Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) & Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR) yêu cầu Liên Âu áp lực Việt nam chấm dứt đàn áp xã hội dân sự và thực thi các nghĩa vụ nhân quyền

Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) & Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR) yêu cầu Liên Âu áp lực Việt nam chấm dứt đàn áp xã hội dân sự và thực thi các nghĩa vụ nhân quyền

Download PDF

BRUSSELS – PARIS, 5 tháng 4 năm 2022 (FIDH & VCHR) — Hôm nay, 2 tổ chức Nhân quyền quốc tế, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo về Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) lên tiếng thúc giục Liên Âu sử dụng cuộc đối thoại Nhân quyền sắp tới để yêu sách Việt Nam chấm dứt các cuộc đàn áp xã hội dân sự và thực thi các hứa hẹn cam kết tại Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam (EVFTA). Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam sẽ tiến hành tại thủ đô Brussels ngày 6.4.2022.

Ông Adilur Rahman Khan, Tổng thư ký FIDH, đánh giá rằng : « Những hứa hẹn của chính phủ Việt Nam tôn trọng tự do, dân chủ và nhân quyền là yếu tố chủ đạo của Hiệp ước EVFTA đã hoàn toàn mâu thuẫn với các cuộc đàn áp xã hội dân sự hiện hành. Liên Âu không thể nào khoan hồng với những hứa hẹn suông của Hà Nội và sử dụng Đối thoại Nhân quyền hay những cơ chế khác để sơn phết cho sự cải thiện nhân quyền hư ảo ».

Trong bản Báo cáo mới công bố hôm nay, FIDH và VCHR phân tích chi li cuộc đàn áp liên tục chống các xã hội dân sự. Kể từ cuộc Đối thoại Nhân quyền cuối cùng hồi tháng 2 năm 2020, một cuộc leo thang báo động về bắt bớ, xử án bất công, án tù nặng nề và đánh đập, tra tấn đối với người bảo vệ nhân quyền, bloggers, người bảo vệ môi sinh nổi danh và các thành viên xã hội dân sự tiếp diễn không ngừng.

Từ đầu tháng Giêng cho đến cuốn tháng 12 năm 2021, có ít nhất 30 người (3 phụ nữ, những người hoạt động, chống đối chính quyền, và bảo vệ nhân quyền) bị bắt. Trong cùng thời gian, 32 người (trong có 7 phụ nữ) bị kết án đến 15 năm tù.

Hầu như tất cả những người bị bắt giam tuỳ tiện hay cầm tù trong năm 2021 đều bị kết án dưới điều luật « an ninh quốc gia » của bộ Luật Hình sự, như điều117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), và 331 (lợi dụng tự do, dân chủ xâm phạm quyền lợi quốc gia). Án tù thường nặng nề và giới phụ nữ bị nặng hơn cả.

FIDH và VCHR  đặc biệt quan tâm đến những cuộc bắt bớ và kết án những người bảo vệ môi sinh vì cuộc dấn thân gây ý thức của họ về tầm mức quan trọng của EVFTA và vai trò của những tổ chức xã hội dân sự (CSOs) cho sự phát triển bền vực Việt Nam. Từ tháng 6 năm 2021, ít nhất có 4 nhà hoạt động Xanh nổi danh bị bắt giam căn cứ vào giả định « trốn thuế » (điều 200 của bộ Luật Hình sự). Những cuộc bắt bớ này báo động khuynh hướng phát khởi và đáng lo ngại nhằm sử dụng các điều luật thuế má để kết tội các nhà lãnh đạo môi sinh, và trong tầm mức rộng lớn hơn, các nhà hoạt động xã hội dân sự để bóp nghẹt không gian tự do của xã hội dân sự.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch VCHR, khẳng quyết rằng : « Cuộc tham dự của xã hội dân sự là thành tố chủ yếu của sự thực hiện EVFTA và tiêu đích đánh phá các nhà bảo vệ môi sinh của nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn nghịch lý với những cam kết của Hà Nội trong khuôn khổ EVFTA. Liên Âu cần yêu sách chính quyền Việt Nam để cho xã hội dân sự toàn quyền theo dõi và khảo chứng việc thực thi EVFTA mà không ngại bị đàn áp».

FIDH và VCHR thúc giục Liên Âu nghiêm trọng đánh giá lại Đối thoại Nhân quyền mà nhà cầm quyền Việt Nam đang lợi dụng như một chứng cớ đã thực thi các hứa hẹn nhân quyền. Trong hình thức đối thoại hiện nay, diễn tiến của nó là họp kín (cấm chỉ bàng thính), không có tiêu chí đánh giá, không có cơ chế kiểm sát và không có thủ tục theo dõi, chẳng giúp được gì cho sự thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam.

———————-
Báo chí liên lạc :
FIDH :
Ms Eva Canan (tiếng Pháp và Anh) – Tel : +336148059157 (Paris)
VCHR : Ms Penelope Faulkner (Tiếng Việt, Anh và Pháp) – Tel: +33611898681 (Paris)

This post is also available in: English French

Check Also

Chúc mừng năm mới 2024

This post is also available in: English French

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *