Home / Diễn Đàn / Bài phát biểu của bà Penelope Faulkner về ICESCR

Bài phát biểu của bà Penelope Faulkner về ICESCR

Download PDF

 

Thưa ông Chủ tịch và quý vị Chuyên gia LHQ kính mến,

Nhân danh Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, tôi xin được bình luận một số hồi đáp của Phái đoàn Việt Nam trước Ủy ban CESCR.

Về thực thi Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa / ICESCR (hồi đáp Việt Nam cho câu hỏi số 1 của Ủy ban CESCR), Việt Nam đưa ra một chuỗi luật pháp để biểu hiện các quyền của Công ước trong luật pháp quốc gia. Nhưng trong thực tế, các điều luật còn chứa đựng những hạn chế và có khi vô hiệu hóa các quyền ghi trong Công ước. Bản Hiến pháp tu chỉnh năm 2013 áp đặt những hạn chế về việc hành xử nhân quyền (điều 14.2). Luật Cộng đoàn mới năm 2013 là một sự thoái hóa về quyền công nhân. Luật đất đai năm 2013 chứa đựng nhiều kẽ hở để các viên chức địa phương khai thác tham nhũng trong việc cưỡng chiếm đất.

Các tòa án tại Việt Nam không bao giờ viện dẫn trực tiếp tới các quyền trong Công ước, mà chỉ quy chiếu các điều trong Bộ Luật Hình sự như “lợi dụng tư do dân chủ” (điều 258) “phá họai đoàn kết dân tộc” (điều 87), hay “tuyên truyền chống phá nhà nước” (điều 88) để bỏ tù người công dân, là điều trái chống với Công ước. Đối với người dân thường, sự kiện Việt Nam tham gia Công ước chẳng mang lại sự bảo đảm nào cho họ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Về nạn tham nhũng (hồi đáp Việt Nam cho câu hỏi số 4, đoạn 13 của Ủy ban CESCR), Việt Nam bảo rằng những ai tố cáo tham nhũng được pháp luật bảo vệ. Thực tế là những người này đối diện với sách nhiễu và bắt giam. Ký giả Hoàng Khương của tờ Tuổi Trẻ, viết loạt bài năm 2012 tố giác công an giao thông tham nhũng. Mặc dù loạt bài được công nhận có thật, bằng chứng là một công an bị truy tố, ông bị cho nghỉ việc và lãnh án tù 4 năm.

Về sự không phân biệt đối xử (hồi đáp Việt Nam cho câu hỏi số 6 của Ủy ban CESCR), dù Việt Nam viện dẫn Hiến pháp bảo đảm quyền này, sự phân biệt đối xử trên căn bản tôn giáo, chính kiến hay dân tộc thiểu số là đặc hữu. Thành viên của các tôn giáo “không được thừa nhận” như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, dân tộc thiểu số, các bloggers, các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động bảo vệ nhân quyền bị sách nhiễu, đe dọa và bắt giam. Phân biệt đối xử trong việc chăm sóc y tế, kiếm việc làm và giáo dục thông qua cơ chế “hộ khẩu” được thấy qua các trường hợp tôn giáo và dân tộc thiểu số.

Quyền Công đoàn tại Việt Nam (hồi đáp Việt Nam cho câu hỏi số 15 của Ủy ban CESCR), hoàn toàn trái chống với Công ước ICESCR bởi vì công nhân không có quyền chọn lựa công đoàn. Không có Công đoàn độc lập tại Việt Nam. Công đoàn chính thức gọi là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Đảng Cộng sản kiểm soát, chẳng bào giờ đứng về phía công nhân để bênh vực họ trong các cuộc tranh chấp. Suốt năm ngoái không có cuộc đình công nào được Tổng Liên đoàn tổ chức. Công nhân tham gia những cuộc đình công “liều lĩnh” không những bị trừng phạt theo luật pháp, mà còn bị bồi thường ba tháng lương trả cho những thiệt hại của giới chủ nhân theo pháp luật ban bố gần đây.

Quyền Đất đai (hồi đáp Việt Nam cho câu hỏi số 22 của Ủy ban CESCR), nông dân không hề được bảo vệ khi bị cưỡng bức dời cư và bị Nhà nước chiếm đất. Các viên chức tham nhũng, lạm quyền và thiếu các cơ chế tiếp cận về định giá đất đai dẫn tới việc nhà nước tước đoạt đất đai. Một số chống đối tại Văn Giang, Cồn Dầu, Vũ Ban và Dương Nội đã bị công an đàn áp tàn nhẫn.

Internet (hồi đáp Việt Nam cho câu hỏi số 28 đoạn 83 của Ủy ban CESCR), là lĩnh vực bị kiểm soát gắt gao và hạn chế theo Nghị định 72. Một số lớn các nhà bloggers bị án tù nặng nề do tố giác sự lạm quyền trên lĩnh vực chính trị và kinh tế, và các cuộc bắt bớ vẫn tiếp diễn. Blogger nổi danh Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) bị bắt vào tháng 5 năm 2013 vì tội “lợi dụng quyền dân chủ” (Điều 258) đang đối diện với án tù 7 năm. Blogs và Trang nhà nào tố cáo vi phạm quyền kinh tế và xã hội hay các sự lạm quyền đều bị hacker đột nhập, bị đóng cửa, hay phải dời ra ngoại quốc.

Thưa ông Chủ tịch và quý vị Chuyên gia LHQ kính mến,

Bác bỏ những phê phán vi phạm nhân quyền sẽ không thể nào thúc đẩy sự tiến bộ nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi thúc giục Ủy ban CESCR áp lực Việt Nam trả tự do cho các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền bị bắt giam vì hành xử các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ; bãi bỏ tất cả các điều luật nhằm giới hạn việc thi hành các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ; và bãi bỏ cơ chế “hộ khẩu” đã không ngừng làm nẩy sinh các phân biệt đối xử trên căn bản tôn giáo, chính kiến, xuất xứ dân tộc thiểu số, địa vị và dòng dõi.

Xin cám ơn ông Chủ tịch và quý vị Chuyên gia LHQ.

 

 

———————————–
Xem:

Nghe Đài Phật giáo Việt Nam (14.11.2014) : Ông Võ Văn Ái phản biện Phái đoàn Hà Nội tại LHQ Genève

This post is also available in: English French

Check Also

Bốn Phương Lên Tiếng:Sự Đào Tạo Một Sư Quốc Doanh

  Năm 2016 là kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *