Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin UBBVQLNVN / Thông cáo chung của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền & Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam : Bất chấp mọi cam kết, Liên Âu phản bội việc định giá nhân quyền tại Việt Nam trong quan hệ mậu dịch

Thông cáo chung của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền & Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam : Bất chấp mọi cam kết, Liên Âu phản bội việc định giá nhân quyền tại Việt Nam trong quan hệ mậu dịch

Download PDF

BRUSSELS, Thứ tư 3.7.2013 – Liên Đoàn Quốc tế Nhân Quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) đã viết Thư Ngỏ gửi Liên Âu hôm 30.4.2013 gióng lên tiếng trống về việc Liên Âu không Định giá Tác động nhân quyền gây phương hại trong bối cảnh đang thương thảo Hiệp ước Mậu dịch song phương Liên Âu – Việt Nam.

Hôm nay chúng tôi nhận được thư hồi âm của Hội đồng Châu Âu xác nhận rằng Định giá Tác động Nhân quyền (HRIA, Human Rights Impact Assessement) không được áp dụng. Điều này cho thấy Liên Âu đã không tôn trọng lời cam kết được khẳng định trong Khung Chiến lược và Kế hoạch Hành động cho Nhân quyền và Dân chủ công bố tháng 6 năm 2012 là sẽ “lồng nhân quyền vào trong mọi Tác động Định giá”. (Ghi chú của Quê Mẹ : Theo Khung Chiến lược năm 2012, thì trước khi ký kết Hiệp ước Mậu dịch Tự do với nước đối tác, Liên Âu phải thực hiện việc Định giá Tác động Nhân quyền của nước này).

Ngày nay ai cũng biết rằng mậu dịch quốc tế và đầu tư có thể đóng vai trò tác động tích cực cho nhân quyền, nhưng nhiều khi cũng đóng góp làm giảm khinh sự bảo vệ và thực hiện nhân quyền, làm xấu đi tình trạng xã hội, kinh tế, dân sự và chính trị cho người công dân, đặc biệt cho những ai sống trong các nước đang phát triển hay tại các quốc gia mà nạn tham nhũng tràn lan và sự minh bạch thiếu vắng.

Điều làm cho các đối tác mậu dịch tôn trọng những nghĩa vụ quốc tế, và việc Hiệp ước mậu dịch Liên Âu hưởng lợi mà không gây hại cho Nhân quyền là gom góp tư liệu về những khả năng nguy hại cũng như điều chỉnh những cuộc thương thảo để xét lại hay làm giảm nhẹ những nguy hại này. Đây là quan điểm của ông Olivier de Schutter, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm quyền lương thực, đã tuyên bố từ năm 2010 rằng : “Đã đến lúc phải hành động. Phương pháp chỉ đạo đã có trong Định giá Tác động Nhân quyền. Phải có ý chí chính trị mới quyết định việc thực hiện Định giá Tác động Nhân quyền”.

Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kêu gọi Quốc hội Châu Âu và Hội đồng Liên Âu thúc đẩy Hội đồng khởi động sự yêu cầu áp dụng việc Định giá Tác động Nhân quyền.

Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Karim Lahidji nói rằng : “Những thiết chế này cần bảo đảm sự ủy thác việc điều chỉnh trong cuộc thương thảo để giải quyết những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, mà trong hiệp ước đã chứa đựng các điều khoản hữu hiệu cho việc an toàn và bảo đảm mục tiêu này. Điều thiết yếu cho Hội đồng Châu Âu và Quốc hội Châu Âu là họ phải được thông tin đầy đủ về tình hình nhân quyền trước khi chấp nhận Hiệp ước Mậu dịch Tự do”.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, thì nhấn mạnh rằng :

“Liên Âu cho biết không cần thực hiện việc Định giá Tác động Nhân quyền mới, vì đã thực hiện vào năm 2009, và từ đó đến nay chưa có gì thay đổi.

Thế nhưng từ năm 2009 đến nay, có ít nhất 160 nhà hoạt động ôn hòa bị kết án tổng cộng lên tới 1052 năm tù giam qua những cuộc đàn áp tàn bạo của chính quyền, mặc những điều Việt Nam cam kết tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện tại LHQ trong cùng năm 2009. Chủ trương Định giá Tác động Nhân quyền cần cấp tốc thực hiện để bảo đảm rằng Hội đồng Châu Âu và Quốc hội Châu Âu đã chu toàn mọi sự kiện”.

Xin đọc hai tài liệu sau đây để nắm vững vấn đề :
Thư Ngỏ của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam viết gửi Liên Âu ngày 30.4.2013
– Về Khung Chiến lược và Kế hoạch Hành động cho Nhân quyền và Dân chủ : The EUs Strategic Framework and Action Plan on Human Rights and Democracy – one year after its adoption, 24 June 2013.

Check Also

VCHR và FIDH vạch trần những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam trước cuộc xem xét Báo cáo định kỳ của Việt Nam về Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị

PARIS, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (VCHR) – Trong Báo cáo chung gửi Ủy …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *