Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin UBBVQLNVN / “Kể từ 30.4.75, dân Việt sống trong thế giới người câm vì bị tước đoạt các quyền tự do cơ bản”, ông Võ Văn Ái tuyên bố tại Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ tổ chức tại thủ đô Santiago, Chí Lợi

“Kể từ 30.4.75, dân Việt sống trong thế giới người câm vì bị tước đoạt các quyền tự do cơ bản”, ông Võ Văn Ái tuyên bố tại Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ tổ chức tại thủ đô Santiago, Chí Lợi

Download PDF

Ô. Võ Văn Ái tham luận về vấn đề Á châu và Việt NamSANTIAGO – Ðến từ 146 quốc gia ở Á châu, Âu châu, Ðông âu, Hoa Kỳ, Canada, Nam Mỹ, Liên bang Nga, Phi châu, Trung đông, Úc châu và Tân Tây Lan, với sự hiện diện của 106 phái đoàn chính phủ, trong có 44 Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ trong thế giới đã về họp “Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ” tổ chức tại thủ đô Santiago, Chí Lợi từ ngày 28 đến 30.4.2005. Ngoài ra còn có 40 tổ chức Phi chính phủ tham dự.

Thoạt đầu, do sáng kiến của một số cường quốc Âu Mỹ Á Phi và các quốc gia Ðông Âu vừa thoát nạn độc tài Cộng sản, hội nghị lần thứ nhất họp ở thủ đô Varsovie, Ba Lan, năm 2000, kết thúc bằng “Tuyên ngôn Varsovie” cho ra đời Cộng đồng các quốc gia Dân chủ và vận động thiết lập một “Tổ hợp Dân chủ” hoạt động cạnh LHQ để tiến hành dân chủ trong các quốc gia độc tài. Hội nghị lần thứ II họp tại thủ đô Seoul ở Ðại Hàn đầu tháng 11.2002 đưa ra “Kế hoạch hành động cho Dân chủ”. Và năm nay, Hội nghị lần thứ ba tổ chức tại Nam Mỹ ở thủ đô Santiago nước Chí Lợi với tiêu đề “Cùng nhau hợp tác cho Dân chủ”.

Ô. Võ Văn Ái và ô. Ricardo Lagos Escobar, Tổng thống Chí LợiCơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam được mời tham dự Hội nghị lần thứ hai ở Ðại Hàn, và năm nay tại Hội nghị lần thứ ba ở Chí Lợi. Ðặc điểm của Hội nghị lần này là các tổ chức Phi chính phủ không còn họp riêng, mà được trực tiếp tham dự với các phái đoàn chính phủ để trao đổi và thảo luận các vấn nạn nóng bỏng gây trở lực cho tiến trình dân chủ trên thế giới. 40 tổ chức Phi chính phủ được mời tham dự, chọn lọc từ 196 tổ chức tham gia Hội nghị lần 2 ở Seoul năm 2002. Năm đại biểu phi chính phủ đến từ Miến Ðiện, Singapore, Việt Nam và Trung quốc được mời thuyết trình trước hội nghị về vấn đề Châu Á. Ông Võ Văn Ái cầm đầu phái đoàn Việt Nam cùng với chị Penelope Faulkner, là hai thuyết trình viên về vấn đề Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Nhân dịp này, ông Võ Văn Ái nhắc nhở hội nghị về kinh nghiệm đau thương của ngày 30.4 kéo dài suốt 30 năm trên lãnh thổ ba nước Việt Nam, Cam Bốt và Lào. Ông nói :

“Trong những ngày hội nghị hôm nay, vào đúng 30 năm trước, chiến tranh chấm dứt tại Việt Nam. Thời ấy, trong một thoáng chốc, người Việt Nam chúng tôi đã tưởng rằng hòa bình và tự do trở về trên mảnh đất quê hương mình. Chúng tôi tin có hòa bình, vì Hiệp định chấm dứt chiến tranh được 12 quốc gia phê chuẩn tại Paris, hứa hẹn áp dụng tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc và chấm dứt mọi cuộc trả thù từ hai phía. Chúng tôi đã tin tưởng vào sự hậu thuẫn của thế giới dân chủ nhằm khai mở tiến trình dân chủ trong hòa bình ở Việt Nam.

“Nhưng niềm hy vọng của chúng tôi tan tành ra mây khói vào ngày 30.4.1975 khi những chiến xa của quân đội Bắc Việt tiến vào Saigon. Không riêng gì nước Việt chúng tôi, mà cả hai nước Cam Bốt và Lào, “Tháng Tư đen” ấy mở đầu kỷ nguyên đàn áp bạo tàn, nạn diệt chủng hàng triệu người dưới bàn tay Khmer Ðỏ, và thảm cảnh người vượt biển đi tìm tự do trên Biển Ðông. Liền những năm sau, trên hai triệu người bị đẩy vào các trại tập trung cải tạo. Trên 65 nghìn người bị hành quyết, và hàng nghìn nghìn người mất tích.

 Ngoại trưởng Chí Lợi, Ignacio Walker, tiếp đón Phái đoàn Việt Nam (Ô. Võ Văn Ái và chị Ỷ Lan)“Cộng đồng thế giới đã bỏ rơi chúng tôi trong cuộc chiến đấu đơn độc này.

“Hôm nay, 30 năm sau, Việt Nam vẫn chưa có dân chủ. Không có đảng đối lập, không có tự do nghiệp đoàn, không có tự do báo chí, không có các tổ chức phi chính phủ độc lập. Suốt 30 năm qua, dân tộc Việt Nam sống trong thế giới của người câm – chúng tôi có miệng không được nói, ai nói lên ngưỡng vọng mình liền bị bắt giam.

“Những tôn giáo độc lập, là những xã hội công dân còn hiện hữu, thì bị im tiếng, bị đàn áp phũ phàng. Ngay vào lúc tôi thưa chuyện cùng quý ngài đây, thì tại Việt Nam Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, vị Cao tăng Phật giáo bị quản chế khắc khe nơi chùa viện của ngài ở Saigon, chỉ vì ngài cất Lời kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam qua một chương trình 8 điểm chuyển hóa dân chủ. Ngày hôm qua, nhiều ký giả ngoại quốc muốn đến phỏng vấn ngài nhân dịp kỷ niệm 30 năm chấm dứt chiến tranh, nhưng đã bị công an phong tỏa, ngăn cấm.

“Những nhà ly khai sử dụng internet, và ngay cả những công thần của đảng Cộng sản như Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, là những anh hùng mà Hà Nội ca tụng trong ngày lễ hôm nay của họ, cũng đã phản đối các cải cách trì trệ. Trong bức thư gửi Bộ cính trị gần đây, Tướng Giáp trách các chính sách của nhà cầm quyền đã coi thường “sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và phúc lợi của nhân dân”. Ông còn nói “Ðến năm 2020, Việt Nam vẫn còn là nước nghèo nhất trong các quốc gia thuộc Hiệp hội Ðông Nam Á, còn thua Thái Lan đến 20 năm”. Tướng Giáp cũng tố cáo sự lộng quyền của Tổng cục 2, một thứ quốc gia giữa lòng quốc gia, chuyên sử dụng tra tấn, khủng bố và thảm sát chính trị để đạt mục tiêu của họ.

“Vì những lẽ ấy, tôi kêu gọi Cộng đồng các quốc gia Dân chủ hãy ủng hộ tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Xin hãy gây sức ép lên Nhà cầm quyền Hà Nội đòi hủy bỏ điều 4 trên Hiến pháp nhằm khai mở nền chính trị đa nguyên ; trả tự do cho Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ và tất cả tù nhân chính trị, tù nhân vì lương thức, cũng như chấm dứt mọi sách nhiễu, kiểm tra, theo dõi, canh gác, giam cầm những người bất đồng chính kiến như các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Nguyễn Ðan Quế, Hoàng Tiến, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, v.v… ; trả lại quyền sinh hoạt pháp lý cho các tôn giáo bị cấm hoạt động, như trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ; để cho tư nhân có quyền ra báo làm diễn đàn thảo luận dân chủ. Bốn biện pháp cụ thể này là những bước đầu khai mở tiến trình dân chủ hóa.

“Dù sống dưới ách độc tài nhưng nhân dân Việt Nam không ngừng đấu tranh đòi hỏi dân chủ. Tuy nhiên chúng tôi không thể thắng trận một mình. Chúng tôi cần sự hậu thuẫn của Cộng đồng các quốc gia Dân chủ trong việc khởi động tiến trình này”.

Về vấn đề Châu Á, ông Ái phát biểu rằng :

 Chị Ỷ Lan tham luận về vấn đề luật pháp Cộng sản Việt Nam“Châu Á là thách thức lớn trong vấn đề dân chủ. Châu lục mênh mông và phức tạp này là nơi sinh sống của một phần tư nhân loại, một vùng kinh tế trù phú. Châu Á nơi có những truyền thống dân chủ lâu đời nhất ở Ấn Ðộ, nhưng cũng là nơi tồn tại những thể chế độc tài thô bỉ, những xã hội chính trị khép kín nhất của thế giới. Châu Á có nhiều bản sắc, với những nền đạo lý cao cả muôn màu, như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Ấn giáo, Hồi giáo – nhưng người Châu Á lại thống nhất trong ngưỡng vọng dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

“Chìa khóa cho dân chủ Châu Á là vấn đề Trung quốc. Nếu Trung quốc ngã theo con đường dân chủ sẽ có tác động lớn cho tòan vùng châu Á và thế giới. Ðông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, cũng là một điểm địa chính chiến lược thiết yếu. Một Việt Nam độc tài hay dân chủ sẽ đóng vai trò chìa khóa cho tương lai trong vùng. Một tương lai ổn định và hòa bình, hay một tương lai bạo sát và tranh chấp. Tất cả tùy thuộc vào sự ưu tư gắn bó của Cộng đồng các quốc gia Dân chủ hôm nay. Dân chủ là thần hộ vệ cho hòa bình, một Châu Á dân chủ là nền tảng cho sự ổn định và thịnh vượng của thế giới”.

Bài tham luận của chị Penelope Faulkner nhấn mạnh trên khía cạnh luật pháp trong các nước độc tài. Chị cho biết bằng những danh xưng khác nhau, nhưng ở bất cứ quốc gia độc tài, quân phiệt nào, dù đó là Trung quốc hay Miến Ðiện, Mã Lai hay Việt Nam, thì các điều luật “xâm phạm an ninh quốc gia” là lá chắn để đàn áp các cá nhân, đoàn thể bất đồng chính kiến với đảng cầm quyền. Tại Việt Nam khi nói tới Nghị định 31/CP, thì đây không là luật pháp ngăn ngừa kẻ gian, mà dùng để đàn áp, bắt bớ, quản chế bất cứ ai không đồng chính kiến với Ðảng-Nhà nước mà không cần thông qua sự xét xử phân minh ở tòa án. Khi nói tới Nghị định 38/CP là ai cũng hiểu nhà nước dùng luật để cấm đoán dân chúng biểu tình, ngăn cấm nông dân bị cướp đất không được quyền kéo lên thủ đô khiếu kiện. Chị kêu gọi Cộng đồng các quốc gia Dân chủ hãy can thiệp để “Chiến lược cải cách luật pháp” tại Việt Nam trong vòng 10 năm tới phải phù hợp với các công ước quốc tế của LHQ. Hiện Ngân hàng thế giới cùng các quốc gia Âu Mỹ Á đã tài trợ đợt đầu cho Việt Nam 5 triệu Mỹ kim để tiến hành việc cải cách này. Không thể nào rơi vào tình trạng đem tiền cho Việt Nam làm luật, mà luật ấy sử dụng như một vũ khí đàn áp tối tân các nhà dân chủ và nhân dân Việt Nam.

Trong bài diễn văn khai mạc “Hội nghị lần thứ III các Ngoại trưởng thuộc Cộng đồng các quốc gia Dân chủ”, Tổng thống Chí Lợi, ông Ricardo Lagos nhấn mạnh rằng : “Chỉ có dân chủ mới mang lại tiến bộ thực sự. Chưa hề thấy một chế độ độc tài nào mang lại tiến bộ cho dân tộc họ”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Condoleeza Rice, thì cho thấy tiến trình dân chủ là xu thế của thời đại. Bà nói “Kể từ cuộc họp lần cuối của chúng ta tại Seoul, chúng ta đã chứng kiến các cuộc đầu phiếu tự do tại A Phú Hãn, Iraq và Palestine. Chúng ta cũng chứng kiến sự thay đổi to lớn tại Georgia, Ukraine, rồi tại Kyrgystan, rồi Lebanon. Thời đã đến khi ánh chớp tự do bừng sáng trong lòng dân bị áp bức, họ sẽ cất cao tiếng chống đối bạo quyền. (…) Hậu thuẫn cho ngưỡng vọng dân chủ, tất cả các quốc gia tự do phải minh bạch trong tinh thần khi chọn lựa tự do hay áp bức. Chúng ta cần tỏ rõ cho các chính quyền biết rằng những quan hệ của họ với cộng đồng dân chủ chúng ta tùy thuộc ở cung cách đối xử tử tế với nhân dân của họ”. Bà cũng nhấn mạnh rằng : “Dân chủ hóa là một tiến trình chứ không là một sự biến”.

Trong thời gian hội nghị, bà Paula Dobriansky, Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Tổng thể các sự vụ, đã tiếp riêng ông Võ Văn Ái để trao đổi các vấn đề tại Việt Nam. Dịp này, ông Ái đã đề xuất bốn điều thỉnh nguyện cho tự do tôn giao và dân chủ. Mà một trong các điều ấy là yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ không rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC). Ông Ái nhấn mạnh rằng kể từ khi Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách CPC, Hà Nội có làm vài cử chỉ nhượng bộ. Nhưng các cử chỉ này chỉ là lớp phấn son che đậy một dã tâm, chứ chưa chịu chấp nhận thay đổi chính sách nhân quyền và tôn giáo. Pháp lệnh mới về tôn giáo chỉ là chiếc thòng lọng mới thắt vào cổ các tôn giáo, thay vì bảo vệ tự do tôn giáo bằng luật pháp.



Venerable Thich Thien MinhTrong thời gian ở Hội nghị Santiago, chúng tôi nhận được bài thơ dài từ Việt Nam gửi đến, mà tác giả là Thượng tọa Thích Thiện Minh. Bài thơ nói về ngày Quốc nạn 30.4.1975. Nhưng dưới ngòi bút của Thượng tọa là một hành trình đi từ sự ngỡ ngàng vào giữa năm 1975, đến mối bi phẫn toàn dân trên các nẻo đường đất nước, vào các ngõ ngách tâm tư. Hành trình ấy không ngừng nơi uẩn ức, nơi bất lực đầu hàng, mà bước theo vận nước nổi trôi trong 26 năm cấm cố tù đày qua các trại tập trung cải tạo.

Bỗng một ngày được trả tự do, về với đời thường tưởng như an ổn, bình lặng. Nhưng không. Ba mươi năm trước hay 30 năm sau cũng thế : vẫn một Ngày Quốc nạn ! Nhưng Ngày Quốc nạn hôm nay không còn lầm lũi như xưa, mà đang đi những bước cuối của khổ nạn. Ðâu đó ánh sáng chuyển mình, niềm hy vọng nóng rang lồng ngực : Ngày Quốc nạn bước sang Mùa Quốc kháng. Xin mời bạn đọc mở lòng đón nhận một tâm tình :

THƠ NGÀY QUỐC NẠN
Thích Thiện Minh

Ngày 30 tháng 4 năm 75 : Quốc nạn
Ngày kinh hoàng, thế giới chẳng quan tâm
Ngày quân Cộng chiếm miền Nam
Ngày dân sống cảnh tối tăm đọa đày
Ngày Cộng sản độc tài tthống trị
Ngày dân lành phiền lụy âu lo
Ngày không hạnh phúc ấm no
Ngày không Ðộc lập, Tự do, Nhân quyền
Ngày dân chúng Vượt biên nước khác
Ngày thi hành luật pháp bất minh
Ngày làm vỡ mộng dân tình
Ngày dân mất hẳn niềm tin Cụ Hồ
Ngày xây dựng đắp tô thù hận
Ngày bao người lỡ vận quyền cao
Ngày đời lắm cảnh gian lao
Ngày bao tầng lớp đi vào nhà giam
Ngày Cộng sản ác tâm khủng bố
Ngày trả thù máu đổ phơi thây
Ngày nầy máu nhuộm đó đây
Ngày gieo tang tóc đắng cay hận sầu
Ngày hạnh phúc vì đâu tan vỡ
Ngày trẻ thơ bỏ lỡ học hành
Ngày em xa chị xa anh
Ngày chồng xa vợ, con đành xa cha
Ngày bỏ cả cửa nhà tráng lệ
Ngày vào vùng kinh tế khai hoang
Ngày thương bao kẻ thác oan
Ngày căm bao kẻ ác gian lộng hành
Ngày bao kẻ cam đành hưu nghỉ
Ngày lắm tên cố vị tham quyền
Ngày người về chốn điền viên
Ngày tên bảo thủ trung kiên độc tài
Ngày ít kẻ hòa hài tôn giáo
Ngày nhiều tên khát máu hung tàn
Ngày người thì muốn cầu an
Ngày tên lại muốn bạc vàng đô la
Ngày bao kẻ tiêu pha phung phí
Ngày tiêu xài công quỹ lu bù
Ngày tên tham nhũng ít tù
Ngày tên hối lộ có dù bao che
Ngày đảng phái có phe có cánh
Ngày tị hiềm so sánh hơn thua
Ngày rao bằng cấp bán mua
Ngày trung phản động, a dua anh hùng
Ngày tham nhũng ung dung thụ hưởng
Ngày vào tù còn sướng hơn quan
Ngày tù xe cộ dọc ngang
Ngày tù ăn uống nhà hàng rượu tây
Ngày thực tế phơi bày công chúng
Ngày chánh tà sai đúng phân minh
Ngày ai vì nước quên mình
Ngày ai vì Mác Lê-nin vong nguồn
Ngày ghi chép càng buồn trang sử
Ngày tang sầu chứng cứ còn đây
Ngày nầy sử khó mờ phai
Ngày vừa quốc nạn, vừa ngày quốc tang
Ngày tù tội lên đàng diệu vợi
Ngày người thân chờ đợi nhớ nhung
Ngày gieo giông tố bão bùng
Ngày trời nhỏ lệ khóc chung da vàng
Ngày bè lũ tập đoàn thống trị
Ngày hiện hình ác quỷ ma vương
Ngày xây hàng loạt khám đường
Ngày tù toàn quốc bốn phương tử hình
Ngày hàng vạn chiến binh cải tạo
Ngày vô thần vô đạo cuồng ngông
Ngày gây tội lỗi chất chồng
Ngày thâu tài sản sung công bạc tiền
Ngày Cộng sản tuyên truyền duy vật
Ngày viếng chùa, thánh thất, nhà thờ
Ngày này tôn giáo nguy cơ
Ngày cha, sư sãi, ma sơ tù đày
Ngày khẩu hiệu chiêu bài yêu nước
Ngày đưa ra sách lược tình quê
Ngày dần dân chúng chán chê
Ngày dần bạo ác hơn Lê Ngọa triều
Ngày xây dựng lưỡi lê đầu súng
Ngày mị dân lợi dụng phỉnh lừa
Ngày nầy quyền lực hơn vua
Ngày nầy dân thiếu quan thừa của riêng
Ngày phục vụ lợi quyền của Ðảng
Ngày dối rằng Cách mạng vì dân
Ngày toàn một lũ vô nhân
Ngày gieo đất nước muôn phần họa tai
Ngày dân muốn đóng ngay đôi mắt
Ngày sợ nhìn sự thật phũ phàng
Ngày dân rên siết than van
Ngày tên lạc nẻo thời gian trả lời
Ngày đi ngược lòng người khát vọng
Ngày bại vong trầm trọng nặng nề
Ngày nguy khủng hoảng mọi bề
Ngày nầy các bộ ủ ê tơ vò
Ngày trả giá tự do bằng máu
Ngày vi phạm thô bạo nhân quyền
Ngày tham tước đoạt của tiền
Ngày sung tư hữu tài quyền còn chi
Ngày Hiệp định Paris giẫm đạp
Ngày Quốc tế công pháp xem thường
Ngày gây bất ổn Ðông dương
Ngày tên đồ tể ngoan cường phản dân
Ngày xiềng xích cùm gông nô lệ
Ngày độc quyền thể chế thông tin
Ngày phi dân chủ, dân sinh
Ngày vô nhân đạo nảy sinh bạo tàn
Ngày kinh tởm da vàng cộng sản
Ngày ngoại lai vong bản tam vô
Ngày theo dấu ấn Liên xô
Ngày dùng tư tưởng Cụ Hồ mị dân
Ngày áp đặt tinh thần, vật chất
Ngày tôn thờ Các Mác, Lê Nin
Ngày thần thánh hóa Chí Minh
Ngày dân làm vật tế linh tập đoàn
Ngày học thuyết bần hàn không tưởng
Ngày kéo dài xu hướng lỗi thời
Ngày từ hoa mỹ đầu môi
Ngày dùng ngụy thuyết biện lời nhiều phương
Ngày giáo dục chủ trương nhồi sọ
Ngày giáo điều cái rọ Vô thần
Ngày càng thủ sách bịp dân
Ngày càng cho thấy mất nhân tính người
Ngày Nhà nước khắp nơi mật vụ
Ngày bắt oan cột đủ tội danh
Ngày càng khủng bố dân lành
Ngày càng chống đối tăng nhanh lắm lần
Ngày hình phạt tù nhân kinh khiếp
Ngày quyện còng xiềng xích ngày đêm
Ngày tù khám tối xà lim
Ngày tù thả ít bắt thêm chật phòng
Ngày cai ngục say mòng mùi máu
Ngày đánh tù thô bạo dã man
Ngày tù thiếu áo, thiếu ăn
Ngày tù bệnh hoạn chết dần nhà giam
Ngày chủ nhật thường làm lao động
Ngày khổ sai không chóng nghỉ ngơi
Ngày tù vắt cạn mồ hôi
Ngày tù bóc lột thấu thời tận xương
Ngày bắt lính lên đường nghĩa vụ
Ngày tuyên truyền quyến rũ thiết tha
Ngày đi biên giới phương xa
Ngày nầy cho thấy tre già khóc măng
Ngày quân đội chiếm sang Miên quốc
Ngày thây phơi bỏ xác xứ người
Ngày bình máu chảy lệ rơi
Ngày nầy vật giá gấp mười gia tăng
Ngày ăn độn củ lang, củ chuối
Ngày bao người chết đói thảm thương
Ngày ăn xin khắp nẻo đường
Ngày cô nhi viện đoạn trường bỏ rơi
Ngày dưỡng lão không người nuôi nấng
Ngày thương binh cam phận tật nguyền
Ngày nầy bao kẻ bị điên
Ngày nầy bao kẻ vượt biên chết chìm
Ngày công lý phải im phải lặng
Ngày luật rừng cộng sản gia tăng
Ngày nầy duyên nợ bẽ bàng
Ngày bao góa phụ khăn tang khóc chồng
Ngày kêu gọi núi sông tổ quốc
Ngày đáp lời sâu sắc thiêng liêng
Ngày bao tôn giáo lên yên
Ngày sư tạm bế cửa thiền từ đây
Ngày nội bộ công khai chống đảng
Ngày toàn dân mạnh dạn đấu tranh
Ngày đòi cải tổ thật nhanh
Ngày đòi trả hết quyền hành toàn dân
Ngày đòi thả tù nhân chính trị
Ngày đòi tha tu sĩ lương tâm
Ngày nầy quốc tế quan tâm
Ngày nầy Cộng sản sai lầm lún sâu
Ngày hải ngoại kiều bào lên tiếng
Ngày toàn dân quyết chiến ba miền
Ngày đòi đa đảng đa nguyên
Ngày đòi dân chủ, nhân quyền, tự do
Ngày Cộng sản bày trò đoàn kết
Ngày Cộng tiêu xóa hết hận thù
Ngày nầy dân chẳng mắc mưu
Ngày nầy Cộng tốn công phu bất thành
Ngày ma túy tăng nhanh trong nước
Ngày xì ke, trộm cướp, mại dâm
Ngày cờ, bài bạc quanh năm
Ngày nầy báo động nổ ầm Si đa
Ngày xã hội theo đà băng hoại
Ngày an ninh tác hại sinh sôi
Ngày nầy đạo đức suy đồi
Ngày nầy kinh tế thả trôi không chừng
Ngày cho thấy cùng đường bất lực
Ngày vào Nam chụp giựt tóm thâu
Ngày nầy có sẵn xe, lầu
Ngày nầy từ bỏ dép râu mang giày
Ngày bảng đỏ đổi thay bỏ đảng
Ngày Sao Vàng ngược phản sang giàu
Ngày nầy Cộng sản đổi màu
Ngày nầy cho thấy trời cao báo điềm
Ngày cây búa, lưỡi liềm sắp phế
Ngày vô thần quốc tế suy vi
Ngày nầy Cộng mất danh uy
Ngày nầy Cộng sản sa nguy cuối cùng
Ngày Nam Bắc lẫn Trung chống cộng
Ngày toàn dân phát động cao trào
Ngày đi cứu lấy đồng bào
Ngày tiêu chủ nghĩa nhuộm màu Mác Lê
Ngày dân chúng đồng thề Quốc kháng
Ngày vùng lên làng nước muôn dân
Ngày lo hưng quốc cách tân
Ngày đền đáp trả quốc ân vẹn toàn
Ngày sắp sửa lật trang sử mới
Ngày đón chờ thắng lợi nước ta
Ngày vui trải rộng nhà nhà
Ngày chuẩn bị khúc ca khải hoàn.

THÍCH THIỆN MINH



Unicode


VNI


VPS


VIQR

Check Also

VCHR và FIDH đệ trình báo cáo chung đến LHQ cho Kỳ Kiểm Điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam

PARIS, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (VCHR) : Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *