Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin UBBVQLNVN / Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hoạt động tại Quốc hội Châu âu cho Tự do ngôn luận, các Bloggers và công dân mạng tại Việt Nam

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hoạt động tại Quốc hội Châu âu cho Tự do ngôn luận, các Bloggers và công dân mạng tại Việt Nam

Download PDF
 

PARIS, ngày 5.3.2013 (QUÊ MẸ) – Tuần lễ vừa qua Ủy ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã đến hoạt động tại Quốc hội Châu Âu, gặp gỡ nhiều Dân biểu thuộc các chính đảng, các quan chức tại các cơ cấu thuộc Quốc hội và Liên Âu có quan hệ với nhà nước cộng sản Việt Nam, như Ủy ban Đối ngoại Liên Âu (EEAS), Hội đồng các Quốc gia thành viên tại Liên Âu – Vụ Á châu (COASI), Viện Nhân quyền và Dịch vụ kinh doanh, Hội đồng Phát triển Liên Âu (DEVCO), Ban Chuyên trách Internet thuộc Hội đồng Liên Âu (DG Connect).

Chuyến đi vận động lần này nhằm giới thiệu bản Phúc trình 44 trang mà Ủy ban hợp đồng với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) vừa công bố tại Paris. Phúc trình mang tên “Bloggers và Công dân Mạng sau chấn song nhà tù – Các hạn chế tự do trên Mạng tại Việt Nam” (Bloggers and Netizens Behind Bars – Restrictions on Internet Freedom in Vietnam)

Phái đoàn do ông Võ Văn Ái dẫn đầu đã được ông Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Châu Âu, Elmar Brok, giới thiệu tại cuộc họp của Ủy ban vào lúc 15 giờ 30 chiều ngày thứ hai 25.2.

Đặc biệt, một cuộc Hội thảo bàn tròn về bản Phúc trình đã được tổ chức trong khuôn viên Quốc hội Châu Âu qua sự giới thiệu của bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc Châu Âu thuộc Ủy ban Đối ngoại đặc trách Chiến lược cho Tự do Internet của Quốc hội Châu Âu.

Ngồi giữa là Bà Marietje Schaake cạnh Dân biểu Ramon Tremosa, phía tay trái là ông Võ Văn Ái tại Hội thảo bàn tròn tại Quốc hội Châu về bản Phúc trình “Bloggers và Công dận mạng sau chấn sonh nhà tù – Các hạn chế tự do trên Mạng tại Việt Nam”
Ngồi giữa là Bà Marietje Schaake cạnh Dân biểu Ramon Tremosa, phía tay trái là ông Võ Văn Ái tại Hội thảo bàn tròn tại Quốc hội Châu về bản Phúc trình “Bloggers và Công dận mạng sau chấn sonh nhà tù – Các hạn chế tự do trên Mạng tại Việt Nam”

Hầu hết những nơi gặp gỡ đều ngạc nhiên và chấn động trước những thông tin vừa mới mẽ vừa kinh hồn về cuộc trấn áp hung bạo của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới Bloggers và Công dân mạng tại Việt Nam.

Bạn đọc có thể vào xem Phúc trình này bằng tiếng Anh hay tiếng Việt trên Trang nhà Quê Mẹ http://www.queme.net.

Bản tiếng Việt xin vào địa chỉ…

http://kiwi6.com/file/o85pq5oq50
và bản tiếng Anh tại địa chỉ :

http://kiwi6.com/file/ut4040qx2h

Đài Á châu Tự do đã làm cuộc phỏng vấn hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu bà Marietje Schaake và ông Ramon Tremosa, xin mời bạn đọc theo dõi sự quan tâm của các vị Dân biểu :

Ỷ Lan : Thưa bà Marietje Schaake, bà là chuyên gia và Báo cáo viên về Tự do Internet của Quốc hội Châu Âu, hôm nay bà chủ tọa cuộc thảo luận bàn tròn về Tự do Internet tại Việt Nam. Trước hết xin bà cho biết vì sao bà quan tâm tới vấn đề này ?

Bà Marietje Schaake : Từ cơ bản tôi quan niệm rằng Liên hiệp Châu Âu là một cái gì lớn hơn một khối kinh doanh. Chúng tôi là cộng đồng đại biểu cho những giá trị đạo đức, và tôi liên hệ thường xuyên cũng như theo dõi hằng ngày với những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, các nhà báo, các nhà bất đồng chính kiến, các thành viên đối lập trên toàn thế giới. Những người này họ luôn mong đợi sự hậu thuẫn của Liên Âu, để bảo vệ các quyền cơ bản cho họ. Cho nên, tôi nghĩ rằng đây là trách nhiệm của chúng tôi, và là lý do vì sao, đặc biệt trong sự tác động của những kỹ thuật mới, tôi quan tâm tới các tự do về kỹ thuật số và những người đấu tranh cho nhân quyền.

Ỷ Lan : Bản Phúc trình Việt Nam được giới thiệu hôm nay trong cuộc thảo luận bàn tròn mà bà là người điều khiển chương trình để nói lên tình hình các bloggers và công dân mạng bị cầm tù, bị đàn áp tại Việt Nam chỉ vì họ ôn hòa sử dụng Internet. Trong khung hoạt động của Liên Âu và Quốc hội Châu Âu, làm sao hậu thuẫn cho những người này ? Chẳng lẽ họ đành chịu đấu tranh trong âm thầm thôi sao, thưa bà ?

Bà Marietje Schaake : Tôi nghĩ rằng mọi người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, blogger, nhà báo, đáng cho chúng tôi quan tâm và quan tâm nhiều hơn nữa trong lúc này. Chúng tôi tiếp tục thúc đẩy cho nhân quyền và tự do Internet trong nghị trình chính trị của Quốc hội Châu Âu. Hiện nay chúng tôi đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng kinh tế, chúng tôi có hàng loạt chủ đề giành giật, nhưng tôi nghĩ rằng sự tỏa sáng vào lĩnh vực vi phạm nhân quyền là chuyện rất quan trọng. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới Việt Nam vì chúng tôi biết rằng Việt Nam chú ý tới quan hệ giao thương và kinh tế với thế giới. Do đó, con đường cải tiến phát triển kinh tế sẽ phải tương xứng với sự cải thiện nhân quyền. Tôi thường thiết tha tập trung vào vấn đề nhân quyền tại Ủy ban Giao thương mà tôi là thành viên. Tôi sẽ cẩn trọng tìm hiểu kỹ những chi tiết trong bản Phúc trình này để xem có thể làm gì hữu hiệu nhằm hỗ trợ cho tự do báo chí, tự do trực tuyến hay ngoài luồng tại Việt Nam.

Nhân hỏi lý do đến tham dự bàn tròn thảo luận về tự do Internet tại Việt Nam, ông Ramon Tremosa, Giáo sư kinh tế học tại Đại học Barcelone, Tây Ban Nha, và cũng là Dân biểu Quốc hội Châu Âu thuộc Liên minh các nhà Dân chủ tự do Châu Âu đáp rằng :

Dân biểu Ramon Tremosa : Ở Âu châu, chúng tôi tin rằng tự do là quyền chúng tôi đã thành công thu đạt một cách vĩnh viễn. Nhưng điều quan trọng là phải nhìn xem những cuộc vi phạm, như vấn nạn tự do Internet tại Việt Nam, để hiểu cuộc đấu tranh của từng thế hệ tiếp nối không ngừng hầu thu đạt thành quả cho tự do và các quyền cơ bản. Điều này cần thiết cho Châu Âu ngày nay, vì nếu chúng tôi không tiếp tục tham gia đấu tranh tích cực, thì nguy cơ đánh mất những tự do mà Châu Âu đã thu đạt qua trường kỳ lịch sử. Đó là vì sao, khi tự do bị hăm dọa đâu đó trên địa cầu, như ở Việt Nam ngày nay, thì chúng tôi người dân Châu Âu phải lấy hành động bảo vệ cho nhân dân Việt Nam, nếu không sẽ đến lượt chúng tôi, chúng tôi cũng bị đánh mất tự do. Vì vậy mà tôi luôn luôn nỗ lực quan tâm khi nhân quyền bị chà đạp bất cứ ở đâu. Hiện nay tại Việt Nam đang có cuộc đàn áp khổng lồ về các nhân quyền cơ bản này.

Ỷ Lan : Như vậy thì ông sẽ tiếp tục vận động cho sự thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam, phải không thưa ông ?

Dân biểu Ramon Tremosa : Vâng, đương nhiên chúng tôi phải tích cực nhiều hơn nữa. Khủng hoảng kinh tế là điều xấu trong lúc này, vì nó cung cấp thêm lý do cho những kẻ thường rêu rao về phát triển kinh tế và giao thương. Nhóm người này không muốn cho chúng tôi kiên trì nhắc nhở cho họ hiểu rằng Châu Âu không chỉ là sự chủ súy kinh doanh mà thôi, mà còn quan tâm tới những giá trị đạo đức. Thế nhưng khi Quốc hội Châu Âu “la lớn” về vấn nạn nhân quyền, thì chính chúng tôi cũng đang nhắc nhở cho chính chúng tôi về những điều quan trọng cơ bản cho bản thân chúng tôi, và đây mới chính là hình ảnh thực của Liên Âu.

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Quốc hội Âu Châu

Check Also

VCHR và FIDH vạch trần những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam trước cuộc xem xét Báo cáo định kỳ của Việt Nam về Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị

PARIS, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (VCHR) – Trong Báo cáo chung gửi Ủy …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *