Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin UBBVQLNVN / Quốc hội Châu Âu ra Quyết nghị tố cáo Hà Nội đàn áp Phật giáo, nhân quyền và yêu sách trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ

Quốc hội Châu Âu ra Quyết nghị tố cáo Hà Nội đàn áp Phật giáo, nhân quyền và yêu sách trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ

Download PDF

STRASBOURG, ngày 26.11.2009 (QUÊ MẸ) – Trong mười ngày vừa qua, Phái đoàn Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam thuộc Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, và Diễn Đàn Dân chủ Á châu đã đến làm việc tại Quốc hội Châu Âu, tiếp xúc các vị Dân biểu và các chính đảng quan trọng tại Quốc hội, như Đảng Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ (S&D) ; Đảng Tự do, Dân chủ và Cải cách Âu châu (ALDE) ; Đảng Bình dân Âu châu và Dân chủ Âu châu (PPE-DE) ; Đảng Xanh và Liên minh Tự do Âu châu (Green/ALE), v.v… nhằm đưa tới một bản Quyết nghị tổng hợp đệ trình khóa khoáng đại xin thông qua theo thể lệ khẩn cấp.

Thành quả cuộc vận động là vào đúng 16 giờ 23 chiều ngày 26.11 bản Quyết nghị đã được hầu như đa số tuyệt đối thông qua ở trụ sở Strasbourg.

Quyết nghị tố cáo mạnh mẽ các vi phạm nhân quyền gần đây tại hai nước Lào và Việt Nam, đồng thời lên tiếng kêu gọi những cơ cấu hữu hiệu của Liên Âu có những điều khoản gia tăng bảo vệ nhân quyền và dân chủ trong Hiệp ước hợp tác song phương.

Về Việt Nam, Quốc hội Châu Âu phàn nàn sự kiện “nhiều tổ chức tôn giáo bị cấm chỉ, những thành viên các tôn giáo này muốn độc lập với chính quyền nên phải đối diện với sự đàn áp”, đặc biệt trong tình trạng “thiếu vắng các tổ chức nhân quyền độc lập, các nhà lãnh đạo Giáo hội phải đóng vai trò bảo vệ nhân quyền và đấu tranh cho những nguyên tắc dân chủ và đại khoan dung”. Quốc hội Châu Âu đưa ra trường hợp đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, sự giam cầm, quản chế “người ly khai nổi tiếng nhất Việt Nam” Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, lãnh đạo GHPGVNTN, trên 27 năm ròng, và gần đây cuộc trục xuất Tăng, Ni, Phật tử khỏi tu viện Bát Nhã. Đồng thời nhắc tới sự bắt bớ, giam cầm người sắc tộc, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, v.v…

Quốc hội Châu Âu lấy làm tiếc Việt Nam đã “gạt bỏ rất nhiều điều khuyến thỉnh cất lên tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (Universal Periodic Review) trước Hội đồng Nhân quyền LHQ trong hai tháng 5 và 9.2009 nhằm thăng tiến nhân quyền”. Quốc hội Châu Âu kêu gọi Việt Nam hãy tuân thủ các nghĩa vụ Quốc tế và “chấm dứt mọi vi phạm có hệ thống dân chủ và nhân quyền” : “Việt Nam sẽ làm Chủ tịch Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) năm 2010, nên phải nêu gương qua những hành xử tôn trọng nhân quyền. Chính quyền Việt Nam phải bắt đầu trả tự do cho hàng trăm người ôn hòa phê phán chính sách nhà nước, những nhà hoạt động tôn giáo độc lập, các bloggers, các nhà hoạt động dân chủ đang bị cầm tù vì tội xâm phạm an ninh quốc gia trái chống với luật pháp quốc tế chỉ vì họ biểu tỏ ôn hòa sự bất đồng chính kiến”.

Bảy yêu sách trọng yếu mà Quyết Nghị của Quốc hội Châu Âu đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội là :

“1. Khẩn khoản yêu cầu Việt Nam chấm dứt mọi hình thức đàn áp những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tôn giáo và tự do hội họp của họ, tương ứng với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến nhân quyền và Hiến pháp Việt Nam ; yêu cầu chính quyền Việt Nam tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế, bao hàm việc công nhận các cộng đồng tôn giáo và sự tự do hành hoạt tôn giáo cũng như hoàn trả mọi giáo sản thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Công giáo và mọi cộng đồng tôn giáo khác bị Nhà nước xâm chiếm tùy tiện ;

“2. Kết án cuộc trục xuất bạo động khỏi tu viện của 150 tăng, ni và coi như tình trạng ngày càng căng thẳng tiếp sau những hành động chống đối cộng đồng Phật giáo ôn hòa, là trái với sự mâu thuẫn nhạy bén đối với sự cam kết tôn trọng trên lĩnh vực quốc tế về tự do tôn giáo, đặc biệt ở trường hợp những cá nhân muốn hành xử các quyền của họ, mà chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cam kết tuân thủ như thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ và Chủ tịch tương lai của Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) ;

“3. Yêu cầu Ủy hội và Hội đồng Châu Âu, trong khuôn khổ của cuộc thương thảo hiệp ước đối tác và hợp tác mới với Việt Nam đang diễn, cho vào một điều khoản bó buộc và không nhập nhằng về nhân quyền và dân chủ, cũng như một cơ cấu để đối phó với sự bất tuân dân chủ và nhân quyền một cách quy mô ;

“4. Yêu cầu chấm đứt mọi hành vi đàn áp và sách nhiễu, các tăng, ni được quyền tu tập đạo Phật theo truyền thống thuộc cộng đồng của nhà sư Thích Nhất Hạnh ở Bát Nhã và các nơi khác ;

“5. Yêu sách trả tự do vô điều kiện cho Hòa thượng Thích Quảng Độ và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và hàng giáo phẩm ;

“6. Yêu cầu chính phủ thiết lập một ủy hội quốc gia độc lập về nhân quyền, để tiếp đón và điều tra những viện dẫn về tra tấn hay các lạm dụng quyền hành của các công viên chức, kể cả những nhân viên công an, và hứa hẹn có những biện pháp bải bỏ án tử hình ;

“7. Mời chính phủ Việt Nam, trong cương vị thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, ngỏ lời mời thường trực các Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ, đặc biệt trên lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, nạn tra tấn, những người bảo vệ nhân quyền, và bạo hành phụ nữ, cũng như Tổ Hành động chống bắt bớ trái phép của LHQ.

Nhân dịp này ông Võ Văn Ái, Chù tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kiêm Chủ tịch Diễn Đàn Dân chủ Á châu, lên tiếng tán thưởng bản Quyết nghị của Quốc hội Châu Âu, rằng : “Thông qua việc công nhận sự gia tăng đàn áp tôn giáo và nhân quyền, Quốc hội Châu Âu đã mang lại niềm hy vọng cho những ai không có tiếng nói và bị đàn áp tại Việt Nam. Bản Quyết nghị còn là lời cảnh báo mạnh mẽ gửi cho nhà cầm quyền Việt Nam biết rằng họ không thể tiếp tục đàn áp người công dân mà chẳng sợ sự trừng phạt vào lúc Việt Nam đảm lãnh những vai trò trên sân khấu toàn cầu”.

Check Also

VCHR và FIDH đệ trình báo cáo chung đến LHQ cho Kỳ Kiểm Điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam

PARIS, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (VCHR) : Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *