Home / Tài liệu / PTTPGQT : QUYẾT NGHỊ
CỦA ÐẠI HỘI VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
do Tổng vụ Văn hóa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Văn phòng II Viện Hóa Ðạo, tổ chức tại San Diego ngày 4.1.2003

PTTPGQT : QUYẾT NGHỊ
CỦA ÐẠI HỘI VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
do Tổng vụ Văn hóa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Văn phòng II Viện Hóa Ðạo, tổ chức tại San Diego ngày 4.1.2003

Download PDF

Ðông đảo chư Tôn đức Tăng Ni lãnh đạo Giáo hội, chư vị đại diện các tôn giáo, chư vị học giả, nhân sĩ, văn thi nghệ sĩ, chư vị đại diện các hội đoàn cùng chư vị Cư sĩ nam nữ thiện tri thức đã vân tập tham dự Ðại hội Văn hóa Phật giáo Việt Nam do Tổng vụ Văn hóa, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ,Văn phòng II Viện Hóa Ðạo, tổ chức tại San Diego, bang California, Hoa Kỳ, ngày 4 tháng giêng Dương lịch 2003.

Cùng với cuộc triển lãm tranh, tượng, sách, báo Phật giáo, các cuộc tham luận sôi nổi thu hút người tham dự qua ba đề tài&nbsp: Văn học Phật giáo Việt Nam, Mỹ thuật Phật giáo Việt Nam và Âm nhạc Phật giáo Việt Nam do các nhà văn hóa, học giả Phật giáo trình bày, và sau một ngày lắng nghe và sống trọn vẹn trong hùng khí của nền văn hóa Việt Nam và Phật giáo tại Ðại hội, cùng với những cuộc thảo luận trong các phiên họp Tiền Ðại Hội và Ðúc Kết của Chư vị trong Hội Ðồng Ðiều Hành của Giáo hội và Tổng vụ Văn hóa  Nay quyết nghị các điểm nhận định, hướng phát huy hoạt động theo phương thức và những đề xuất sau đây&nbsp:

I. Nhận thức rằng&nbsp:

1. Trong quá khứ lịch sử 2000 năm qua, từ cuộc xâm lăng đến từ phương Bắc rồi phương Tây, nền Văn hóa Phật giáo do tính chất trí tuệ và sự đóng góp hòa hài, hỗ tương với nền văn hóa dân tộc, nên luôn luôn bị các thế lực ngoại lai dìm đè, hãm hại, tiêu diệt, qua nỗ lực đồng hóanô dịch hóa nếp sống con người Việt vào với nền văn hóa ngoại xâm của chúng 

2. Ngày nay, mối hiểm nguy của nền văn hóa ngoại lai Mác – Lê đang hoành phá truyền thống văn minh Việt Nam, thui chột tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam 

3. Nền văn hóa ngoại lai Mác – Lê này chủ trương đấu tranh giai cấp, gây kỳ thị, chia rẽ con người và xã hội, dựng lên hai đẳng cấp thống trị và bị trị, bạn và thù xung đột cố tín trong đời sống quốc gia 

4. Bằng một chủ trương nô dịch đã thành quốc sách của Ðảng và Nhà nước như thế, chế độ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đi ngược lại nếp sống khoan hòa, tình nghĩa, nhường cơm sẻ áo và âu lo cho hạnh phúc toàn dân theo truyền thống dân tộc có tự nghìn đời.

Do đó, Ðại hội quyết tâm bảo tồn trong ý thức dung hóa, phát huy trong nỗ lực tiến bộ và sáng tạo nền Văn hóa Việt Nam và Phật giáo trong sinh hoạt cộng đồng người Việt ở hải ngoại đồng thời với cuộc giao lưu văn hóa toàn cầu 

II. Bằng những sinh hoạt văn hóa sống động và thường xuyên, giới thiệu nền Văn hóa Phật giáo cho giới trẻ trong và ngoài nước, là lớp người chịu nhiều thiệt thòi về mặt kiến thức do hậu quả chiến tranh kéo dài qua nhiều thập kỷ, rồi tiếp đến sự thống trị của một nền văn hóa phá sản ngoại lai tràn ngập xã hội Việt Nam. Nét đặc thù của nền văn hóa Phật giáo, là khai mở trí tuệ để dẹp trừ vô minh qua những chính sách ngu dân, cuồng tín, khai triển lòng từ bi để đẩy lùi mọi thiên kiến sân hận, căm thù làm chia rẽ xã hội loài người. Ðây chính là nền Văn hóa Giác ngộ mà tiền nhân đã thực chứng suốt quá trình lịch sử 2000 năm để bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội, tranh đấu cho tự do, no ấm của nhân dân và thăng tiến đời sống tâm linh con người.

III. Với nhận thức và quyết tâm trên đây, Tổng vụ Văn hóa sẽ vận dụng mọi khả năng và ý chí để thực hiện trong thời gian khả thể các đề xuất sau đây&nbsp:

1. Cổ động thiết lập một “Giải thưởng Văn hóa Phật Giáo Việt Nam”, nhằm khuyến khích và trao cho những sáng tác phẩm độc đáo của giới làm văn học, nghiên cứu văn hóa dân tộc qua các bộ môn thơ, văn, sử, triết, khảo cứu, nhạc, họa, điêu khắc không phân biệt thể tài  một “Quỹ Văn hóa” để giúp đỡ cho những Văn, Thi, Học giả, Nghệ sĩ thành danh, lão thành, nhưng nay lâm cảnh tù đày, gia cảnh túng bấn, hoặc bệnh tật ở trong hay ngoài nước, đồng thời giúp đỡ ấn hành, xuất bản những sáng tác phẩm có giá trị của họ mà vì thời cuộc đã không thể lưu hành  và tổ chức “Ngày Văn Hóa Việt Nam” để tưởng niệm các Văn, Thi hào, Học giả, Nghệ sĩ quá cố đã dày công đóng góp cho nền văn học, văn minh Việt Nam; để nói lên sự biết ơn của đàn hậu bối, đồng thời giới thiệu sinh động và cụ thể tác phẩm của họ cho thế hệ trẻ tiếp nhận thông tin và gương mẫu sáng tạo của tiền nhân 

2. Tổ chức những cuộc triển lãm về nghệ thuật Việt Nam, những cuộc thuyết trình nhằm giới thiệu văn học, văn hóa, tư tưởng Việt Nam cho Cộng đồng người Việt hiện đang bị mỏi mòn vì xa cách quê hương hay bị chìm đắm hoặc trong đời sống sinh kế hoặc vì sung túc vật chất nhưng lại thiếu thốn đời sống tinh thần, nhằm khuyến khích sự sáng tạo và hiểu biết về quê hương gấm vóc trải qua bốn nghìn năm văn hiến. Mặt khác, những cuộc triển lãm, thuyết trình này cũng nhằm giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với người bản xứ để tạo sự thông cảm và hiểu biết về Ðất Tổ của người Việt mà họ bao dung đón tiếp trên quê hương họ 

3. Tổ chức “Ðại hội Văn hóa” trong các dịp hè để tạo không khí kết đoàn, trao đổi, đối thoại và mở mang kiến thức về nền văn minh Việt Nam cho giới trẻ thuộc Gia Ðình Phật tử, giới học sinh và sinh viên, đồng lúc đào luyện nhân sự văn hóa cho cuộc sinh hoạt và phát triển văn hóa Việt Nam trong Cộng đồng người Việt ở hải ngoại 

4. Kêu gọi các Chùa viện tại hải ngoại ngoài sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo còn có thêm sinh hoạt văn hóa, như một Trung tâm Văn hóa Việt Nam theo mô thức các chùa viện thời Lý, Trần  và với sự cộng tác của quý Huynh trưởng Gia Ðình Phật tử, mở những lớp dạy Việt ngữ cho các cháu thiếu nhi, những lớp dạy văn hóa và lịch sử Việt Nam cho giới trẻ để giúp giới này gìn giữ bản sắc dân tộc trong công cuộc tiếp thu và giao lưu với các nền văn hóa thế giới, cũng như tổ chức thường xuyên những cuộc hội thảo chuyên đề về văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam làm chất liệu xúc tác cho sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng 

5. Tổng vụ Văn hóa toàn tâm hỗ trợ và góp công với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại trong nỗ lực hình thành công tác phiên dịch và ấn hành Ðại Tạng Kinh Phật giáo bằng Việt ngữ để bổ khuyết sự chậm trễ và thiếu vắng trong nền văn học Phật giáo Việt Nam so với các nước Trung quốc, Nhật bản, Ðại Hàn, v.v…

Làm tại Tu viện Pháp Vương
San Diego, ngày 8.1.2003, Phật lịch 2546
Tỳ Kheo Thích Nguyên Siêu
Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Văn hóa,
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại-Hoa Kỳ

Check Also

Thông bạch Đại lễ Vu Lan Pl. 2562 – 2018 của Viện Hoá Đạo

  PARIS, ngày 14 tháng 8 Năm 2018 (PTTPGQT) — Sau đây là Thông bạch …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *