữu Diệu An Lê Thị Minh Nguyệt

Thủ Quỹ: Đạo hữu Quảng Thượng Lê Trọng

Hội Đồng Quản Trị:

Đại diện Hội Đồng Quản Trị: Đạo hữu Quảng Lợi Lê Nguyễn Thiên Phương

Thành viên: Đạo hữu Tâm Châu Phan Kim Ty

Thành viên: Đạo hữu Thụy Dung Ngô Thị Ánh

Thành viên: Đạo hữu Quảng Thượng Lê Trọng

Thành viên: Đạo hữu Diệu An Lê Thị Minh Nguyệt

ĐIỀU II: Các thành viên của Hội Đồng Quản Trị và Ban Điều Hành Chùa Viên Thông tại Atlanta Georgia, nhiệm kỳ 2016-2018, chiếu nhiệm vụ thi hành quyết định này.

ĐIỀU III: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, và vô hiệu hóa tất cả các Quyết định trước đây.

Phật Lịch 2560, Houston ngày 08 tháng 12 năm 2016
Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ,
(đã ký)
Tỳ kheo Thích Huyền Việt

 

 

Bản Sao kính trình:
– Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN Quốc Nội
– Hòa Thượng XLTV Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo GHPGVNTN “Ðể kính thm tường”
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
– “Để kính nhờ phổ biến”
– Hồ sơ lưu


 

Sáng hội Nhân quyền Rafto vinh danh Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Lễ Kỷ niệm 30 năm hoạt động choNhân quyền Thế giới

 

Đài Á Châu Tự Do đã tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm Sáng hội Rafto ra đời hoạt động cho nhân quyền thế giới, và phát sóng về Việt Nam trong chương trình thứ ba 6 tháng 12 vừa qua. Xin mời độc giả theo dõi bản tường thuật ấy sau đây:

 

Chương trình Văn nghệ múa hát tại Lễ Kỷ niệm
Chương trình Văn nghệ múa hát tại Lễ Kỷ niệm

 

Tại thành phố Bergen, Vương quốc Na Uy, từ ngày 19 đến 21 tháng 11 vừa qua. Sáng Hội Nhân Quyền Rafto (Rafto Foundation for Human Rights) vừa tổ chức Kỷ niệm 30 Năm Hoạt động cho Nhân Quyền và Dân chủ trên thế giới để tưởng niệm Nhà đấu tranh cho Nhân quyền Thế giới người Na Uy, Giáo sư Thorolf Rafto, qua đời năm 1986.

Những bằng hữu của Giáo sư đã tiếp nối sự nghiệp Nhân quyền khi cho sáng lập cách đây 30 năm “Sáng hội Nhân Quyền Rafto” để trao giải thường niên cho những nhà đấu tranh Bảo vệ Nhân quyển trên thế giới. Ngày nay, Giải Nhân quyển Rafto trở thành một giải đầy uy lực quốc tế tại Bắc Âu. Do sự chọn lọc các nhân vật sáng giá để trao giải Khôi nguyên. Mặt khác, một số các vị đoạt Giải Rafto thì sau đó không lâu được chọn để trao giải Nobel Hoà bình, như trường hợp bà Aung San Suu Kyi, Miến Điện, bà Shirin Ebadi, Iran, Cựu Tổng Thống Đại Hàn Kim Dae-Yung, Cựu Tổng Thống Đông Timor José Ramos-Horta, v.v…

Năm 2006, Sáng Hội Rafto trao tặng Giải cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã không ngừng hiến thân tranh đấu ôn hòa cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam.

Năm nay, Giải được trao cho Bà Yanar Mohammed, người bảo vệ quyền phụ nữ tại Iran. Đồng thời cũng là lễ Kỷ Niệm 30 năm hoạt động cho Nhân quyền của Sáng hội Nhân quyền Rafto.

Lễ trao Giải và Kỷ niệm được tổ chức long trọng tại Điện Grieghallen đêm 20 tháng 11, trước 2,000 nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ đến từ khắp nơi trên Thế giới, đại diện chính giới cao cấp Vương quốc Na Uy, cùng nhiều vị Khôi nguyên Giải Rafto.

Ông Gunnar Sørbø, Chủ tịch Sáng Hội Rafto cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết cảm tưởng của ông như sau :

“Đối với tôi, thật mầu nhiệm để thấy nhiều Khôi nguyên Giải Rafton trở về thành phố Bergen để ăn mừng 30 năm hoạt động. Theo tôi nghĩ, điều này có nghĩa họ đã thụ hưởng Giải Rafto, không vì bản thân của Giải, mà vì sự hậu thuẫn và góp tay vào công trình của họ sau khi đoạt giải. Tôi nghĩ rằng đây là điều khác biệt giữa Giải Nhân quyền Rafto với các Gỉai khác, nằm trong hành động tiếp diễn sau khi đoạt giải, chúng tôi trở thành gia đình Rafto, như nhiều Khôi nguyên Giải nhận xét. Đây cũng là tầm quan trọng hoạt động của chúng tôi tại thành phố Bergen này.”

Kỷ niệm 30 năm hoạt động cho Nhân quyền Thế giới của Sáng hội Nhân quyền Rafto là sự đan xen giữa những tâm tình quốc tế cực kỳ liên đới, và những lời phát biểu chân thành và cụ thể, hoà quyện cùng thơ, nhạc và những điệu vũ lộng lẫy sắc màu…

Bỗng nhiên trong cảnh hoan ca, nhộn nhịp, ánh đèn chợt tắt. Bóng tối ôm trọn hội trường người ngơ ngác, chờ đợi. Một tiếng nói của Ban Tổ chức cất lên giới thiệu Thông Điệp thu âm của một Khôi nguyên Giải Rafto vắng mặt ngày kỷ niệm, cất lên trầm ấm từ bên kia biển Thái Bình : Tiếng nói của Đức Tăng thống Thích Quảng Độ hiện bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện, thành phố Saigon. Cùng với lời thu âm Thông điệp, những hàng chữ trắng hiển thị trên màn ảnh đen tối như nụ cười hiền long lanh niềm hy vọng. Đức Tăng thống Thích Quảng Độ nói (sau đây là bản Việt dịch Thông điệp bằng tiếng Anh của Ngài) :

“Thưa quý liệt vị và các Bạn trong Sáng hội Nhân quyền Rafto,

Tiếc thay tôi không thể đến đây hôm nay. Nhưng tâm hồn tôi đang ở giữa lòng các bạn. Chúng ta khác nhau về xứ sở, chúng ta khác nhau vì văn hoá, chúng ta khác nhau về lộ trình đấu tranh. Nhưng chúng ta vẫn chung cùng một ngưỡng vọng — Cứu người khỏi khổ đau và phiền não.

“Biết bao là vật đổi sao dời kể từ ngày Sáng hội Nhân quyền Rafto ra đời. Đối với tôi, thời gian như ngừng lại. Chế độ Cộng sản sợ hãi sức mạnh của tự do tư tưởng, vì vậy họ quản chế tôi trong một ngôi chùa. Tôi bị cô lập. Nhưng tôi không cô đơn. Tôi đã là một phần của gia đình Rafto. Tình liên đới của các bạn giữ ấm lòng tôi, tình huynh đệ của các bạn là nguồn an ủi tôi. Các bạn đã giúp tôi đứng thẳng trên chiến tuyến dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

“Tôi mong được làm chim để bay tới Bergen sum vầy cùng các bạn. Biết đâu không sẽ xẩy ra một ngày nào đó. Trong khi chờ đợi, xin cầu chúc các bạn vui vầy trong Ngày Sum họp này, với mọi thành công trong nỗ lực mang lại nhân quyền và tự do cho toàn thế giới .”

Ông Gunnar Sørbø, Chủ tịch Sáng hội Rafto cho biết Sáng Hội sẽ tiếp tục vận động trả tự do cho Ngài, ông nói :

“Đối với chúng tôi, là một cậu chuyện buồn. Chúng tôi theo dõi không ngưng trường hợp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và chúng tôi mong mỏi có ngày đón tiếp Ngài tại đây. Chúng tôi từng có trải nghiệm phi thường với trường hợp Aung San Syy Kyi, cũng từng đoạt Giải Khôi nguyên Nhân quyển Rafto. Ngày bà được trả tự do, thì nước bà đến viếng thăm đầu tiên là Vương quốc Na Uy. Bà tuyên bố rằng, tôi phải đến thăm thành phố Bergen là nơi tôi đoạt Giải Nhân quyền đầu tiên, trước khi được Giải Nobel Hoà Bình. Hai mươi nghìn người đã tụ tập tại trung tâm thành phố đón bà. Thật là một trải nghiệm phi thường. Tôi mong có ngày chúng tôi đón tiếp Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, người Việt Nam đoạt Giải Rafto của chúng tôi bước chân đến thành phố Bergen. Tôi thật tình, thật tình trông mong.”

Trong ba ngày lễ hội mừng vui, Sáng Hội Nhân quyền Rafto đã tổ chức một “Diễn Đàn Khôi Nguyên Rafto” mang chủ đề “Bảo vệ, Hậu thuẫn và Trao quyền Hành động cho Người Bảo vệ Nhân quyền — Protecting, Supporting and Empowering Human Rights Defenders”. Đại diện cho Việt Nam, ông Võ Văn Ái được mời thuyết trình về đề tài “Kinh doanh và Bảo vệ Nhân quyền — Business and Human Rights Defenders”. Ông trình bày vụ Công Ty Formosa gây thiệt hại cho hàng triệu Ngư dân bốn tỉnh Miền Trung và thảm hoạ sinh thái kéo dài hàng thế kỷ, cũng như đàn áp, bắt bớ những người biệu tỉnh phản kháng.

Nhân dịp, chúng tôi tìm gặp hai Giải Khôi Nguyên Rafto đến từ Á Châu để hỏi ý nghĩa Giải Nhân quyền Rafto đối với cuộc đấu tranh của họ ?

Ông José Ramos-Horta, Khôi nguyên Giải Rafto và Giải Nobel Hòa bình, cũng là cựu Tổng thống Đông Timor cho biết :

“Đúng là 23 năm trước tôi đến thành phố này. Giải Nhân quyền Rafto là giải quốc tế đầu tiên tôi nhận được. Ba năm sau đó, tôi được Giải Nobel Hoà bình, rồi ba năm sau đó Đông Timor được giải phóng, và tôi trở thành Tổng Thống. Đất nước chúng tôi theo chế độ đa đảng, cởi mở, là một quốc gia dân chủ đầy năng lực. Có thể nói một quốc gia không có tù chính trị, không có tra tấn, và tôi rất tự hào”.

Và sau đây là Bà Rebiya Kadeer, người Uyghur, cho biết bà đang ở tù tại Trung Quốc khi Rafto trao Giải Khôi nguyên cho bà năm 2004. Bà bị biệt giam, Chúa ngục Tàu nói: Mày sẽ chết ở đây. Nhưng bỗng nhiên họ đưa bà sang một phòng rộng lớn, có cửa số, và vài tháng sau bà được trả tự do, nhờ áp lực quốc tế. Bà kêu gọi trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ :

“Tôi muốn có đôi lời với Nhà cầm quyền Việt Nam cùng giới lãnh đạo của họ. Việt Nam đang thực hiện một chính sách độc tài như chính quyền Trung quốc. Tôi thúc giục họ trả tự do cho tất cả những ai bị họ giam giữ vì đã đấu tranh đòi hỏi nhân quyền quốc tế. Tôi cũng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do tức khắc cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, để ngài có thể đến tham dự và phát biểu ngưỡng vọng ngài tại những Diễn Đàn như hôm nay. Điều này mang lại tiếng tăm cho Việt Nam trong Cộng đồng Thế giới. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam công bằng và hợp lý, thì họ chẳng sợ gì các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, mà phải bỏ họ vào tù.

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu tự do tại Bergen, Na Uy

 

Check Also

Chúc mừng năm mới 2024

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *