Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève : Ông Võ Văn Ái tố cáo nền “Độc tài Pháp trị” gia tăng đàn áp xã hội dân sự tại Việt Nam

Trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève : Ông Võ Văn Ái tố cáo nền “Độc tài Pháp trị” gia tăng đàn áp xã hội dân sự tại Việt Nam

Download PDF

 

GENÈVE, ngày 14 tháng 3 năm 2018 (VCHR) – Tại khoá họp lần thứ 37 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève, diễn ra từ ngày 26 tháng 2 đến 23 tháng 3 năm nay. Hôm thứ tư, 14 tháng 3, Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VHCR) nhân danh Uỷ ban và tổ chức Hành động Chung Cho Nhân quyền, lên tiếng tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp trầm trọng các xã hội dân sự và tăng cường “nền Độc tài pháp trị”.

“Việt Nam không ngừng xác nhận không hề có tù nhân chính trị, mà chỉ có những kẻ “vi phạm pháp luật”. Nhưng mọi luật pháp Việt Nam vi phạm luật nhân quyền quốc tế”. bằng nhận xét này ông Ái tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền LHQ nền “Độc tài Pháp trị” mà chế độ đã thông qua “hàng loạt điều luật nhằm bóp chết các tự do cơ bản. Bộ luật hình sự sửa đổi chỉ thay đổi con số thứ tự các điều luật. Đặc biệt chương “an ninh quốc gia”đưa những định nghĩa mơ hồ và tuỳ tiện để có thể thẳng tay đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và tôn giáo, các nhà hoat động xã hội dân sự, các nhà bảo vệ nhân quyền”.

Theo ông Ái, cuộc đàn áp nói trên đã gia tăng cường độ “bằng những cuộc leo thang bắt bớ và kết án tuỳ tiện, công an bạo hành, đánh đập trong thời gian tạm giam, và gia tăng án tử hình”. Trong vòng 14 tháng qua, 62 nhà hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt giam và kết án nặng nề, như trường hợp Bác sĩ Hồ Văn Hải bị kết án tuỳ tiện 4 năm tù và 2 năm quản chế “chỉ vì Bác sĩ tố cáo chất độc do hãng Formosa thải ra biển gây thảm nạn sinh thái dọc bờ biển 4 tỉnh Miền Trung”. Các Bloggers Mẹ NấmTrần Thị Nga bị kết án 10 và 9 năm tù giam, nay vừa bị di chuyển trại tù cách xa gia đình 1000 cây số gây khó khăn cho sự thăm nuôi. Con cái của hai phụ nữ này còn ở tuổi thơ dại.

“Các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động xã hội dân sự là đích chế độ nhắm đàn áp, không riêng việc kết án tuỳ tiện, mà lắm khi không được luật sư bảo vệ khi toà án xét xử, bị giam cầm trong điều kiện bất nhân, không được chăm sóc thuốc men, và không được hưởng quyền thăm nuôi. Cư xử bất nhân trong tù là vi phạm Công ước Quốc tế cấm Tra tấn mà Việt Nam đã tham gia ký kết”. Ông Ái cho biết.

 

Hình bên trái, ông Võ Văn Ái tố cáo nền "Độc tài Pháp trị" của Hà Nội trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève hôm thứ tư 14-3-2018
Hình bên trái, ông Võ Văn Ái tố cáo nền “Độc tài Pháp trị” của Hà Nội trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève hôm thứ tư 14-3-2018

 

Việt Nam đã chấp nhận các khuyến cáo của Cộng đồng quốc tế yêu cầu sửa đổi chương “an ninh quốc gia” trong Bộ Luật Hình sự để tuân thủ luật nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, trong Bộ Luật Hình sự sửa đổi, có hiệu lực bắt đầu tháng giêng 2018, “Việt Nam chẳng sửa đổi các điều luật này, ngoại trừ việc thay đổi con số thứ tự các điều luật mà thôi, và còn thêm một số điều luật mới, kết án những ai mới có “ý định” phạm pháp. Ông Ái nhấn mạnh.

Nhân khoá họp Nhân quyền LHQ, ông Võ Văn Ái  đã trao cho Hội đồng Nhân quyền LHQ bản Phúc trình mới của Uỷ Ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, mang tựa đề “Không gian Tự do bị khép kín : Định giá Nhân quyền tại Việt Nam giữa chu kỳ thứ 2 của cuộc kiểm điểm LHQ Thường kỳ Toàn Thế giới (UPR)” . Phúc tình này nêu bật những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Kiểm điểm LHQ Thường kỳ Toàn Thế giới (UPR) lần thứ 3 vào tháng Giêng năm tới, 2019.

Trong lời phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, ông Võ Văn Ái biểu tỏ sự quan tâm thâm thiết về tình hình tôn giáo hay tín ngưỡng tại Việt Nam. Theo Tiến sĩ Ahmed Shaheed, Báo cáo viên đặc biệt LHQ về Tự do tôn giáo, cho biết Việt Nam đứng hàng thứ 5 trong danh sách các quốc gia có số thông báo vi phạm tự do tôn giáo cao nhất, và đứng hàng thứ 10 trong các quốc gia “có thái độ tiêu cực nhất đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trên lĩnh vực công cộng hay tư nhân”. Trong tháng giêng năm 2018, ngay vào lúc Luật Tín ngưỡng tôn giáo mới có hiệu lực, 10 tín đồ Phật giáo Hoà Hảo bị kết án từ 2 năm đến 12 năm tù giam.

Dưới bộ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo mới, các cộng đồng tôn giáo nào không đăng ký với Nhà nước sẽ gặp muôn điều trở ngại. Luật mới bó buộc đăng ký và áp đặt sự kiểm soát toàn diện của Nhà nước đối với các sinh hoạt tôn giáo. Những tôn giáo nào không thể đăng ký, hoặc tự ý khước từ đăng ký với Nhà nước, vì không muốn Nhà nước xem lấn vào nội bộ tôn giáo, sẽ có nguy cơ bị đàn áp. Một ví dụ, là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một Giáo hội độc lập, do Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ lãnh đạo, ngài đã bị tù đày rồi quản chế suốt 35 năm ròng chỉ vì ngài đòi hỏi cho tự do tôn giáo và không chịu đăng ký với Nhà nước.

Đức Tăng Thống lãnh đạo Phật giáo Thích Quảng Độ, là nhà bất đồng chính kiến nổi danh, cũng là nhà bảo vệ  nhân quyền, đã xem vệc đăng ký tôn giáo là sự vi phạm tự do tôn giáo. Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo hiện hữu không nhờ đăng ký với  chính quyền. Tiến sĩ Ahmed Shaheed, Báo cáo viên đặc biệt LHQ về Tự do tôn giáo, cũng xác nhận sự kiện này, khi ông nói “Tôn trọng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng phải đặt căn bản trên sự tôn trọng nhân quyền, đa  nguyên chính trị và dân chủ. Đồng thời, sẽ không có tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nếu chối bỏ nhân quyền và dân chủ tự do”.

Trong phần kết luận, ông Võ Văn Ái kêu gọi Việt Nam “Trả tự do cho tất cả tù nhân vì lương thức, và mời các Báo cáo viên Đặc biệt LHQ đảm nhiệm bảo vệ các nhà đấu tranh cho nhân quyền, đảm nhiệm tự do biểu đạt ý kiến và tự do ngôn luận đến Việt Nam điều tra”.

 

This post is also available in: English French

Check Also

Chúc mừng năm mới 2024

This post is also available in: English French

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *