Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin UBBVQLNVN / Cuộc du lịch hành lang của Phái đoàn Quốc hội Việt Nam Cộng sản tại Quốc hội Châu Âu

Cuộc du lịch hành lang của Phái đoàn Quốc hội Việt Nam Cộng sản tại Quốc hội Châu Âu

Download PDF

Phái đoàn ô. Nguyễn Văn An du lịch hành lang tại Quốc hội Châu ÂuPhái đoàn Quốc hội Việt Nam cộng sản vừa làm một chuyến đi thăm viếng du thuyết nhằm mở rộng tuyên truyền cho chế độ tại một số nước Châu Âu. Ðặc biệt trong hai ngày 16 và 17.3.2005 đến viếng Quốc hội Châu Âu tại thủ đô Brussels ở Bỉ.

Phái đoàn do ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cầm đầu gồm có 39 người. 10 người đại diện chính thức Quốc hội là : ông Nguyễn Văn An, ông Vũ Mão (thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Ðối ngoại Quốc hội), ông Nguyễn Ðức Kiên (thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Ngân sách), bà Phan Thúy Thanh (Ðại sứ Ðặc mệnh và Toàn quyền tại Vương quốc Bỉ, Trưởng phái đoàn đại diện bên cạnh Cộng đồng Châu Âu), bà Tôn Nữ Thị Ninh (Phó chủ tịch Ủy ban Ðối ngoại Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Dân biểu Việt Nam-Quốc hội Châu Âu và Việt Nam-Bỉ), ông Ðặng Ngọc Tùng (Dân biểu, Phó chủ tịch Công đoàn Việt Nam, Thành viên Ủy ban về các vấn đề Xã hội), ông Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch Phòng Thương mại và Kỹ nghệ, Thành viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách), ông Dương Trung Quốc (Dân biểu, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), Linh mục Vũ Thanh Lịch (Dân biểu, Phó chủ tịch Ủy ban Ðoàn kết Công giáo tỉnh Ðắc Lắc), Cô Trần Thị Quốc Khánh (Phó chủ nhiệm Vụ Tư pháp Hà nội, Thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội). Ngoài ra còn có 10 nhân viên phụ tá, 4 công an bảo vệ, 2 bác sĩ, và 13 ký giả các Báo và Ðài truyền thanh, truyền hình nhà nước (trong số này 4 ký giả có nhiệm sở thường trực ở Brussels).

Ðây là cuộc gặp gỡ lần thứ năm giữa hai Quốc hội.

Hai yêu cầu chính yếu của Hà Nội, là xin Chủ tịch Quốc hội Châu Âu tiếp kiến, và Phái đoàn được thuyết trình trước Ủy ban Ðối ngoại Quốc hội Châu Âu. Thế nhưng cả hai yêu cầu này không được thỏa mãn : ông Chủ tịch và Ủy ban Ðối ngoại Quốc hội Châu Âu đều không tiếp.

Chỉ có một cuộc gặp gỡ đối thoại duy nhất giữa các vị Dân biểu liên quốc hội hôm 17.3. Tại cuộc gặp gỡ này, phía chủ nhà chỉ có năm (5) Dân biểu Quốc hội Châu Âu tham dự. Số lượng Dân biểu Quốc hội Châu Âu thuộc 25 nước Tây, Bắc và Ðông Âu là 731. Năm dân biểu trên số 731 để đón chào Phái đoàn Quốc hội đến từ Hà Nội kể thật ít ỏi. Theo sự thăm dò của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam trong thời gian hoạt động ở Quốc hội Châu Âu vừa qua, thì không phải vì lý do bận rộn, mà vì đa số các Dân biểu ở Châu Âu bất mãn trước tình trạng Nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền trắng trợn. Mặc bao Nghị quyết tố cáo và khuyến thỉnh của Quốc hội Châu Âu, nhưng cho đến nay Nhà cầm quyền Hà Nội vẫn làm ngơ chưa thay đổi một ly nào. Nhiều vị tiết lộ với ông Võ Văn Ái rằng : Ðến gặp gỡ, ăn uống với các đại biểu Quốc hội này là đồng lõa với chính sách đàn áp nhân quyền và tôn giáo của Hà Nội.

Tại cuộc gặp gỡ nói trên, Dân biểu Marc Tarabella, Phó chủ tịch Phái đoàn liên hệ với các quốc gia Ðông Nam Á, đặt câu hỏi về tình hình hiện nay của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Phái đoàn ông Nguyễn Văn An đẩy Linh Mục Vũ Thanh Lịch ra trả lời. Linh mục Lịch đáp ngắn gọn : “Giáo hội này bị cấm đoán hoạt động, nên không cần thiết phải đề cập ra ở đây !”.

Ngoài ra, bà Sylvia Kaufman một trong 13 vị Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu, thuộc Ðảng Cộng sản Ðức, mời Phái đoàn dùng cơm tối trong một tiệm ăn ngoài thành phố.

Vì không có những cuộc chào đón long trọng, tiếp xúc niềm nở, trao đổi thân tình, nên thời gian thăm viếng của Phái đoàn Quốc hội Cộng sản Việt Nam dành cho việc tham quan các cơ sở, phòng ốc của Quốc hội Châu Âu. Nơi mà bà cựu Ðại sứ Tôn Nữ Thị Ninh khá rành rọt.

Bởi vậy, chúng tôi gọi chuyến viếng thăm Quốc hội Châu Âu kỳ này là một cuộc Du lịch hành lang.



Unicode


VNI


VPS


VIQR

Check Also

VCHR và FIDH vạch trần những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam trước cuộc xem xét Báo cáo định kỳ của Việt Nam về Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị

PARIS, ngày 5 tháng 1 năm 2024 (VCHR) – Trong Báo cáo chung gửi Ủy …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *