Khóa họp thường niên lần thứ 61 của Ủy hội Nhân quyền LHQ diễn ra tại Ðiện Quốc liên ở Genève từ trung tuần tháng 3 cho đến ngày 22.4.2005, quy tụ đại diện 164 quốc gia ở cấp ngoại trưởng và 149 tổ chức phi chính phủ có quy chế tham vấn tại LHQ. Tổng cộng gần 2500 đại biểu phó hội. Nhân dịp này từ Saigon, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi một thông điệp ghi âm và đã được công bố vào giờ khai mạc cuộc Hội luận “Tự do tôn giáo bị bách hại tại Á châu”. Thông điệp Dân chủ bằng Anh ngữ của Hòa thượng gây xúc động lớn trong hội trường ở Ðiện Quốc liên. Nhất là khi mọi người biết rằng tiếng nói ấy đến từ Việt Nam, đến từ một vị Cao tăng chịu đọa đày trong tù ngục trên hai mươi mấy năm ròng, và là lần đầu tiên cất lên trong khuôn viên LHQ. Nhiều phái đoàn Âu Mỹ và một số các vị Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ đã đến xin băng ghi âm để nghiên cứu nội dung thông điệp qua tiếng nói đầy uy lực của vị Cao tăng Phật giáo. Các hãng thông tấn và báo chí quốc tế cũng đã loan tải rộng rãi với cảm tình sâu rộng.
Hôm nay, chúng tôi nhận được sự lên tiếng tán thưởng rất đặc biệt của ba vị Linh mục Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi từ Việt Nam gửi ra. Suốt bao nhiêu năm qua, ba vị là những người không ngừng nói lên tiếng nói Công giáo cho dân tộc được tự do, nhân quyền và dân chủ.
Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế xin loan tải nguyên văn Thư Hiệp thông ấy sau đây. Cũng trong Thông cáo Báo chí này, chúng tôi chép lại cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Ái của Ðài Á châu Tự do phát hành trong chương trình phát về Việt Nam vào lúc 21 giờ ngày 2.5.2005 do Phóng viên Ỷ Lan thực hiện. Ðây là phóng sự về “Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ” tổ chức tại thủ đô Santiago, Chí Lợi, với sự tham dự của 146 quốc gia. Tại hội nghị này, Quốc nạn 30.4 đã được nhắc nhở (xin xem Thông cáo ngày 30.4 trên Trang nhà Quê Mẹ http://www.queme.net Và cuối cùng, là bản tin AFP đánh đi từ Saigon nêu lên các đánh giá về ngày 30.4 năm nay.
– Thư hiệp thông với Hòa thượng Thích Quảng Ðộ qua Thông điệp gởi Ủy hội Nhân quyền LHQ nhân khóa họp thứ 61
– Ðài Á châu Tự do phỏng vấn ông Võ Văn Ái về Hội nghị Dân chủ thế giới tại Nam Mỹ
– Bản tin AFP đánh giá ngày 30.4 ở Việt Nam : Accent on economics as Vietnam fetes 30th anniversary of war’s end (AFP – Saturday April 30, 7:44 PM)
Kính thưa ngài Hòa thượng Quảng Ðộ rất đáng kính,
Chúng tôi đã hân hạnh được nghe toàn văn bức thông điệp của Hòa thượng với một niềm phấn khởi hân hoan tột độ. Sau đây chúng tôi xin được có vài tâm tình ý nghĩ như sau :
1. Trước hết chúng tôi một lần nữa, xin bày tỏ lòng cảm phục của chúng tôi đối với đức vô úy phi thường của ngài Hòa thượng. Dù trong cảnh quản chế, gặp đủ mọi trắc trở, khó khăn, hăm dọa, ngài Hòa thượng cũng đã can đảm nói lên tiếng nói không những của ngài mà còn của mọi người dân Việt Nam đang rên siết dưới chế độ bạo tàn áp bức của Cộng sản. Chúng tôi cũng xin ngỏ lời cảm phục các phật tử Sài gòn đã bất chấp nguy hiểm, làm cho tiếng nói đầy uy lực của vị tù nhân lương tâm kiêm lãnh đạo bất khuất vượt bức tường sắt và bức tường lửa ra toàn thế giới.
2. Chúng tôi xin được bày tỏ sự cảm thông với những khó khăn đau khổ miên trường mà Hòa thượng cùng nhiều vị cao tăng và đạo hữu trong quý Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã và đang trải qua vì tranh đấu cho tự do của đạo pháp và của dân tộc. Chúng tôi coi những khó khăn đau khổ đó cũng là của mình, và thật sự chúng tôi cũng đang được chia sẻ một phần những đòn thù mà chế độ đang gây ra cho những tiếng nói dân chủ bất khuất như Hòa thượng.
3. Chúng tôi xin mạn phép thay mặt cho những công dân và tín đồ tại Việt Nam đang phẫn uất trước cảnh đày đọa dân tộc và tôn giáo cám ơn ngài Hòa thượng đã nói lên tiếng lòng đích thực nhất của tất cả con dân Việt Nam và của mọi người, đã gióng lên tiếng chuông báo động toàn thế giới về thảm trạng tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã mạnh mẽ đưa ra lời cảnh cáo đối với một chế độ đang mù quáng và tàn bạo giao chiến với chính nhân dân mình mà không biết rằng họ đang tự đào hố chôn mình trong sự phẫn nộ của toàn dân và khinh bỉ của nhân loại.
4. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với mọi nhận định của ngài Hòa thượng về hiện tình đất nước, hiện tình các giáo hội, về chính sách nô lệ hóa nhân dân và tôn giáo mà nhà cầm quyền Cộng sản đang thực thi tại Việt Nam. Chúng tôi hết sức tâm đắc với lời phát biểu của Hòa thượng trong Thông điệp : “Bằng đàn áp, bạo động và tù đày, nhà cầm quyền tìm mọi cách dập tắt tiếng nói của người dân, nhưng họ không thể dập tắt ý dân, bởi ý dân là ý Trời !”.
5. Chúng tôi tán thành ba đề nghị của Hòa thượng, đó là phục hồi quyền sinh hoạt của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các giáo hội không được nhà nước công nhận, một quyền sinh hoạt đúng nghĩa, đích thật, xứng danh ; đó là phát hành một tờ báo độc lập làm diễn đàn dân chủ cho tất cả mọi người, tiến tới một nền báo chí truyền thông tự do như mọi nước văn minh ; đó là thả hết mọi tù nhân lương tâm đang tranh đấu cho tự do dân chủ và tự do tôn giáo, chấm dứt mọi sự theo dõi, hăm dọa, cản trở, quản chế cách này cách khác đối với các tiếng nói này.
6. Cuối cùng, chúng tôi xin chia sẻ quyết tâm của Hòa thượng là “tiếp tục cuộc đấu tranh bất bạo động, không ngừng đấu tranh cho đến ngày các ngưỡng vọng dân chủ được hình thành trên mảnh đất Việt Nam”. Chúng tôi cũng xin chia sẻ niềm hy vọng của Hòa thượng mà cũng là hy vọng của mọi người dân Việt trong và ngoài nước. Ðó là dịp kỷ niệm 30 năm chấm dứt chiến tranh sẽ là năm mở màn cho một tiến trình dân chủ hầu đem lại hòa bình tự do cho dân tộc Việt Nam.
Chúng tôi nguyện xin Thiên Chúa là Cha mọi chúng sinh chúc lành cho niềm hy vọng chính đáng này.
Chúng tôi, ba anh em linh mục Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi
Ỷ Lan : Trong khi Nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức ăn mừng chiến thắng ngày 30.4 ở trong nước, trong khi trên thế giới hàng triệu người Việt tị nạn tổ chức ngày đau thương Quốc hận, thì trong cùng thời điểm tại thủ đô Santiago, nước Chí Lợi ở Nam Mỹ, một Hội nghị Dân chủ thế giới khai mạc. 146 quốc gia từ năm châu lục về phó hội với 117 phái đoàn chính phủ, trong số này có 44 Ngoại trưởng cầm đầu các phái đoàn, và 40 tổ chức Phi chính phủ tham dự “Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ”. Ðặc biệt còn có sự tham dự của Câu lạc bộ Madrid, bao gồm các vị cựu Tổng thống.
Cộng đồng các quốc gia Dân chủ ra đời và ra “Tuyên ngôn Varsovie” ở Ba Lan năm 2000 do sáng kiến của các cường quốc và quốc gia Âu Mỹ Á Phi cùng các nước Ðông Âu vừa thoát ly chế độ Cộng sản. Năm 2002, Hội nghị lần thứ 2 họp tại Seoul ở Ðại Hàn ra “Kế hoạch hành động cho Dân chủ”. Và hôm nay, từ 28 đến 30.4, Hội nghị lần thứ 3 họp tại Chí Lợi với tiêu đề “Cùng nhau hợp tác cho Dân chủ”.
Dân chủ là điều quan trọng và thiết yếu cho cuộc sống người dân trên địa cầu. Nhưng điều đáng nói tại Hội nghị này, là đại biểu Việt Nam đã nhắc nhở cho các vị Ngoại trưởng, các vị cầm đầu 117 phái đoàn chính phủ nhớ lại ngày 30.4.1975 đã trải qua 30 năm, mà Việt Nam vẫn chưa có Dân chủ.
Trong lễ khai mạc hội nghị, Tổng thống Chí Lợi, ông Ricardo Lagos nhấn mạnh rằng : “Chỉ có dân chủ mới đem lại tiến bộ thực sự. Chưa hề thấy một chế độ độc tài nào mang lại tiến bộ cho dân tộc họ”. Cũng tại lễ khai mạc còn có diễn văn của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Condoleeza Rice, cùng các Ngoại trưởng Chí Lợi, Ðại Hàn, Brasil, Tây Ban Nha và Ðặc sứ LHQ, ông Ernesto Zedillo, cựu Tổng thống Mexico, thay mặt Tổng thư ký Koffi Anan. Ông Tổng Thư ký LHQ chào mừng hội nghị và nói lên lòng trông cậy của LHQ vào Hội nghị và Cộng đồng các quốc gia Dân chủ để mang lại dân chủ cho thế giới.
Theo các nhà quan sát, thì hiện nay trên toàn cầu có 90 quốc gia dân chủ, 50 quốc gia độc tài và 40 nước đang trên đà chuyển sang dân chủ.
Quý thính giả vừa nghe tiếng nói của bà Condoleeza Rice, Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Bà nói rằng : “Kể từ cuộc họp lần cuối của chúng ta tại Seoul, chúng ta đã chứng kiến các cuộc đầu phiếu tự do ở A Phú Hãn, Iraq và Palestine. Chúng ta còn chứng kiến sự thay đổi to lớn tại Georgia, Ukraine, rồi tại Kyrgystan, rồi Lebanon. Thời đã đến khi ánh chớp tự do bừng sáng trong lòng dân bị áp bức, họ sẽ cất cao tiếng chống đối bạo quyền. (…) Hậu thuẫn cho ngưỡng vọng dân chủ, tất cả các quốc gia tự do phải minh bạch trong tinh thần khi chọn lựa tự do hay áp bức. Chúng ta cần tỏ rõ cho các chính quyền (trong thế giới) biết rằng những quan hệ của họ với cộng đồng dân chủ chúng ta tùy thuộc ở cung cách của họ có đối xử tôn trọng phẩm giá hay không đối với nhân dân của họ”.
Bà cũng nhấn mạnh rằng : “Dân chủ hóa là một tiến trình chứ không là một sự biến”, nghĩa là cần nỗ lực và gia công chứ không thể ngồi chờ sung rụng.
Chúng tôi hỏi thăm ông Võ Văn Ái về tinh thần và thành quả của Hội nghị. Ông là Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và là đại biểu cho Việt Nam tại Hội nghị.
Ỷ Lan : Thưa ông Võ Văn Ái, xin ông cho biết thành quả của “Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ” tại Santiago ?
Võ Văn Ái : Trên mặt quốc tế, thành quả thứ nhất là dân chủ ngày càng mở rộng qua các quốc gia, trở thành xu thế thời đại, trở thành lương tâm của nhân loại. Ngày nay, người ta không còn chống đối vô vọng các chế độ độc tài toàn trị nữa, mà người ta tìm những phương thức hữu hiệu nhất để thay đổi các chế độ này. Có nghĩa là, các chế độ độc tài lâm thế bị động và trên đà tan rã. Thành quả thứ hai, là vai trò của các tổ chức Phi chính phủ ngày càng quan trọng, hữu hiệu và được các chính phủ lắng nghe, tham khảo. Hội nghị tại Santiago lần này là một minh chứng. Năm 2002 tham dự hội nghị tại Hán Thành ở Ðại Hàn, chúng tôi gồm có 196 tổ chức phi chính phủ, nhưng chúng tôi họp riêng, họp song song bên cạnh hội nghị các chính phủ. Vào lúc kết thúc hội nghị mới có cuộc tiếp tân để cho hai bên chính phủ và phi chính phủ gặp gỡ, trao thỉnh nguyện. Lần này tại Chí Lợi, tuy các tổ chức phi chính phủ rút xuống còn 40 tổ chức được mời, nhưng cả hai phái đoàn chính phủ và phi chính phủ họp chung trong các tổ thảo luận về các vấn nạn khu vực tại Mỹ châu, Phi châu, Á châu và châu Ðại dương, Trung đông và Bắc Phi, và Âu châu, cũng như các tiến trình dân chủ toàn cầu.
Thành quả cho Việt Nam, là tôi đã đánh dấu 30 năm ngày 30.4.75 tại hội nghị. Mặt khác, thì từ tiền hội nghị cũng tại Santiago hồi tháng 3, chúng tôi đã thành công đưa vấn đề Việt Nam vào nghị trình. Trong cuốn sách “Tiếng nói cất lên từ các khu vực địa cầu, đề xuất của các tổ chức phi chính phủ” (Voices from the Regions, Proposals from the Non-Governmental Process of the Community of Democracies), in phát tại hội nghị, Việt Nam chiếm một phần quan trọng.
Ỷ Lan : Ông đánh dấu ngày 30.4 như thế nào ? Ông đề xuất gì cho vấn đề Việt Nam ?
Võ Văn Ái : Nhân thời điểm hội nghị trùng với biến cố 30.4 vào 30 năm trước, tôi nói lên niềm hy vọng vào hòa bình, tự do, dân chủ, vào tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc của nhân dân Việt Nam đã tan tành ra mây khói khi những chiến xa của quân đội Bắc Việt tiến chiếm Saigon, xé bỏ Hiệp định Paris. Tháng Tư đen ấy mở đầu kỷ nguyên đàn áp bạo tàn tại ba nước Cam Bốt, Lào, Việt Nam, gây ra nạn diệt chủng hàng triệu người dân Cam Bốt dưới bàn tay Khmer Ðỏ, và thảm cảnh Người Vượt Biển đi tìm tự do trên Biển Ðông, trên hai triệu người bị đẩy vào các trại tập trung cải tạo, trên 65 nghìn người bị hành quyết, hàng nghìn nghìn người mất tích và hàng triệu nhân dân miền Nam bị đày đi vùng kinh tế mới.
Tôi nói rõ rằng Cộng đồng thế giới đã bỏ rơi chúng tôi trong cuộc chiến đấu đơn độc ấy, mà kết quả đưa tới cho 30 năm sau, là Việt Nam vẫn chưa có dân chủ. Không có đảng đối lập, không có tự do nghiệp đoàn, không có tự do báo chí, không có các tổ chức phi chính phủ độc lập. Suốt 30 năm qua, dân tộc Việt Nam sống trong thế giới của người câm – có miệng không được nói, ai nói lên ngưỡng vọng mình liền bị bắt giam. Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, vị Cao tăng Phật giáo bị quản chế khắc khe tại Saigon, chỉ vì Hòa thượng cất Lời kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam qua một chương trình 8 điểm chuyển hóa. Mấy ngày vừa qua, công an ngăn cấm các ký giả ngoại quốc đến phỏng vấn Hòa thượng nhân dịp kỷ niệm 30 năm chấm dứt chiến tranh. Ðến như những công thần của đảng Cộng sản như Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, mà cũng phải lên tiếng chỉ trích Ðảng cầm quyền coi thường “sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và phúc lợi của nhân dân”. Ông Giáp báo hiệu “Ðến năm 2020, Việt Nam vẫn còn là nước nghèo nhất trong các quốc gia thuộc Hiệp hội Ðông Nam Á, còn thua Thái Lan đến 20 năm”. Ông Giáp cũng tố cáo sự lộng quyền của Tổng cục 2, một thứ quốc gia giữa lòng quốc gia, chuyên sử dụng tra tấn, khủng bố và thảm sát chính trị để đạt mục tiêu của họ.
Do đó, mà sau khi phát biểu những điều nói trên trước các ngoại trưởng, bộ trưởng cầm đầu các phái đoàn chính phủ, tôi kêu gọi Cộng đồng các quốc gia Dân chủ hãy ủng hộ tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, khởi sự bằng 4 biện pháp cụ thể sau đây : 1. Gây sức ép đòi hủy bỏ điều 4 trên Hiến pháp nhằm khai mở nền chính trị đa nguyên ; 2. Trả tự do cho Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ và tất cả tù nhân chính trị, cũng như chấm dứt mọi sách nhiễu, canh gác, giam cầm những người bất đồng chính kiến như các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Nguyễn Ðan Quế, Hoàng Tiến, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, v.v… ; 3. Trả lại quyền sinh hoạt pháp lý cho các tôn giáo bị cấm hoạt động, như trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ; và 4. Ðể cho tư nhân có quyền ra báo làm diễn đàn thảo luận dân chủ.
Ỷ Lan : Thưa ông, còn gì khác cho Việt Nam tại hội nghị lần này không ?
Võ Văn Ái : Chi tiết thôi, nhưng có thể xem như công tác truyền thông dân chủ đạt thêm lợi thế. Ðó là trong thời gian hội nghị, tôi được bà Paula Dobriansky, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách Tổng thể các sự vụ, mời tiếp riêng để trao đổi các vấn đề tại Việt Nam. Nhân dịp này, tôi đưa bốn điều thỉnh nguyện. Một trong các điều ấy là yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC) bao lâu nhà cầm quyền Hà Nội còn đàn áp các tôn giáo, đặc biệt đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Sau đây là ý kiến về tương lai dân chủ cho Việt Nam của ông Michael Kozac, Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, Ðặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
Ỷ Lan : Thưa ông Michael Kozac, đối với người Việt Nam, 30 năm sống dưới chế độ độc đảng quả là quá dài. Theo ông có con đường nào khác tiến về dân chủ không ?
Michael Kozac : Người Việt Nam cần giữ lấy niềm hy vọng khi nhìn lại hoàn cảnh tự do trong thế giới 15, 20 năm trước đây so với thế giới ngày nay. Bằng chứng rõ ràng nhất trong sự kiện là 140 quốc gia tham dự hội nghị Cộng đồng Dân chủ hôm nay. Còn sự kiện vừa mới xẩy ra tại Ukraine, tại Georgia, tại Kirghistan… Trong rất nhiều trường hợp, không ai có thể tiên đoán rằng bỗng nhiên quần chúng lại có thể thực hiện ngưỡng vọng tự do của họ một cách dễ dàng như vậy. Ðó là những hậu thuẫn vững chắc cho dân tộc Việt Nam mà thế giới và Hoa Kỳ đang mang lại. Chúng tôi đang trông tới ngày nhân dân Việt Nam hoàn thành ngưỡng vọng dân chủ của họ, là quyền mà mọi con người phải được hưởng.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Thứ trưởng Kozac.
Accent on economics as Vietnam fetes 30th anniversary of war’s end
AFP – Saturday April 30, 7:44 PM (top)
HO CHI MINH CITY (AFP) – Tens of thousands of people marked the 30th anniversary of the end of the Vietnam War with a colourful commemoration that pushed aside communist ideology to focus on economic prosperity.
The entire city centre was decked out with large, colourful banners and flowers on Saturday to remember the fall in 1975 of the southern hub then known as Saigon, and the defeat of US-backed South Vietnamese regime. People massed in front of the former regime’s presidential palace, now called Reunification Palace, to watch the gala celebrations attended by leaders including Communist Party General Secretary Nong Duc Manh, President Tran Duc Luong and Prime Minister Phan Van Khai.
Reflecting changing times, the commemoration was heavily accented on the city’s economic achievements and Luong paid tribute to its economic prowess, reflecting the country’s own agenda.
“The city can create major internal capacities and attract a great deal of foreign investment and mobilise human resources from other regions. It is the engine accelerating the southern region and the whole country,” Luong said. “Ho Chi Minh City has had several years of rising growth, especially in the first five years of the 21st century,” Luong said. “The city should persist with its reform policy and with greater vigour, overcoming any weaknesses and obstacles in the path of development.”
A grand parade followed, with soldiers and students enacting phases of the war, but the history soon gave way to displays of the city’s current preoccupations.
Floats featuring the Internet, the ubiquitous state-run tour operator Saigon Tourist and the state-run Vietcombank rolled past. Large portraits of venerated communist party founder Ho Chi Minh competed for attention with motorcycles and young girls dancing in pink tutus. Girls in sequined blue tee-shirts pushed a local supermarket’s trolleys filled with goodies, while a helium balloon display by the flag carrier Vietnam Airlines raised cheers from the mostly young onlookers.
About two-thirds of Vietnam’s 82 million population is under 30 years old. For them, the war that marked their parents is history.
Ho Chi Minh City, which officially has seven million residents, or 8.6 percent of the population, accounts for 20 percent of the country’s gross domestic product and 40 percent of exports and industrial output, according to official figures.
The new emphasis was welcomed by some observers.
“I prefer this to a North Korean-style parade,” said a foreign observer requesting anonymity, referring to the Stalinist regime’s tightly controlled parades that have a strong political tone. “The Saigonese have got rid of politics.”
The fall of Saigon on April 30, 1975, came after 55 days and nights of fighting and sealed the defeat of the United States in Southeast Asia, strengthening the communist party still in power today.
Some three million Vietnamese and 58,000 Americans were killed in the fighting.
Khai, the prime minister, said in a speech Friday that Vietnam wanted to move on from past enmity and advance ties with its one-time “aggressors”.
“We advocate friendly cooperation to strengthen relations with countries that took part in the Vietnam War,” Khai said in an address in Hanoi to top Vietnamese leaders, war veterans and foreign envoys, including US ambassador Michael Marine.
Khai urged all Vietnamese, including those overseas, to work for national unity and to help build the country. Some 2.7 million people of Vietnamese origin live abroad, about half of them in the United States.
However, Paris-based dissident leader Vo Van Ai called attention to the absence of democracy in Vietnam.
“Today, 30 years later, there is still no democracy in Vietnam. No opposition parties, no free trade unions, no free press, no independent NGOs,” Ai said in a faxed message.
“For the past 30 years, Vietnamese people have been living in a world of the dumb — we are forbidden to speak, and anyone who dares speak out risks immediate arrest,” Ai said.