Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Tin UBBVQLNVN / Báo động tình trạng sức khỏe nguy biến của Tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu tại Trại Z30A Xuân Lộc

Báo động tình trạng sức khỏe nguy biến của Tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu tại Trại Z30A Xuân Lộc

Download PDF

PARIS, ngày 26.3.2013 (UBBVQLNVN) – Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam vô cùng quan ngại cho tình trạng sức khỏe nguy ngập của tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu. Bệnh tật của ông tới thời nguy ngập tại Trại Z30A ở Xuân Lộc tỉnh Đồng nai. Dẫn theo tin người con gái ông, Nguyễn Thị Anh Thư, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển cho biết thì ông bị suy tim, máu nghẽn đường lên não, hai mắt hầu như không còn nhìn thấy.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam bình luận trường hợp này khi cập nhật hồ sơ của ông Nguyễn Hữu Cầu tại LHQ rằng : “Không thể nào chấp nhận cách đối xử vô nhân đạo với tù nhân, đặc biệt với những người lẽ ra không được giam giữ. Tôi kêu gọi các thành viên quốc gia thuộc tổ chức LHQ đừng hậu thuẫn cho ứng viên Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền LHQ năm 2014 sẽ được thông qua tại Đại hội đồng LHQ ở New York vào tháng 9 năm nay”.

Ông Nguyễn Hữu Cầu tại Trại Z30A Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai  
Ông Nguyễn Hữu Cầu tại Trại Z30A Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai
 

Ông Nguyễn Hữu Cầu năm nay 66 tuổi là một trong những người tù lâu đời nhất của hệ thống Tập trung Cải tạo ở Việt Nam. Ông đã trải qua 37 năm trong tù. Cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa ông bị bắt năm 1975 sau khi Miền Nam sụp đổ và bị giam 6 năm tại Trại Cải tạo. Năm 1982 ông bị bắt lại vì làm thơ và làm nhạc tố cáo sự lạm quyền của các cán bộ cao cấp Cộng sản ở tỉnh Kiên giang. Bị kết án tử hình, nhưng sau được giảm xuống án tù chung thân.

Ông Cầu thường bị biệt giam hay chuyển trại vì phản kháng chế độ khắc nghiệt đối với tù nhân. Ông đã viết 500 bức thư gửi nhà cầm quyền cộng sản khiếu nại cho trường hợp ông. Nhưng không bao giờ được nhà cầm quyền hồi âm. Trái lại ông không bao giờ chịu nhận tội, xin khoan hồng để được trả tự do.

Một trong 500 thư Khiếu kiện ông Nguyễn Hữu Cầu gửi nhà cầm quyền CS yêu cầu xét xử lại vụ án bất công  
Một trong 500 thư Khiếu kiện ông Nguyễn Hữu Cầu gửi nhà cầm quyền CS yêu cầu xét xử lại vụ án bất công
 

Hà Nội luôn tuyên bố với thế giới là không có tù nhân chính trị tại Việt Nam, chỉ có những người “vi phạm luật pháp” mà thôi. Thực tế là có rất nhiều tù nhân chính trị, tù nhân vì lương thức, như trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu bị giam giữ tại khu tù chính trị K2 ở Trại Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, bị giam giữ theo chế độ khắc nghiệt. Trên chén dĩa ăn uống của họ đóng dấu “CT” (Chính trị), việc thăm nuôi hay nhận quà của họ bị hạn chế so với tù thường phạm (xem chi tiết trong bản Phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam “Từ Viễn mơ đến Thực tế : Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của ASEAN” (Vietnam : from “Vision” to Facts – Human Rights in Viet Nam under Chairmanship of ASEAN) công bố tháng 9.2010, trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu được viết ở trang 29-30. Từ cuối thập niên 90, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã thiết lập hồ sơ ông Nguyễn Hữu Cầu trong danh sách các tù nhân chính trị, tù nhân vì lương thức bị bắt giam tùy tiện cung cấp cho Ủy hội Nhân quyền LHQ, nay gọi là Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Sức khỏe đa số tù nhân chính trị tại Trại Z30A rất yếu kém vì điều kiện giam cầm khắc nghiệt, thuốc men thiếu thốn. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cũng quan ngại cho tù nhân chính trị Đỗ Văn Thái, 53 tuổi, bị bệnh HIV-AIDS sau khi bó buộc phải dùng dao cạo râu chung. Nhưng ông không được cơ quan y tế trại chữa trị. Một trường hợp khác là tù nhân Nguyễn Tuấn Nam, 77 tuổi, cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân, cũng đang đau yếu trầm trọng, viêm phế quản mãn tính, đau dây thần kinh tọa, đi đứng khó khăn. Bị bắt tại Campuchia năm 1996, bị kết án 19 năm tù vì tội “đi nước ngoài chống chính quyền nhân dân” (Điều 91 của Bộ Luật Hình sự).

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cực lực tố cáo sự đối xử khắc nghiệt với tù nhân bất đồng chính kiến, tù nhân vì lương thức tại Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Quy định Tiêu chuẩn Tối thiểu của LHQ trong việc Cư xử Tù nhân, và Điều 7 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và chính trị.

Việt Nam phải trả tự do cho tất cả tù nhân bị giam cầm vì biểu tỏ ôn hòa ý kiến và tín ngưỡng họ, đồng thời cải thiện các điều kiện giam cầm cho tất cả tù nhân tại Việt Nam theo tiêu chuẩn và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên LHQ.

Check Also

VCHR và FIDH đệ trình báo cáo chung đến LHQ cho Kỳ Kiểm Điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam

PARIS, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (VCHR) : Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *