Home / Tin tức / Báo chí quốc tế / The Nation : Thái Lan tự làm nhơ nhuốc bộ mặt nhân quyền của mình

The Nation : Thái Lan tự làm nhơ nhuốc bộ mặt nhân quyền của mình

Download PDF

 

The Nation

 

Chính phủ đột ngột ngăn cấm cuộc họp báo là không thực hiện mục tiêu của ASEAN thăng tiến cuộc thảo luận nhân quyền.

Kỷ lục nhân quyền Thái Lan sẽ bị quốc tế xem xét tỉ mỉ tuần này, bởi vì Bộ Ngoại giao vừa áp lực Câu lạc bộ Báo chí Quốc tế của Thái Lan hủy bỏ cuộc họp báo về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Sự kiện đã được tổ chức cùng với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam. Qua bao thập niên, hai tổ chức này đã theo dõi những những vi phạm nhân quyền và lạm quyền tại Việt Nam.

Đây là hành xử thất thường của Bộ Ngoại giao Thái Lan vốn đã rất nhạy cảm về tình trạng nhân quyền trong nước mình. Lần đầu tiên chính quyền liên minh do thủ tướng Abhistsit Vejjajiva lãnh đạo đã lấy một quyết định như thế. Và đây là trở lực cho việc thảo luận nhân quyền và tranh luận trong vùng.

Trên phương diện chính thức, Thái Lan nhất quán đề cao mục tiêu cao quý cho việc bảo vệ và thăng tiến nhân quyền tại nước mình cũng như trong vùng. Nhưng khi đi vào thực tế, thì ngược lại.

Hiện tại Thái Lan đang ngồi ghế Chủ tịch luân phiên Hội đồng Nhân quyền LHQ, và như thế, Thái Lan phải hành xử những chi Thái Lan rao truyền, đặc biệt tại nước mình. Đúng vậy, lẽ ra Thái Lan phải lên tiếng nhiều hơn về tình trạng nhân quyền trong các quốc gia thuộc Hiệp hội Đông Nam Á, nói chung.

Đã đến lúc chúng ta phải thẳng thắn với bè bạn trong các quốc gia ASEAN, nếu không chúng ta sẽ gây tác hại tại LHQ cũng như tại các nước trong khu vực. Với các nước ASEAN, chúng ta phải khuyến khích cuộc đối thoại thường kỳ trên lĩnh vực nhân quyền và quản lý tốt quốc gia. Thái Lan cùng với thành viên Indonesia là hai biểu tượng tốt đẹp trong vùng cần được nêu gương. Trong những năm vừa qua, hai nước chấp nhận việc mở rộng các cuộc điều tra đối với những lạm quyền và bắt đầu mở ra các cuộc thảo luận về các vi phạm nhân quyền.

Thái Lan và Indonesia đang cộng tác cần cù để chấm dứt thứ văn hóa không trừng phạt – ăn sâu thâm căn cố đế trong hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.

Điều cần nhớ, rằng các quốc gia thành viên ASEAN là những quốc gia nằm trong hệ thống LHQ và đã tham gia ký kết những công ước nhân quyền cơ bản. Các quốc gia này phải đệ trình các báo cáo thông qua cơ chế gọi là Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (UPR, Universal Periodic Review).

Vai trò thăng tiến nhân quyền trong tổ chức ASEAN của Việt Nam còn quan trọng hơn nữa, vì Việt Nam đang làm Chủ tịch luân phiên năm nay. Việt Nam cũng là nước tối huệ quốc về doanh thương và đầu tư của Hoa Kỳ, và đang tăng trưởng kinh tế quan hệ với Tây phương.

Tuy nhiên, xét từ sự đầu tư tràn ngập của Tây phương trong những năm vừa qua, thì sự tôn trọng nhân quyền không được quan tâm so với sự tăng trưởng đầu tư tại Việt Nam. Đúng vậy, một trong những tài sản đáng kể nhất của Hà Nội là sự ổn định chính trị cố hữu, và sự bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến hay những hành động có thể phá vỡ các hoạt động buôn bán. Trong nghĩa này, tỉ số hấp dẫn đầu tư của Thái Lan rất thấp, vì sự ổn định chính trị hạ tới đất sâu.

Trong những cuộc họp ASEAN gần đây, Hà Nội đã lập lại rằng mục tiêu của các quốc gia thành viên là thăng tiến và bảo vệ nhân quyền như được quy định trong Hiến chương mới của ASEAN.

Sắp tới đây, Thái Lan phải giải thích cho Việt Nam biết một cuộc họp báo trên vấn đề nhân quyền của các nước ASEAN – căn cứ theo những sự kiện rút từ các phúc trình của nhà nước và những loan tải trên báo chí – cần phải được thừa nhận.

Bangkok đã hoàn thành tốt công tác khi thuyết phục Hà Nội, điều quan trọng là sự hiện hữu của các tổ chức dân sự cơ bản của ASEAN tham gia vào tiến trình quyết đoán của ASEAN. Những nỗ lực chung như thế phải được khuyến khích và không được nhận thức như những hành động xen lấn vào nội bộ các quốc gia thành viên khác.

Các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý với nhau vào năm 2015, ASEAN trở thành cộng đồng độc đáo về kinh tế, với 600 triệu dân cùng chia sẻ các tiêu chuẩn giá trị và văn hóa, kể cả trên lĩnh vực nhân quyền và dân chủ.

Tuy nhiên, những hành động vừa qua của nhà cầm quyền Việt Nam trên lãnh thổ Thái Lan chẳng là điềm lành chút nào cho mục tiêu ấy.

Check Also

[Đài Á Châu Tự Do / RFA] VCHR tố cáo Việt Nam từ chối 50 khuyến cáo của các quốc gia về cải thiện nhân quyền

Toàn cảnh cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ diễn ra tháng 11/2018 tại …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *