Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin UBBVQLNVN / Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ thúc đẩy cho sự thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam nhân ngày Hà Nội phúc trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ
Thông điệp của các nhân vật quốc tế ủng hộ cuộc biểu tình trước LHQ ở Genève: Therese Jebsen, Sáng hội Rafto, Dân biểu Chris Smith, Huân tước Avebury, Dân biểu Loretta Sanchez, Luật sư Souhayr Belhassen, Giải Nobel Hòa bình Maired Maguire, Dân biểu Ed Royce, Dân biều Quốc hội Pháp Noël Mamère

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ thúc đẩy cho sự thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam nhân ngày Hà Nội phúc trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ
Thông điệp của các nhân vật quốc tế ủng hộ cuộc biểu tình trước LHQ ở Genève: Therese Jebsen, Sáng hội Rafto, Dân biểu Chris Smith, Huân tước Avebury, Dân biểu Loretta Sanchez, Luật sư Souhayr Belhassen, Giải Nobel Hòa bình Maired Maguire, Dân biểu Ed Royce, Dân biều Quốc hội Pháp Noël Mamère

Download PDF

GENÈVE, ngày 8.5.2009 (QUÊ MẸ) – Hôm nay, Phái đoàn Hà Nội phúc trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ trong khuôn khổ “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” (Universai Periodic Review). Cuộc kiểm điềm này căn cứ vào nguồn thông tin đến từ ba bản phúc trình : Phúc trình của Hà Nội, Phúc trình thu tập những thông tin đến từ các cơ cấu LHQ, và Phúc trình của các tổ chức Phi chính phủ có quy chế tham vấn tại LHQ. Tất cả sẽ diễn ra trong gần 4 giờ đồng hồ. Thời gian này các quốc gia thành viên của LHQ đều có quyền chất vấn hoặc đưa các khuyến thỉnh Phái đoàn Hà Nội nhằm thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam.

“Thủ tục “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” là cơ hội duy nhất thúc đẩy Việt Nam chấp nhận cuộc đối thoại tự phê và xây dựng trong bản tổng kết nhân quyền”, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tuyên bố tại cuộc họp báo ở Điện Quốc liên. Tổ chức ông cùng với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đã đệ trình Hội đồng Nhân quyền LHQ một bản Phúc trình về thảm trạng nhân quyền tại Việt Nam. “Tuy nhiên, chúng tôi e ngại rằng Hà Nội sẽ tìm mọi cách hủ hóa thủ tục này để đạt cho được “giấy phép không bị trừng phạt” và che giấu hàng loạt những vi phạm nhân quyền trầm trọng”, ông Ái nói tiếp và cho biết Hà Nội đã trực tiếp thỉnh mời các quốc gia Châu Á cũng như các quốc gia thành viên thuộc “Trục Cực quyền” (Axis of Sovereignty), là nhóm 19 quốc gia bao gồm Trung quốc, Nga, Cuba, Bắc Triều tiên, Miến Điện, Ai Cập, Algérie, Iran, Sudan, Việt Nam, Zimbabwe… xướng lên những lời ca ngợi Hà Nội nhân dịp “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện”. Nhóm “Trục Cực quyền” chiếm 10% các quốc gia thành viên LHQ, nhưng có ảnh hưởng đáng kể vì họ thuộc các thành viên có thế lực trong khu vực. Nhóm tìm đủ cách để bảo vệ cho nhau bằng cách tràn chiếm diễn đàn trong các cuộc thảo luận nhân kỳ “Kiểm điển Thường kỳ Toàn diện” với những phát biểu tâng bốc mẹ hát cin khen, như đã xẩy ra kỳ kiểm điểm Trung quốc hồi tháng 2 đầu năm nay.

Hà Nội cũng tìm mọi cách ngăn chận mọi phê phán trong khuôn khổ “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện”. Tháng ba 2009 vừa qua khi ông Võ Văn Ái tố cáo những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam mới đây, thì Đại sứ Hà Nội ở LHQ liền viết thư cho Hội đồng Nhân quyền LHQ yêu sách “không cho ông Võ Văn Ái được phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền nữa”. “Việt Nam cộng sản không quen việc đối thoại. Giống như họ ra tay đàn áp mọi cá nhân bất đồng chính kiến bất bạo động trong nước, họ còn bịt miệng tự do ngôn luận trên diễn đàn quốc tế, kể cả LHQ”, ông Ái bình luận.

Đọc bản Phúc trình của Hà Nội kỳ “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” này cho thấy sự giải trình chính trị và hành xử quanh co trên lĩnh vực nhân quyền. Ví dụ Hà Nội khoe rằng :

a. Phúc trình được hình thành “xuyên qua cuộc tham khảo toàn quốc” chiếu theo Quyết nghị 5/1 (ngày 18.6.2007) của LHQ. Thực tế, Hà Nội chẳng tham khảo một xã hội dân sự nào cả. 14 tổ chức được tham khảo để thực hiện phúc trình là những “tổ chức quần chúng” do Đảng Cộng sản điều động và Mặt trận Tổ quốc;

b. trích dẫn những luật quốc gia tương hợp với các Công ước LHQ bảo vệ nhân quyền, như Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Nhưng không đúng như thế. Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Luật báo chí và xuất bản, Pháp lệnh tôn giáo, v.v… đều chấp chứa những dự phòng hủy bỏ các quyền cơ bản. Chẳng hạn điều luật mơ hồ và hổ lốn gọi là “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự có 7 điều đưa tới án tử hình. Ngày nay, hàng trăm nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền và các nhà hành động cho xã hội dân sự bị bắt giam dưới sắc luật này. Một thứ luật không phân biệt minh bạch giữa các tội ác bạo hành và biểu tỏ ôn hòa các ý kiến. “Ở Việt Nam ngày nay, đặt bom hay gửi thư điện tử ra nước ngoài đều bị các sắc luật này trưng trị như nhau”, ông Võ Văn Ái nhấn mạnh.

c. khẳng định công dân được pháp luật bảo vệ và hưởng các quyền cơ bản. Không đúng như thế. Người công dân Việt sống không luật pháp theo kiểu quản thúc, quản chế hành chính, tạm giam vô thời hạn và giam giữ tại gia theo “khẩu lệnh” của công an. Pháp lệnh 44 quản chế bất cứ ai trong vòng 2 năm hoặc đưa vào nhà thương điên mà không cần thông qua sự xét xử của tòa án. Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Vệt Nam Thống nhất, bị tù đày và quản chế suốt 27 năm qua chỉ vì ôn hòa đòi hỏi tự do tôn giáo và nhân quyền;

d. khẳng định rằng Việt Nam cộng sản tôn trọng nhân quyền quốc tế. Nhưng bản phúc trình là bằng chứng của sự mâu thuẫn nội tại, vì đòi hỏi nhân quyền phải tùy thuộc các đặc thù văn hóa và chính trị. Đây chính là luận điểm lạc hậu của cái gọi là “Ngoại lệ nhân quyền Châu Á” làm lá chắn cho việc bãi truất các tự do và quyền của con người;

e. khẳng định rằng Việt Nam cộng sản tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế. Thật là một điều xa sự thật. Hà Nội cung cấp các phúc trình một cách nhỏ giọt và từ khước các cuộc thăm viếng điều tra của các Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ. Năm Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ yêu sách sang Việt Nam điều tra những vi phạm nhân quyền liên tục. Nhưng vô vọng. Năm 1998, sau báo cáo phê phán của Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về bất bao dung tôn giáo, Hà Nội liền tuyên bố “Việt Nam sẽ không chấp nhận bất cứ cá nhân hay tổ chức nào đến điều tra về tự do tôn giáo hay nhân quyền” ;

f. khẳng định rằng Việt Nam cộng sản tôn trọng tự do tôn giáo. Thực tế là những tổ chức tôn giáo quốc doanh mới được công nhận cho hoạt động ; tất cả các tôn giáo khác đều bị ngăn cấm, các tín đồ bị sách nhiễu và giam giữ.

Trong thực tế, công an đàn áp, sách nhiễu, phân biệt đối xử với các tôn giáo, với các nhóm thiểu số chính trị hay sắc tộc là hành xử thường ngày. Bản Phúc trình chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt NamLiên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đã nêu lên những trường hợp chi tiết về bắt bớ tùy tiện, truy bức tôn giáo, đàn áp các nhà đấu tranh cho nhân quyển, kiểm duyệt báo chí và Internet, lạm dụng quyền công nhân, và sử dụng bừa bãi án tử hình. Phúc trình cũng quan tâm đến quyền phụ nữ, tố cáo đường dây bán dâm, xâm chiếm đất đai và chính sách ngừa thai – nạn phá thai tại Việt Nam cao nhất trong thế giới (xin xem toàn văn bản Phúc trìnhtrên trang nhà Quê Mẹ : http://www.queme.net).

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Liên Đòan Quốc tế Nhân quyền kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ đặc biệt quan tâm và chất vấn nhân dịp “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” hôm nay để khuyến cáo sự cải cách chính sách nhân quyền tại Việt Nam. Chẳng hạn như :

> Hủy bỏ các điều luật “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự, đưa các điều luật quốc gia tương hợp với các điều luật nhân quyền quốc tế ; trả tự do tất cả tù nhân vì lương thức bị giam giữ dưới các điều luật “an ninh quốc gia” trái chống với Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và chính trị;

> Hủy bỏ Pháp lệnh 44 về quản chế hành chính pháp chế hóa sự giam cầm không thông qua tòa án; lại còn đưa vào nhà thương điên;

> Phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và tất cả các tổ chức tôn giáo không được thừa nhận ; trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ;

> Chấm dứt chế độ kiểm duyệt báo chí, Internet và Blogs ; cho phép xuất bản báo chí độc lập; trả tự do cho các ký giả bị bắt giam vô cớ vì những hành động nghề nghiệp chính đáng của họ;

> Hủy bỏ điều 4 trên Hiến pháp quy định đảng Cộng sản độc quyền cai trị, và cho phép thiết lập các đảng chính trị độc lập, cũng như các Công đoàn tự do và các xã hội dân sự độc lập;

> cải tiến quyền phụ nữ bằng cách củng cố pháp chế chống bán dâm, chấm dứt việc kiểm soát sinh đẻ bằng phá thai, và thực hiện những dự phòng về Luật Đất đai bảo đảm cho quyền phụ nữ sở hữu đất đai;

> Hợp tác với các cơ cấu nhân quyền quốc tế bằng cách mời các Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về Bảo vệ người đấu tranh cho nhân quyền, về Tự do ngôn luận, về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng, và Tổ hành động chống bắt bớ trái phép của LHQ.

500 người Việt đến từ Hòa Lan, Đức, Pháp, Thụy sĩ, Bắc Âu, Hoa Kỳ và Úc châu hưởng ứng lời kêu gọi của Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam về Genève (Thụy sĩ) tham dự cuộc biểu tình tại Công trường LHQ từ 8 giờ sáng đến 17 giờ 30 chiều để báo động thế giới về thảm trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Phong trào Hưng Ca với những bài ca đấu tranh gây tưng bừng nhiệt huyết dưới sự điều khiển của ca sĩ Nguyệt Ánh đến từ Hoa Thịnh Đốn cùng với anh Trần Nghĩa Hiệp, chị Phan Thị Ánh, chị Phương Loan, anh Nguyễn Tăng Trúc, chị Bảo Khánh, chị Pham Bích Thủy…

Đặc biệt là Thượng Nghị sĩ Quốc hội Ý, Marco Perduca, đã từ thủ đô Rome, Ý, đến Gene2ve tham gia cuộc biểu tình và nói lên sự ủng hộ của những người đấu tranh tại Ý cho nhân quyền Việt Nam.

Ngoài ra chúng tôi không quên ơn Hội Cựu Quân nhân VNCH Thụy sĩ đã tặng cho đoàn biểu tình 500 phần ăn trưa, nước suối và quả táo.

Thông điệp của các Nhân vật quốc tế :

Bà Therese Jebsen, Chủ tịch Điều hành Sáng hội Rafto, Na Uy

Thérèse Jebsen
Thérèse Jebsen

Các Bạn Việt Nam thân mến,

Nhân danh Sáng hội Rafto ở Na Uy, chúng tôi muốn gửi tới các bạn thông điệp đoàn kết trong ngày biểu tình 8.5, gửi đến tất cả mọi người Việt Nam đang chiến đấu cho nhân quyền cơ bản, cho sự tôn trọng nhân quyền. Chúng tôi cất lời kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng đa nguyên chính trị, tự do tôn giáo và tự do lập hội.

Sáng hội Rafto kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam ngưng ngay dự án khổng lồ khai thác bô xít ở Tây nguyên. Các nhà khoa học, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, cựu viên chức, và nhiều người Việt trong ngoài nước báo động dự án này gây đại nạn sinh thái không thể chữa trị cho nhân dân, đặc biệt cho cư dân địa phương, mà đa số là người sắc tộc. Đã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt chính sách chống lại nhân dân.

Chúng tôi muốn gửi lời chào đặc biệt đến Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, mà sự kiên gan, bản vị tinh thần và sự dũng cảm thật tuyệt vời làm ta ngưỡng mộ. Lòng nhớ tưởng của chúng tôi luôn ở bên ngài.

Therese Jebsen

*****

Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, Thành viên thâm niên Ủy ban Đối ngoại, Thành viên Ủy hội Helsinki và Dân biểu điều hành Ủy ban Trung quốc

chris Smith
Chris Smith

Tôi vui mừng mang đến sự hậu thuẫn cho những nỗ lực gọi kêu mối quan tâm cho nhân quyền và tự do tôn giáo trước một quốc gia tồi tệ.

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam kêu gọi biểu tình hôm nay, ngay vào lúc Hội đồng Nhân quyền LHQ xem xét kỹ lưỡng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam qua thủ tục “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện”.

Việc nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ và các nước dân chủ trong thế giới không thể nào không giám sát. Nếu Hà Nội muốn kinh doanh và phát triển kinh tế cho nước họ, nếu Hà Nội muốn có quan hệ tốt để Hoa Kỳ và các quốc gia khác giúp đỡ, thì Hà Nội phải minh chứng bằng việc chấm dứt những vi phạm nhân quyền đối với nhân dân họ.

Nhà cầm quyền Việt Nam cần phải mở chiếc thong lọng đang thắt cổ tự do báo chí, tự do tôn giáo, thả tù nhân chính trị và các tự do khác như nhân quyền cơ bản.

Chris Smith

*****

Huân tước Avebury, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Anh

Lord Avebury
Lord Avebury

Tôi vui mừng gửi thông điệp này đến những người tham gia biểu tình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ nhân kỳ “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” của Việt Nam. Tôi muốn được biểu tỏ sự liên đới với các bạn để đòi hỏi cho tự do tôn giáo. Thật đáng buồn là Hà Nội đàn áp tôn giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và chính sách của Hà Nội chỉ cho phép các tôn giáo quốc doanh được hoạt động, làm như thế là vi phạm nghĩa vụ quốc tế. Đáng tiếc, cái gọi là “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” là một quá trình què quặt, nhưng dù vậy nó sẽ hữu ích nếu Hội đồng Nhân quyền LHQ chịu làm những bước tiến hậu thuẫn cho quyền sinh hoạt tôn giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thật khó để lạc quan dưới ánh chiếu kỷ lục mà họ thu đạt cho tới nay.

Xin các bạn hãy tiếp tục áp lực hơn nữa trên những cơ cấu như Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về Tự do tôn giáo, và hãy kêu gọi bạn bè trong thế giới hậu thuẫn các bạn trong chiến dịch này. Hãy đòi hỏi trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ hiện đang bị quản chế trước Ngày LHQ vào 24 tháng 10 này.

Huân tước Avebury

*****

Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Bà Loretta Sanchez

Loretta Sanchez
Loretta Sanchez

Thật hân hạnh chào đón mọi người bỏ thời giờ di chuyển tới Genève để cùng nhau đòi hỏi cho nhân quyền Việt Nam. Như các bạn đã biết, tôi đại diện cho Quận Cam ở California, nơi cư ngụ của cộng đồng người Việt đông nhất ở hải ngoại. Tôi cũng là một trong những vị đồng chủ tịch của ban lãnh đạo Dân biểu liên hệ Việt Nam, và là thành viên của ban lãnh đạo nhân quyền tại Quốc hội, tôi không ngừng hoạt động cho việc thăng tiến nhân quyền Việt Nam.

Chúng ta tiếp tục đấu tranh cho các quyền của người dân Việt đang bị khước từ tự do ngôn luận và tự do tôn giáo là điều then chốt. Chúng ta phải nói rõ cho nhà cầm quyền Việt Nam biết rằng không thể chấp nhận việc tước đoạt quyền của người công dân, hứa hẹn thôi chưa đủ, họ phải chấp nhận trở lại, là mọi người sinh ra với đầy đủ các quyền cơ bản, và tập thể có trách nhiệm bảo vệ các quyền này. “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” của LHQ là một trong những phương pháp hiệu quả để bó buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải giải thích các hành động của họ. Tôi khuyến thỉnh các quốc gia thành viên LHQ hãy tích cực tham gia cuộc “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” và nói thay cho những ai không có tiếng nói.

Tôi sẽ tiếp tục thông báo cho Quốc hội Hoa Kỳ biết rõ sự kiện Việt Nam không chịu tôn trọng các nhân quyền cơ bản cho dân tộc họ. Tôi tin rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo, và biểu lộ sự bao dung tôn giáo cho mọi công dân. Thêm nữa, điều cốt yếu là chúng ta tiếp tục biện hộ cho nền báo chí tự do và độc lập, và không giám sát việc sử dụng Internet.

Cộng đồng thế giới có trách vụ bó buộc các quốc gia như Việt Nam phải giải thích các hành động của họ. Nhân quyền phải được xem như ưu tiên cho mọi quốc gia, và mọi quốc gia phải hiểu rằng tôn trọng nhân quyền không là sự chọn lựa mà là một nhu cầu.

Tiếc rằng tôi không có mặt tại Genève với các bạn, nhưng tôi cám ơn sự dũng cảm và bất khuất của các bạn đã nói thay cho những người không có tiếng nói.

Loretta Sanchez

*****

Bà Mairead Maguire, Giải Nobel Hòa bình

Mairead Maguire
Mairead Maguire

Anh Võ Văn Ái thân mến,

Tôi gửi đến anh và các bạn Việt Nam lời hậu thuẫn, và chung vai sát cánh với các bạn trong tinh thần biểu dương hôm nay. Thống nhất tiếng nói của chúng ta là điều quan trọng, như trong một gia đình nhân loại, để kêu gọi cho sự tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế. Các anh chị người Việt cùng đứng chung nhau với chúng tôi để đòi hỏi nhân quyền và nhân phẩm.

Xin hãy nhận nơi đây sự hậu thuẫn toàn tâm của tôi cho công trình của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo cũng như cho nỗ lực đấu tranh của ngài cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là phổ quát và bất khả phân, hỗ trợ cho tự do tôn giáo, tự do đi lại và tự do ngôn luận. Những người Phật tử Việt Nam đề cao các quyền này, dù phải trả giá bằng sự khủng bố và đàn áp, để bảo vệ các quyền cơ bản cho anh chị em Việt Nam, mà cũng cho đại gia đình nhân loại.

Tất cả chúng ta đều mang ơn về sự hy sinh của họ, và cầu nguyện cho nhân quyền và dân chủ sớm hiện hành trên đất nước Việt Nam.

Mairead Maguire

*****

Bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền

Souhayr Belhassen
Souhayr Belhassen

Các Bạn thân mến,

Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam là thành viên, hỗ trợ mạnh mẽ cuộc biểu tình hôm nay. Việt Nam là nước rất khó, nếu không nói là không thể nào tố cáo các vi phạm nhân quyền. Mọi người đều bị bất trắc rủi ro , dù đó là các ký giả, những nhà lãnh đạo các giáo hội độc lập, nông dân phản chống sự trục xuất cưỡng bức, những nhà hoạt động công đoàn hay các nhà dẫn đạo xã hội, họ đã phái trả một giá quá đắt…

Trong bối cảnh cực kỳ khủng bố này, những bộ phận quốc tế như LHQ là nơi chốn hiếm hoi mà người Việt Nam tranh đấu cho nhân quyền có thể làm cho mọi người lắng nghe tiếng nói của họ. Chính trong viễn cảnh này mà cuộc biểu tình hôm nay mang tất cả ý nghĩa và trọng lượng. Một cuộc biểu tình làm vang vọng các xã hội dân sự tại Việt Nam vốn không thể nào được tự do cất tiếng trong nước.

Vì vậy tôi rất vui sướng để kết hợp tâm tư với các bạn, và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền hậu thuẫn biến cố hôm nay.

Souhayr Belhassen

*****

Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Ed Royce

Ed Royce
Ed Royce

Các Bạn thân mến,

Tiếc rằng tôi không được ở bên các bạn để cùng kêu gọi cho nhân quyền và tự do tôn giáo.

Như các bạn đã biết, người Cộng sản, đảng cầm quyền duy nhất khước từ nhân quyền cho nhân dân họ. Rất đông, kể cả Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ, đã có những động thái quá yếu ớt trong việc gây áp lực đối với Việt Nam. Quyết định rút tên khỏi danh sách CPC về tự do tôn giáo năm 2006 là một sai lầm. Cũng chính vì vậy mà các bạn có mặt hôm nay ở đây nhằm yêu sách Hội đồng Nhân quyền LHQ phải có thái độ. Chúng ta cần lên tiếng mạnh mẽ rằng không thể nào chấp nhận nguyên trạng như Việt Nam hôm nay.

Tại Quốc hội, tôi đề xuất những luật pháp nhằm đưa Việt Nam trở lại trong danh sách Các quốc gia cần đặc biệt quan tâm. Tự do tôn giáo đang bị chống kích tại Việt Nam. Nhà cầm quyền Cộng sản tiếp tục sách nhiễu thân thể cũng như sự thờ phụng, nhưng các luật pháp cấm đoán tín ngưỡng đang bị chống đối.

Từ ngày Việt Nam được rút tên ra khỏi danh sách CPC, một số đàn áp đã tiếp diễn như sau :

– 18 người Hòa Hảo bị bắt vì phổ biến kinh sách hay chống kháng nhà cầm quyền hạn chế tôn giáo, ít nhất có 12 người bị cầm tù, kể cả 4 án tù vì ôn hòa tuyệt thực.

– 355 người Thượng còn bị cầm tù sau cuộc biểu tình năm 2001 và 2004 đòi lại đất đai và tự do tôn giáo trên Tây nguyên.

– Và hiển nhiên sự cầm tù Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, Hòa thượng Thích Quảng Độ và nhiều người khác.

Đây không phải là hành động của một chính quyền biết tôn trọng các quyền cơ bản của người dân. Phải đặt Việt Nam trở lại trong danh sách CPC. Đó là điều tôi đang kêu gọi tại Quốc hội Hoa Kỳ. Người Mỹ gốc Việt nhớ mãi những điều kinh khiếp của chế độ Cộng sản, và tôi biết rằng các bạn không bao giờ ngừng chiến đấu cho nhân quyền. Tôi tham gia với các bạn trong cuộc chiến đấu này.

Ed Royce

*****

Dân biểu Quốc hội Pháp Noël Mamère

Noël Mamère
Noël Mamère

Hôm nay, lần đầu tiên Việt Nam phải chấp nhận cuộc “Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện” trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ; nhưng nếu cuộc kiểm điểm này tự nó là một bước tiến bộ, đánh dấu ý chí của một quốc gia tiến bước vào xã hội dân chủ, thì người ta lại có thể nghi ngờ tính chính đáng và lương thiện của quốc gia Việt Nam khi đọc bản Phúc trình cung ứng cho LHQ.

Bất hạnh thay, bản phúc trình của Việt Nam ánh lên sự mị dân và những điều giả dối ; bản phúc trình quên lơ cuộc đàn áp, sự kiểm duyệt báo chí, truyền thông, việc bắt bớ tùy tiện những người chống đối chế độ một cách ôn hòa, sự thiếu vắng tự do tôn giáo hay đối trọng chính trị…

Khi thiếu vắng tất cả các tự do này, một Quốc gia không thể gọi là xứ sở của Nhân quyền. Khi thiếu vắng những quyền này, Quốc gia ấy chỉ yết thị một nền Dân chủ vờ vĩnh.

Đó là điều mà dù rằng hôm nay tôi không thể có mặt bên cạnh Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, có mặt giữa các bạn đang nhân danh Dân chủ và Nhân quyền để tập họp hôm nay, tôi vẫn toàn tâm hậu thuẫn sáng kiến biểu tình, và hy vọng rằng những yêu sách của xã hội Việt Nam và của tất cả những ai đang chiến đấu biến Việt Nam thành một Nhà nước Pháp quyền, sẽ được Hội đồng Nhân quyền LHQ lắng nghe.

Tôi cầu chúc các bạn nhiều dũng cảm trong cuộc chiến đấu cao sang, và mãi mãi liên đới với chính nghĩa của các bạn.

Noël Mamère

Check Also

VCHR và FIDH vạch trần những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam trước cuộc xem xét Báo cáo định kỳ của Việt Nam về Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị

PARIS, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (VCHR) – Trong Báo cáo chung gửi Ủy …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *