Home / Tin tức / Thông cáo báo chí / Quyền tự do biểu tình ôn hòa vẫn bị đàn áp trầm trọng tại Việt Nam

Quyền tự do biểu tình ôn hòa vẫn bị đàn áp trầm trọng tại Việt Nam

Download PDF
MÔT LỊCH SỬ ĐẦY BẢO LỰC - Đàn áp quyền tự do hội họp ở Việt Nam

PARIS, ngày 23 tháng 8 năm 2023 (VCHR) – Hôm nay, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên Đòan Quốc tế Nhân quyền (FIDH) công bố bản Việt ngữ Phúc trình Một Lịch sử đầy Bạo lực – Đàn áp quyền tự do hội họp ở Việt Nam. Phúc trình dài 58 trang, được ra mắt bằng Anh và Pháp ngữ vào cuối tháng sáu, là tài liệu tường trình cặn kẽ nhất từ trước đến giờ với hơn ba thập niên về các phong trào biểu tình nổi dậy ở Việt Nam và các hành vi đàn áp khủng khiếp mà họ đã phải đối diện. (Xin mời quý vị xem tại đây Thông cáo chung của FIDH-VCHR).

Bản Phúc trình công bố vào lúc quốc tế đang lên tiếng tố cáo mạnh mẽ những hành động phi pháp của Việt Nam, như án tử hình (vụ xử sai trái tử tù Nguyễn Văn Chưởng) ; bắt bớ tùy tiện và truy tố các nhà bảo vệ môi trường với tội danh “rốn thuế” mơ hồ (vụ Hòang Thị Minh Hồng, Đặng Đình Bách) ; tuyên án 5 năm tù giam cho người tham gia biểu tình ôn hòa Hòang Văn Vương trong một phiên xử không có luật sư bào chữa, gia đình không được thông báo.

Đầu tháng 8, trong Báo Cáo thường niên về Nhân quyền và Dân chủ trong thế giới năm 2022, Liên Minh Châu Âu kết luận Việt Nam giới hạn các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt các quyền biểu đạt và hội họp ; ban hành những luật lệ, nghị định hạn chế sinh hoạt của xã hội dân sự ; nghiêm ngặt hạn chế quyền tự do báo chí, tự do tôn giáo và quyền sở hữu đất đai. Liên Âu còn nêu điều kiện giam giữ khắc nghiệt tại Việt Nam, như tù nhân bị ngược đãi, biệt giam, chăm sóc ý tế bị từ chối, bị chuyển đi trại giam xa nhà như một biện pháp trừng phạt v.v.

Tất cả những đều này được FIDH/VCHR nêu ra trong bản Phúc trình về quyền hội họp ôn hòa. Đặc biệt điển hình về việc di chuyển tù nhân đến các trại xa nhà, VCHR đã soạn thảo một bản đồ cho thấy 10 tù nhân vì lương tâm bị giam trong các trại cách xa nhà đến 1,500 km. Bên cạnh bản đồ, Phúc trình trích dẫn lời tuyến bố trân tráo của phái đoàn Việt Nam trước Ủy ban Nhân quyền LHQ :  “Việt Nam khẳng định không có tình trạng chuyển nơi giam giữ phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam ra xa khỏi nơi cư trú hoặc gia đình phạm nhân một cách vô cớ mang tính phân biệt đối xử, hoặc với mục đích gây khó khăn cho việc gặp gỡ thân nhân, hoặc mang tính chất trừng phạt phạm nhân”.

Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam sẽ được Hội đồng Nhân Quyền LQH xem xét tại cuộc Kiểm điểm Định Kỳ Phồ quát (UPR – Universal Periodic Review) lần thứ 4 vào tháng Tư năm 2024 tại Genève. Khi đó, Việt Nam phải báo cáo cho LHQ và các nước thành viên về thành quả của chính quyền VN đã thi hành như thế nào đối với 241 khuyến cáo cải thiện nhân quyền, mà Việt Nam đã chấp nhận tại cuộc Kiểm điểm Định Kỳ Phổ quát lần thứ 3, năm 2019.

Check Also

Các nhà bảo vệ môi trường và nhân quyền ở Việt Nam đón Ngày Quốc tế Nhân quyền trong tù ngục

PARIS, ngày 10 tháng 12 năm 2023 (VCHR) – Ủy Ban Bảo vệ Quyền làm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *